Pháp Môn Tịnh Độ Khác Với Các Pháp Môn Khác Ở Điểm Nào?

Pháp Môn Tịnh Độ Khác Với Các Pháp Môn Khác Ở Điểm Nào?Mãi đến ngày hôm nay, pháp môn Thiền vẫn còn rất thịnh hành trên thế giới. Thiền độ hạng người nào? Lục Tổ Đại Sư nói rất rõ ràng trong “Đàn Kinh”: độ người căn bậc thượng thượng. Nói cách khác, người căn bậc thượng trung đều không được độ, bậc thượng trung căn trở xuống không có phần. Pháp môn Tịnh Độ là “phổ độ” [độ rộng khắp], từ căn bậc thượng thượng đến bậc hạ hạ đều được độ, đây chính là điểm khác. Chỉ cần bạn chịu tin, chịu phát nguyện, chịu thực hành thì không ai là không được độ.

Pháp môn này rộng lớn, tận hư không khắp pháp giới tất cả chúng sanh đều là đối tượng độ thoát đọc tiếp ➝

Kinh Vô Lượng Thọ Và Pháp Môn Phù Hợp Nhất Cho Thời Đại Ngày Nay

Kinh Vô Lượng Thọ Và Pháp Môn Phù Hợp Nhất Cho Thời Đại Ngày NayBộ kinh này quả thật không giống với các kinh điển khác. Các kinh điển khác, Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ giảng một lần trong đời vì thế khi kinh điển được kết tập thì chỉ có một bản. Duy có bộ kinh này là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nhiều lần nên khi kinh điển được kết tập thì có nhiều bản gốc khác nhau. Khi truyền đến Trung Quốc thì có 12 lần phiên dịch. Từ điểm này chứng minh tính quan trọng của pháp môn niệm Phật. Nếu không rất quan trọng, khi ấy Phật giảng một lần trên đời, không thể giảng lại lần thứ hai. đọc tiếp ➝

Câu Chuyện Chuyển Đoản Mệnh Thành Thọ Mệnh Của Pháp Sư Tịnh Không

Câu Chuyện Chuyển Đoản Mệnh Thành Thọ Mệnh Của Pháp Sư Tịnh KhôngNgười trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy. Tại sao tôi có cảm xúc sâu nặng đến như vậy? Cha của tôi lúc còn sống rất thích đi săn bắn, cho nên nghiệp sát rất nặng. Vì khi đó chưa tiếp xúc với Phật pháp, tôi theo cha ngày ngày đi săn, ngày ngày sát sinh, không có ngày nào mà không sát sinh, tôi làm hết ba năm.

Khi xưa có thầy bói toán nói với cha tôi rằng cha tôi có thể không qua khỏi bốn mươi lăm tuổi (45 tuổi). đọc tiếp ➝

Tu Hành Nhưng Không Chịu Thiệt Về Phần Mình Sẽ Vẫn Mãi Làm Phàm Phu

Tu Hành Nhưng Không Chịu Thiệt Về Phần Mình Sẽ Vẫn Mãi Làm Phàm PhuCác vị muốn học Phật, nhất định phải phát bồ đề tâm. Đối nhân xử thế, tiếp xúc với các vật (việc) phải dùng tâm chân thành. Người khác đối xử với ta bằng ý ác, lừa dối ta, ta vẫn phải dùng thành tâm đối xử với họ. Vậy thì ta chẳng phải là đã chịu thua thiệt rồi sao? Không sai. Bạn không chịu thua thiệt, không chịu bị lừa phỉnh thì bạn sẽ mãi làm phàm phu. Nếu bạn muốn làm Phật, làm Bồ Tát thì phải cam tâm tình nguyện bị thua thiệt, bị lừa phỉnh. Bạn phải hiểu rằng, thời gian bạn chịu thua thiệt, lừa phỉnh rất ngắn ngủi, quá lắm chẳng qua là chỉ một đời này mấy mươi năm mà thôi. đọc tiếp ➝

Muốn Độ Hết Thảy Thân Bằng Quyến Thuộc Hiện Tại & Quá Vãng Hãy Nên Về Tây Phương Cực Lạc

Muốn Độ Hết Thảy Thân Bằng Quyến Thuộc Hiện Tại & Quá Vãng Hãy Nên Về Tây Phương Cực LạcSanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới là chúng ta được vô lượng thọ, tuổi thọ ngang bằng với A Di Đà Phật. Thọ mạng dài không cách nào tính đếm được; máy tính hiện đại nhất trên thế giới hiện nay cũng không tính ra. Đây là từ “vĩnh sanh” (sống mãi) mà trong các tôn giáo khác thường nói. Vĩnh sanh thật sự, trên Trời còn chưa được, tuổi thọ chỉ dài hơn một tí so với người thế gian mà thôi. Tuổi thọ của “cõi Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng” là bát vạn đại kiếp, vẫn còn là một con số nhất định. Duy chỉ có Tây Phương Cực Lạc thế giới là thật sự vô lượng thọ. Vì vậy, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới tức là đọc tiếp ➝

Chúng Ta Nguyện Sanh Về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Để Làm Gì?

Chúng Ta Nguyện Sanh Về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Để Làm Gì?Tây Phương Cực Lạc thế giới là trường học, là đạo tràng. Sự nghiệp của Phật là dạy học, sự nghiệp của đại chúng là cầu học. Phật dạy chúng ta niệm Phật, cầu vãng sanh là để đến đó làm học sinh, ngày ngày lên lớp. Với thọ mạng dài vô lượng kiếp tiếp nhận sự chỉ dạy của Phật Đà, đâu có lý nào không thành Phật? Quyết định sẽ thành tựu.

Tây Phương Cực Lạc thế giới là trường học, vãng sanh đến nơi đó không vì việc khác mà là để du học, trau dồi trí tuệ đức năng của mình cho viên mãn, sau đó quay về giúp đỡ những chúng sanh bị khổ nạn. đọc tiếp ➝