16 05 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nếu chúng ta muốn tu thiện, tu bằng cách nào? Niệm A Di Đà Phật chính là tu vạn thiện, không phí công phu, không phí khí lực, không phí tiền tài, vạn thiện đều tu, không phải giả. Pháp môn này dễ dàng học, học Kinh Vô Lượng Thọ còn có một phương pháp xảo diệu, thế nhưng không thể có hoài nghi, mỗi ngày đọc kinh niệm Phật, thời gian đọc kinh không cần định biến số, định thời gian mười giờ đồng hồ, mười giờ đồng hồ đọc được bao nhiêu biến không câu nệ, dùng tâm chân thành, dùng tâm thanh tịnh, dùng tâm cung kính, mỗi ngày đọc mười giờ đồng hồ, khi mới bắt đầu đọc, đại khái đọc một biến phải hai giờ đọc tiếp ➝
14 05 2014 | Chuyện Nhân Quả, Suy Gẫm & Thực Hành |
Trí Hưng pháp sư ở Thiền Định Tự làm Duy Na kiêm việc thỉnh chuông. Có một vị quan theo vua đến Giang Đô, giữa đường bị bệnh chết. Ông thác mộng cho vợ hay:
– Tôi theo xa giá tới Bành Thành, không may bị bệnh chết, bị đọa địa ngục chịu muôn ngàn khổ sở. Vừa rồi nghe được tiếng chuông chùa Thiền Định Tự của Pháp sư Trí Hưng đã được giải thoát. Ân này khó báo, nàng hãy vì ta đem tặng ông 14 cây lụa.
Người vợ tỉnh giấc nửa tin, nửa ngờ. Đến hôm sau lại nằm mộng y hệt. Bà ta đi hỏi các thầy tướng số đọc tiếp ➝
12 05 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nhập đạo có nhiều cửa, chỉ do chí hướng của mỗi người, trọn không có một pháp nhất định. Cái nhất định phải Chí Thành và Cung Kính.
Hai sự này dẫu chư Phật tột cùng đời vị lai xuất thế cũng chẳng thể thay đổi được. Nhưng bọn phàm phu sát đất chúng ta muốn tiêu nghiệp lụy nhanh chóng, mau chứng Vô Sanh lại chẳng dốc sức nơi hai chuyện này thì ví như cây không rễ lại muốn xum xuê, chim không cánh lại muốn bay, há có được chăng?
Một pháp Niệm Phật là pháp giản dị nhất, dễ dàng nhất đọc tiếp ➝
06 05 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nếu thật sự tu, y theo kinh văn mà tiến bộ từng ngày, nâng cao từng ngày thì thật là vượt qua Phổ Hiền [Hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn (Hạnh hơn hạnh Phổ Hiền lên bờ giác)]. Phật không nói một câu giả nào, không nói một câu dối nào, từng câu từng chữ Phật dạy chúng ta đều là thật cả. Bồ tát Phổ Hiền đã tu vô lượng kiếp mới có thành quả này, nhưng bạn trong một đời thì có thể thành công. Nguyên nhân nào làm Bồ tát Phổ Hiền tự than là không sánh bằng vậy? Bồ tát Phổ Hiền trong nhiều kiếp không gặp được pháp môn này, nên phải trải qua rất nhiều gian khổ, thời gian kéo ra rất dài đọc tiếp ➝
01 05 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng ta từ trong vô lượng kiếp đã từng cúng dường vô số chư Phật Như Lai. Với thiện căn sâu dày như vậy bây giờ lại được Tam Bảo âm thầm gia trì nên mới có duyên gặp được pháp môn niệm Phật. Vì vậy chúng ta phải quý trọng cơ hội và nhân duyên này.
Bộ kinh này lưu hành còn chưa được năm mươi năm mà chúng ta lại có thể được cầm trên tay một quyển lại có thể tu hành theo quyển kinh này thì đây là thiện căn, phước đức và nhân duyên rất lớn. Vì pháp môn này “trực tiếp nhanh chóng, phương tiện rốt ráo”, còn nhanh chóng hơn cả “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa”. đọc tiếp ➝
27 04 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
“Nhân tại ái dục chi trung, độc sanh độc tử, độc khứ độc lai” (Con người sống trong ái dục, sống một mình chết một mình, đến một mình đi một mình). Lúc lâm chung ân ái biệt ly như vậy, vừa vĩnh biệt xong thay hình đổi dạng, lúc gặp lại cũng không còn nhận ra nhau. Sau khi thật sự giác ngộ thì biết rằng việc này vẫn là công dã tràng. Đời người như mộng, chẳng qua chỉ là một giấc mộng mà thôi. Chúng ta bình thường thời gian nằm mộng ngắn, còn giấc mộng này thì dài hơn một chút. Cái thân hiện tại cũng là không, không thể có mãi được. Nếu đời trước tu phước thì đời này hưởng thụ giàu sang, tức là mơ một giấc mộng đẹp; đời trước không tu phước, đời này đọc tiếp ➝
97/186Đầu«...10...969798...100...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây