L à người học Phật chúng ta phải lấy chuyện giải thoát sanh tử luân hồi làm đại sự, tất cả mọi điều khác trên thế gian đều là thứ yếu. Trên con đường học đạo, tìm được đúng pháp môn hợp với căn cơ của mình rất quan trọng, nhưng điều tối quan trọng hơn cả là chọn pháp môn hợp với thời cơ. Ví như người vận y phục phải phù hợp theo mùa: mùa đông mặc áo bông, mùa hạ mặc áo vải. Nếu có một bộ y phục đẹp và vừa ý với mình nhưng mặc không đúng mùa thì cũng trở nên vô dụng. Trong kinh Đại Tập nói rằng thời Chánh Pháp (gồm 1.000 năm từ lúc Phật thành đạo) tu Giới Luật được thành tựu; thời Tượng Pháp (1.000 năm kế tiếp) tu Thiền Quán được thành tựu; thời Mạt Pháp (10.000 năm tiếp theo) tu Tịnh Độ được thành tựu. Hiện nay Phật lịch của chúng ta là năm 2554 (2010 DL) tức là chúng ta đang ở vào thời kỳ Mạt Pháp. Cho nên nếu người tu Phật thời nay muốn thành tựu lý tưởng giải thoát thì nên tu theo pháp môn Tịnh Độ (hay còn gọi là Niệm Phật).
Đã là một Phật tử tức là con Phật, chúng ta không thể không vâng theo lời dạy của đấng cha lành là đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Chúng sanh thời xưa nhờ có phước báu nhiều nên mới có thể gặp được Phật và các bậc chứng đạo A La Hán, Bồ Tát để tu hành sớm ngày chứng quả. Thời nay do cách xa thời của Phật quá nhiều, phước báu của chúng sanh rất ít nhưng trái lại nghiệp chướng quá sâu dày. Nếu tu theo các pháp môn khác khó bề thành tựu cũng như khó tìm được người chứng quả để học đạo. Vì đã biết trước điều ấy nên đức Phật Thích Ca mới từ bi thương xót chỉ bày chúng ta tu theo pháp Niệm Phật (hay còn gọi là pháp môn Tịnh Độ). Tu theo pháp môn này được thành tựu vào thời bây giờ vì nhờ vào nguyện lực của một vị Phật, hiện ngài chưa nhập diệt và vẫn còn đang nói pháp tại cõi Tây Phương Cực Lạc, cách thế giới Ta Bà chúng ta 10 muôn ức cõi Phật. Thuở lâu xa trước khi ngài thành Phật, tiền thân của ngài là tỳ kheo Pháp Tạng đã có lời thệ nguyện cứu độ chúng sanh như sau:
Vị tỳ kheo ấy nay đã thành Phật được 10 kiếp hiệu là A Di Đà. Nếu ai TIN nghe theo lời trên, một lòng NGUYỆN được sanh về Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà sau khi mãn thân người, từ giờ cho đến ngày cuối đời chuyên TRÌ NIỆM danh hiệu A Di Đà Phật thì chắc chắn sẽ được vãng sanh (vãng sanh là khi lâm chung được Phật cùng Thánh chúng đến tiếp dẫn về cõi Phật.) Đó chính là pháp tu Tịnh Độ.
Người tu theo các pháp môn khác để giải thoát sanh tử phải dùng tự lực của mình để đoạn hết các Kiến – Tư phiền não nên phải mất vô lượng kiếp mới thành tựu. Ví như đức Phật Thích Ca tu hành tại thế gian Ta Bà này đã mất 3 đại a tăng kỳ (tức 3 giai đoạn vô lượng kiếp không thể tính kể ra số được) mới thành Phật. Thế nhưng nếu chúng ta nương vào nguyện lực của Phật A Di Đà, không cần phải đoạn hết các phiền não và quyết tu cho được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, nơi ấy tuổi thọ của chúng sanh dài vô hạn cũng như được gần gũi với Phật và các vị bồ tát để học đạo thì chúng ta sẽ sớm ngày thành đạo quả. Như vậy Tịnh Độ pháp môn chỉ cần một đời hiện tại là chúng ta có thể thành công. Tu như thế được gọi là vừa có tự lực vừa có tha lực (tự nổ lực niệm Phật và tha lực tiếp dẫn vãng sanh của Phật). Người tu theo các pháp môn khác gọi là tự lực (tự mình tu cho đến khi phiền não dứt sạch và chứng được một trong bốn quả vị Thanh Văn mới có thể tự giải thoát khỏi vòng luân hồi).
Để giúp cho các bạn đang cầu đạo tìm đúng hướng đi trên con đường giải thoát cũng như hợp với căn cơ của người bận rộn thời nay, Đường Về Cõi Tịnh được mở ra với mong ước các bạn có thêm sự tham khảo cần thiết cho việc tự học tự tu. Các tài liệu hầu hết được chúng tôi thu thập từ các chư cổ đức đã đi trước và các vị tổ sư Tịnh Độ qua các bài viết và lời giảng từ xưa đến nay.
Nếu như việc làm này có chút công đức nào, chúng tôi xin thành tâm hồi hướng tất cả cho chúng sanh thập phương thế giới, nguyện cùng kết pháp duyên, đồng sanh Tây Phương đồng thành Phật đạo.
Cao Nguyên Tình Xanh Washington
17 tháng 8 năm Canh Dần 2010
BBT Đường Về Cõi Tịnh
Bậc thối chuyển có phải là Bồ Tát không? Phát tâm vô thượng Bồ Đề chỉ cần nói là: Con xin phát nguyện sớm ngày thành Phật. chỉ thế thôi có được không
A Di Đà Phật, chào liên hữu Anh Tuấn
Khi phát đại tâm niệm A Di Đà Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực lạc, về đó thành Bồ Tát bất thối chuyển có nghĩa là không còn bị lui sụt, chỉ có tu lên cao hơn chứ không còn bị thối lùi lại vĩnh viễn thoát khỏi lục đạo luân hồi nên gọi là bất thối chuyển.
Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề hay còn gọi là phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề nghĩa là phát tâm trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh. Nếu có người hỏi tôi còn là phàm phu, còn phiền não, tu yếu kém, chưa biết nhiều giáo lý Phật Pháp, chưa đủ khả năng phát tâm Vô Thượng Bồ Đề? Đừng nghĩ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề là chỉ để cho hàng Đại Bồ Tát làm. Bất cứ chúng sanh nào, không luận là Phàm hay Thánh đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề được.
Trong Kinh Bi Hoa có kể tiền thân Phật Thích Ca, lúc còn làm phàm phu đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Nhờ Nhân phát tâm Vô Thượng Bồ Đề lúc trước, sau này Phật Thích Ca thành Phật là Quả. Mình phải gieo Nhân thành Phật trước đã, còn làm được chuyện trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh ngay ở cuộc đời này hay không,thì không ảnh hưởng gì cả, nếu mình không làm được ở hiện tại, thì mình sẽ làm ở tương lai. Bây giờ mình có Thiện Căn Phước Đức quá lớn được làm người và biết Phật Pháp, thì mình nên bắt lấy duyên lành này để Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề, để gieo Nhân (chủng tử) thành Phật trước. Mình phải gieo Cực Thiện Nghiệp cho mình trước đã. Còn những người mà có tâm Từ Bi thì càng nên phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.
Những người tu theo pháp môn Tịnh Độ, ngoài Tín, Nguyện, Hạnh. Nếu có thêm phát tâm Vô Thượng Bồ Đề thì làm cho sự tu hành của mình càng tăng tiến và dễ vãng sanh Cực Lạc, cho nên trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phẩm 24 “Ba bậc vãng sanh” Phật đã dạy: thượng, trung, hạ đều có phát tâm Vô Thượng Bồ Đề và chuyên niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật.
Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, liên hữu có thể tìm quyển Niệm Phật Sám Pháp của HT Thích Thiền Tâm ở Phẩm thứ hai: http://www.tangthuphathoc.net/samphap/niemphatsamphap.htm
Chúc liên hữu tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn phát nguyện sớm ngày thành Phật mà không thực tiễn cái nguyện đó thì nguyện đó trống không, chỉ là thành Phật trên danh tự còn trên thực tế thì vẫn muôn kiếp ko ra khỏi sanh tử luân hồi, thậm chí đời sau muốn có được thân Người cũng chưa nắm chắc! Vì sao thế? Không làm được Ngũ Giới, Thập Thiện thì làm sao có được thân Người?
Muốn làm Phật thì tâm phải như tâm Phật, Nguyện phải nguyện như Phật, Hạnh phải hạnh như Phật. Nói cách khác, tâm của bạn, cách nghĩ, cách làm của bạn cùng với Phật là một, không hai. Cái nhân chính để thành Phật là Tâm Bình Đẳng, Tâm Chân Thành, Tâm Thanh Tịnh, Tâm Chánh Giác, Tâm Từ Bi.
Còn trên sự hành trì thì bạn phải làm được: Nhìn Thấu, Buông Xả, Tự Tại, Tùy Duyên và niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc.
Vậy thì đời này cái Nguyện sớm ngày thành Phật của bạn liền được thực tiễn, liền có đại lợi ích cho cả chính bạn và những chúng sanh có duyên với bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào liên hữu Timlaiphattanh. Cảm ơn vì lời khuyên dạy của liên hữu. Thưa liên hữu Timlaiphattanh xin liên hữu giải thích Bích chi Phật nghĩa là gì? và thanh văn nghĩa là gì?
A Di Đà Phật, liên hữu thân mến!
Bích chi Phật có nghĩa là Độc giác Phật và Duyên giác Phật. Vị Bích chi Phật sinh ra rời nhằm lúc không có Phật, không thầy dạy bảo, tự mình tu tập giác ngộ rồi nhập Niết bàn, nên gọi là Độc giác. Nhờ quán sát về thập nhị nhân duyên, giác ngộ lý duyên sinh của vạn pháp mà thành tựu giải thoát nên gọi là Duyên giác.
Một vị Bích chi Phật sau khi giác ngộ rồi nhập Niết bàn thì không gọi là Bồ tát. Tuy nhiên, nếu vị Bích chi ấy phát tâm Vô thượng Bồ đề, nguyện hoá độ chúng sanh thì được gọi là Bồ tát. Theo Niết Bàn kinh, vị Bích chi Phật phát tâm Vô thượng Bồ đề, trải qua mười ngàn kiếp sẽ thành Phật, Như Lai, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Vị Thánh A la hán cũng là bậc giác ngộ, giải thoát nhưng khác với vị Bích chi Phật ở chỗ là các vị A la hán tu tập theo sự hướng dẫn trực tiếp của Phật hoặc theo giáo pháp Phật truyền dạy.
Hòa Thượng Tuyên Hóa giải thích về Tăng chúng Thanh Văn như sau:
Hàng Thanh-Văn gồm có bốn quả vị là Sơ-quả, Nhị-quả, Tam-quả và Tứ-quả. Từ bốn quả vị này lại phân ra Hướng Sơ-quả (chưa chính thức chứng đắc Sơ-quả), Sơ-quả, Hướng Nhị-quả, Nhị-quả, Hướng Tam-quả, Tam-quả, Hướng Tứ-quả, và Tứ-quả. Chữ “hướng” này tức là “hồi tiểu, hướng đại”; nghĩa là quay về cái nhỏ để rồi hướng tới cái lớn, hướng đến quả vị cao hơn.
Bậc Thanh-văn còn được gọi là A-la-hán hay La-hán. Các Ngài đều có thể bay đi, biến hóa, và đều có thần thông. Bậc thánh nhân đã chứng quả thì không hề nói năng một cách tùy tiện, như: “Người kia đã chứng quả vị” hoặc “Tôi là một vị A-la-hán.” Các ngài không thể nào làm như vậy được!
Khi bậc thánh nhân đã chứng quả bước đi, bàn chân các ngài không hề chạm mặt đất. Thoạt trông, thì thấy như bàn chân các ngài đang dẫm trên mặt đất vậy, nhưng thật ra các ngài đang bước đi trên không! Giày của các ngài không hề đụng mặt đất, cũng không chạm vào đất cát; ngay cả lúc bước đi trong vũng bùn, giày của các ngài vẫn khô ráo, sạch sẽ.
Bậc Thanh-văn ở hàng Sơ-quả cần phải cắt đứt kiến-hoặc; ở hàng Nhị-quả thì phải cắt đứt sáu phần tư-hoăc đầu tiên của cõi Dục-giới; ở hàng Tam-quả thì phải cắt đứt ra ba phẩm tư-hoặc sau cùng của cõi Dục-giới; và ở hàng Tứ-quả thì phải cắt đứt trần-sa hoặc (những “mối” hoặc nhiều như cát bụi).
Về vô-minh, thì các ngài chỉ mới trừ được một chút mà thôi, chứ không phải toàn thể. Một khi vô-minh hoàn toàn bị quét sạch, thì các ngài sẽ thành Phật. Ngay cả các bậc Đẳng Giác Bồ-tát cũng vậy , các ngài ấy vẫn còn một phần Sanh-tướng Vô-minh chưa phá xong, và vì thế mà vẫn chưa thể thành Phật được.
Bất luận nữ nam (Không kể nam, nữ). Cả nam lẫn nữ đều có thể chứng được quả vị, trở thành những bậc Thanh-văn, những bậc A-la-hán. Như thân mẫu của ngài Cưu-La-Ma-Thập chẳng hạn, bà là bậc thánh nhân đã chứng được Tam-quả.
A Di Đà Phật, tìm hiểu nhiều là tốt nhưng quan trọng nhất vẫn là thực hành. Nếu không thực hành thì giống như ngồi đếm tiền cho người ta mà túi mình thì rỗng. Chỉ cần lão lão thật thật niệm A Di Đà Phật cầu vãng sanh Tây Phương thành Bồ tát bất thối chuyển, về đó vô lượng pháp môn tha hồ mà học rồi tu cho đến thành Phật, sau đó độ được vô lượng vô biên chúng sanh thì còn gì bằng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Chào liên hữu Timlaiphattanh
Tôi muốn Đức PHật A Di Đà báo ngày vãng sanh thì cần niệm Phật bao lâu mới biết được? Tôi thì đã niệm Phật được 3 ngày rồi.
Vậy bất cứ chúng sanh nào mà cứ sanh về Cực Lạc đều chứng Bồ Tát Bất Thối CHuyển có đúng không? Vậy tôi xin nghe lời của liên hữu mà thực hành.
Chào liên hữu Timlaiphattanh
Tôi muốn hỏi cứ niệm Phật thì khi về Tây Phương Cực Lạc thì chứng Bồ Tát bất thối chuyển hay phải phát tâm vô thuợng Bồ Đề, ngày đêm nhớ về cõi nuớc cực lạc mới thành Bồ tát bất thối chuyển. Mà Bồ Tát bất thối chuyển là đã chứng quả Bồ Tát hay chứng quả gì?
A Di Đà Phật, chào liên hữu Anh Tuấn
Bất thối chuyển nghĩa là những công đức thiện căn mình tu tập ngày càng tăng tấn, chẳng hề lui sụt, mất đi. Bất thối chuyển gọi tắt là bất thối, gọi theo tiếng Phạn là ‘a bệ bạt trí’.
Bạn Tin Phật, phát Nguyện sau khi bỏ báo thân này được Phật tiếp dẫn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, và chuyên tâm tinh tấn chuyên trì danh hiệu Phật không gián đoạn thì khi thọ mạng hết liền được A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, còn niệm đến nghiệp tiêu sạch không còn chướng ngại thì tự tại bỏ thân mà đi, muốn đi giờ nào thì đi giờ đó. Hễ vãng sanh thì có thể được bất thối chuyển. Tu các pháp môn khác đều không được an toàn lắm, vì không có bảo hiểm (tu pháp môn này thì có bảo hiểm tức dựa vào tha lực là bổn nguyện của Phật A Di Đà). Giống như trì chú, trì được mấy năm, cảm thấy không có thành tựu gì rồi thôi không trì nữa; đó là thối lui đấy. Hoặc giả bạn niệm Phật đã mấy năm, cảm thấy không có tiến bộ chi, lại lui sụt đi. Hoặc giả đời này không lui sụt mà đời sau lại lui sụt. Ðời này rất tinh tấn niệm kinh, trì chú, nhưng chưa thành công, đến đời sau lại không tinh tấn mà bỏ xuôi đi. Tại sao thế? – Bởi vì “La-hán còn có mờ mịt khi trụ thai, Bồ-tát còn có mê khi cách ấm”, đừng nói chi đến phàm phu. La-hán một khi trụ thai cũng có thể quên mất thần thông đã có. Bồ-tát một khi đầu thai cũng còn bị mê đi, nếu gặp được thiện tri thức chỉ điểm cho phương pháp tu hành bèn có thể khai ngộ; nếu không gặp được thiện tri thức chỉ điểm cho, thì đời này sẽ bị lui sụt, đời sau càng lui sụt thêm nữa, sẽ không dễ gì lại phát được tâm Bồ-đề. Nhưng nếu vãng sanh về thế giới Cực-Lạc phương Tây thì không còn bị lui sụt nữa, chỉ có một mực tiến tới thôi, có thể đến được bốn thứ bất thối: Vị bất thối, Hạnh bất thối, Niệm bất thối và Cứu cánh bất thối.
1. Vị Bất thối: Khi sanh về thế giới ở Cực lạc sẽ chứng được quả vị Phật. Nếu sanh về nước kia, sẽ hóa sanh trong hoa sen; khi hoa sen ấy nở sẽ thấy Phật, nghe pháp, chứng nhập Vô Sanh pháp nhẫn, không còn bị đọa lạc nữa.
2. Hạnh bất thối: Có một số người đời này tu hành tinh tấn, đời sau lại biếng nhác, đó là tu hành không có tâm trường viễn. Nhưng sanh về thế giới Cực Lạc thì sẽ không có biếng trễ nữa, mà chỉ có tinh tấn dõng mãnh tiến lên mà thôi.
3. Niệm bất thối: Ví như người tu hành ở thế giới Ta Bà, hôm nay nghĩ đến việc tu hành đã qua phát sanh niệm tinh tấn, tinh tấn được một thời gian cảm thấy khổ cực quá, chẳng bằng nghỉ ngơi cho được thoải mái, rồi không tinh tấn nữa mà nảy sanh ý niệm lười biếng. Hạnh dầu không thối, nhưng niệm đã thối rồi. Ở trong quá trình mấy mươi năm ngắn ngủi này, tâm biếng lười nhiều hơn tâm tinh tấn, niệm làm sao không thối chuyển được? Khi sanh về thế giới Cực Lạc, ở đó ngày đêm sáu thời đều nghe thuyết pháp thì không thể nào có ý niệm thối thất tâm Bồ-đề được.
4. Cứu cánh bất thối: Khi sanh về thế giới Cực Lạc được hóa sanh trong hoa sen, thì bất cứ lúc nào, cũng không thể lui sụt được. Không lui sụt là không lui rớt về địa vị phàm phu hoặc quả vị Tam thừa.
Cho nên đời này có được thân người, lại nghe được Phật pháp, đặc biệt là pháp môn niệm Phật, bạn có thể tin theo và thực hành tức là bạn có thiện căn phước đức nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp. Đây trong kinh gọi là “Trăm ngàn muôn ức kiếp khó gặp”. Xin hãy biết trân trọng cơ hội này để cùng nhau đồng sanh Cực lạc, đồng kiến Di Đà, đồng ngộ vô sanh, đồng thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Kính gửi thầy! cho con xin phép hỏi muốn niệm kinh cầu sức khoẻ cho ba mẹ , gia đình thì phải niệm kinh gì ạ , con gây ra nhiều lỗi lầm giờ đã biết sai và hối hận con muốn sám hối những gì con đã gây ra nhưng không biết phải niệm như thế nào mong thầy giúp đỡ. con cám ơn thầy
A Di Đà Phật, chào Ngọc Bội
Trên trang duongvecoitinh phần đông là Cư sĩ niệm Phật cầu sanh Cực lạc theo phương pháp giảng dạy của Đại Sư Ấn Quang, Pháp Sư Tịnh Không…đều không phải là Quý Thầy nên các bạn cứ xưng hô như các đồng tu với nhau cho thân thiện.
Bạn đã gây ra lỗi lầm khiến cho cha mẹ buồn phiền và giờ tự tâm bạn có lòng thành sám hối nghĩa là tâm bắt đầu hướng thiện, muốn sửa đổi lỗi lầm xưa thì bạn hãy thay đổi cách sống, cố gắng mang lại niềm vui cho cha mẹ. Bạn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với cha mẹ là tâm hiếu, tâm này dễ tương ưng với Chư Phật, Bồ tát. Bạn tùy duyên mà làm nhiều điều thiện lành, tâm nghĩ thiện, nói lời thiện rồi đem công đức lành này hồi hướng cho cha mẹ được mạnh khỏe và biết Phật pháp, thương cha mẹ thì bạn cố gắng tìm cách hướng cha mẹ niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực lạc thế giới (lựa lúc cha mẹ vui), tương lai cả gia đình cùng hội ngộ tại Cực lạc vĩnh sanh thế có phải là vui nhất không?
Chúc bạn an lạc
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
chào liên hữu Timlaiphattanh
thiện tri thức là gì?
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, chào bạn Anh Tuấn
Thiện tri thức là một thuật ngữ Phật giáo, là người chân chính ngay thẳng, có đức hạnh, có khả năng giáo hóa, dẫn dắt người khác theo chánh đạo. Trên từ chư Phật, Bồ tát cho đến trời, người bất luận là ai, nếu người ấy có khả năng dẫn dắt chúng sanh bỏ ác làm lành, hướng về Phật đạo đều gọi là thiện tri thức. Lấy ví dụ như Hòa Thượng Tịnh Không hiện giờ là bậc Thiện tri thức tốt nhất ở thế gian.
Kinh Pháp Hoa nói rằng: ”Gặp thiện tri thức là nhân duyên lớn, nhờ sự dẫn dắt của thiện tri thức được thấy Phật”. Chúng ta vì nghiệp chướng sâu nặng nên sinh vào thời đại mạt pháp này. Phật pháp đã quá suy vi, tà sư nói Pháp vô số như cát sông Hằng, người học pháp tà không kể xiết. Nếu trong nhân duyên ngàn năm khó gặp này, chúng ta được gặp được một vị thiện tri thức chân thật. Mỗi người trong chúng ta phải nên hết lòng thờ phụng và dốc tâm hộ trì. Khiêm tốn thọ giáo và nên quý tiếc nhân duyên khó gặp này để khỏi cô phụ cơ hội ngàn năm khó gặp. Gặp được thiện tri thức là có nhân duyên lớn, chúng ta mới có dịp chuyển mê thành ngộ, cải tà về chánh, gạn đục thành trong, mục tiêu giải thoát rốt ráo được nhanh chóng.
Vài chia sẻ cùng bạn, chúc bạn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Chào liên hữu Timlaiphattanh
Cảm ơn liên hữu nói rõ. Hôm qua tôi vừa thấy có người nói niệm Nam Mô A Mi Đà Phật mới đúng hay niệm Nam Mô A Di Đà Phật mới đúng xin liên hữu chỉ giáo.
A Di Đà Phật, bạn Anh Tuấn thân mến
Câu hỏi này của bạn đã từng có người hỏi Hòa Thượng Tịnh Không rồi. Niệm 6 chữ cũng tốt mà niệm 4 chữ cũng tốt, tùy theo bạn cảm thấy âm từ nào thích hợp với bản thân bạn mà thôi. Nam Mô A Di Đà Phật cũng tốt, Nam Mô A Mi Đà Phật cũng tốt, A Di Đà Phật cũng tốt mà A Mi Đà Phật cũng tốt.
Còn đây là phần trả lời của HT Tịnh Không trích trong Hoa Nghiêm Áo Chỉ tập 48:
“Có người hỏi tôi: “Thưa pháp sư! Có người niệm A Di Đà Phật, có người niệm A Mi Đà Phật, rốt cuộc cái nào là đúng?”
Chỉ cần trong lòng bạn nghĩ chính xác đều đúng, đây là Phật pháp thù thắng! Cho nên, Phật pháp trọng thực chất không trọng hình thức, trong lòng chân thật có, A Di Đà Phật, A Mi Đà Phật đều như nhau, chỉ cần trong lòng bạn thật có, nhất là bạn sợ phát ra cái âm sai đi, e rằng tương lai có sai lầm. Vậy bạn nghĩ đến “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”, đây là trên kinh Vô Lượng Thọ nói, trong tâm thanh tịnh – bình đẳng – giác, ta niệm A Di Đà Phật được, đúng rồi, niệm A Mi Đà Phật cũng đúng, ta niệm bốn chữ đúng, niệm sáu chữ cũng đúng, không nên ở nơi chỗ này mà so đo. Tổng nguyên tắc chính là “Tâm tịnh, thời Cõi Phật tịnh”.
Vậy là liên hữu có thể yên tâm rồi nhé, cứ chân thành mà niệm Phật. Ngoài đời sống đối đãi người tiếp vật cũng dùng tâm chân thành cho dù họ đối xử mình thế nào, mọi thứ đều có nhân quả. Tập làm người hiền vậy, người hiền thiện mà niệm Phật mau vãng sanh lắm. Cho nên khi nào vãng sanh thì phụ thuộc vào tâm bạn tu hành thanh tịnh được bao nhiêu, cũng là do chính mình hết sức nỗ lực, tinh tấn mà thôi.
Chúc bạn tinh tấn, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Chào liên hữu Timlaiphattanh: “…Không chấp sáu thức là ngã…” nghĩa là gì?
A Di Đà Phật chào bạn Anh Tuấn,
Câu hỏi của bạn dường như có liên quan nhiều đến Duy Thức Học, và cũng chưa được rõ ràng cho lắm phiền bạn kiểm tra lại dùm nhé.
Vấn đề bạn hỏi theo kiến thức sơ học của TLPT được biết sáu thức sinh ra do sáu căn tiếp xúc với sáu trần có công năng phân biệt và ghi nhớ.
– Sáu căn đó là: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý.
– Sáu trần là: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.
Tiếp xúc nhau sinh ra Sáu thức là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý thức.
Mắt thấy hình sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm mùi vị, thân tiếp xúc cảm giác mềm cứng và “pháp” là đối tượng của ý căn.
Sáu căn là công cụ của sáu thức. Sáng tạo ra hành vi thiện ác lại do tác dụng của 6 căn. Người ta sở dĩ quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử là do 6 căn không được thanh tịnh. Mọi tội ác làm ra từ thời vô thủy đến nay, đều do 6 căn tạo ra. Như, con mắt tham sắc, tai tham âm thanh, mũi tham hương, lưỡi tham vị, thân căn tham tiếp xúc với cái êm dịu và ý căn tham cảnh vui. Đã có tham thì có sân. Tham và sân là do phiền não, vô minh mà có. Hợp cả ba loại thành tham, sân, si, ba món độc kết hợp nhau, ác nhiều thiện ít, khiến cho càng xa vời ngày thoát ly sinh tử.
Công phu tu trì đạo giải thoát khỏi sinh tử không ở ngoài ba môn học : “giới, định, tuệ”. Nhưng, gốc chủ yếu của trí tuệ là giới và định. Do đó, công phu nhập môn phải bắt đầu từ thân và tâm, tu thân và tu tâm. Loại bỏ hết niệm ác gọi là tu tâm. Công phu chủ yếu tu tâm là tập thiền định. Loại bỏ mọi hành vi bất thiện gọi là tu thân; công phu tu thân chủ yếu là giữ giới. Mục đích giữ giới là hộ trì các căn, không để cho các chuyện xấu, lọt qua các căn, vào tới nội tâm, gieo rắc hạt giống sinh tử luân hồi.
Nếu 6 căn không bị 6 trần chi phối, mê hoặc thì 6 căn được giải thoát, được tự do. Sáu căn được tự do thì có thể được sử dụng thay thế nhau không khó, không có giới hạn. Đó là sáu căn thanh tịnh.
Nói rõ ràng hơn, 6 căn thanh tịnh không có nghĩa là không còn có 6 căn, mà có nghĩa là các quan năng sinh lý của chúng ta không còn chuyển theo cảnh hư huyễn của 6 trần nữa, không còn bị ngoại trần làm cho nhiễm ô nữa – Một kết quả không thể tự nhiên nhàn hạ mà có được.
Sáu thức phát động sáu căn tiếp xúc với 6 trần, 6 trần phản ánh trong 6 căn và được 6 thức phân biệt, ghi nhớ lưu lại. Rồi lại từ trong cái “kho” ghi nhớ, bảo lưu ấy hiển hiện ra, phát động 6 căn tiếp xúc lại với 6 trần, chấp thủ sáu trần. Đó chính là nguyên do của cuộc vận động sinh tử luân hồi. Mục đích của tu tập 6 căn thanh tịnh là để đoạn tuyệt và siêu việt lên trên dòng chảy sinh tử luân hồi.
Do vậy mà trong kinh Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương mới dạy chúng ta cách niệm Phật như sau: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, nhập tam ma địa”, có nghĩa là “Niệm Phật thâu nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, nhập vào chánh định”.
Đó là một số ít ỏi những gì TLPT biết được xin chia sẻ cùng bạn, cao hơn nữa thì không biết rồi. TLPT cũng đang là người tu học như bạn, chuyên tu niệm Phật cầu vãng sanh, vẫn còn rất kém cõi và nông cạn. Kiến thức Phật pháp rất nhiều, ý thâm sâu như biển cả nên những gì trong quá trình tu học TLPT biết được những gì xin chia sẻ cùng các bạn đồng tu, những gì chưa biết thì xin nghiêng mình học hỏi các bậc Thiện Tri Thức khác. Mong được các đồng tu chỉ bảo thêm.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
A Di Đà Phật
Bạn Anh Tuấn có thể làm ơn giải nghĩa cho Trung Đạo biết NGÃ là gì không?
Cảm ơn bạn!
TĐ
Con xin chào quý Thầy.
Con xin hỏi một việc như sau. Tuổi con là Mậu Thìn tức sinh năm 1988, năm nay 27 tuổi. Cuộc sống con trải qua rất nhiều mệt mỏi về chuyện tình cảm, trái ngang và lận đận.
Thưa Thầy, cách đây 4 năm, con đi về Đà nẵng rồi đến chùa Linh Ứng (thuộc Bãi Bụt – Đà Nẵng. Lúc đi trên đường đèo dừng lại nghỉ, một bên là núi, một bên là biển, con đã nhìn thấy có rất nhiều chiếc thuyền có dãy chữ hán trên buồm hiện trên bầu trời phía biển. Con đi cùng bạn con (cùng tuổi), sau đó lại thấy xuất hiện 2 con rồng (con và bạn con đều tuổi rồng) hiện lên rõ ràng, sắc nét, 3 phút sau con nhìn thấy rõ ràng Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát hiện ra. Lúc ấy con không nói gì với bạn con vì quá bối rối, nhưng bạn con cũng bật lên là mẹ Quan Âm hiện.
Phật Quan Âm đứng rõ trên đài sen, đằng sau có hào quang chiếu, chúng con không tưởng tượng vì hình ảnh rất rõ ràng, chứ không phải do ảo tưởng, 2 phút sau mẹ Quan Âm hút dần, hình ảnh nhỏ dần nhỏ dần như đi về phía xa rồi biến mất. Chúng con vẫn lên chùa thắp nhang rồi lại về. Khi quay về con đã thấy các vị thần tiên trên trời, 3 ông Phước Lộc Thọ, Phật Di Lặc…Mọi thứ rõ như đang xem phim Tây Du Ký, các vị thần tiên cưỡi trên mây đi, chỉ mình con thấy chứ bạn con lần này không thấy.
Một năm sau con lại về Đà Nẵng, con lại lên chùa Linh Ứng thắp nhang. Lần này con đi vào buổi trưa, cũng trên đoạn đèo con từng thấy mẹ Quan Âm hiện hình, lần này xe máy đang leo đèo. Nhìn từ xa con thấy một khúc gỗ rất to lớn, màu đen bóng nằm chắn ngang đường, thầm nghĩ là cây gỗ lim ở đâu mà nằm giữa đường chắn xe thế này. Đi đến một đoạn gần con mới biết đó là phần đuôi của một con rắn, hoặc trăn hay thuồng luồng gì đó. Vì phần đầu con vật ấy đã ngóc xuống biển, phần đuôi đang trườn xuống dần. Nó rất to, to như cột trụ trong mấy ngôi chùa, đen bóng. Con hốt hoảng bỏ tay lái, bỏ xe tại chỗ chạy, khoảng 20 giây sau con vật đó cũng trườn xong xuống biển, định thần được một hồi con nhìn đồng hồ thì lúc đó đúng 12h trưa. Lần này con cũng đi với người bạn của con như lần trước.
Thưa Thầy, câu chuyện đã qua mấy năm nhưng con vẫn còn trăn trở mãi, cuộc sống con gặp nhiều điều đắng lòng, đôi khi thầm nghĩ không biết là con có duyên đi tu hay không nên mới xui khiến đời con gặp nhiều nước mắt.
Về bản thân, giác quan thứ 6 của con rất chuẩn, con có khả năng nhìn mọi vật chuẩn bị xảy ra cho những người xung quanh, nôm na là coi bói, chỉ nhìn rồi phán chứ không xem bài hay xem tay. Mọi thứ rất đúng, con lo sợ nên đã niệm cho con đừng có khả năng đó nữa, nay khả năng đó đã bớt đi ít nhiều. Con có niềm tin vào đức Phật, không biết con nên làm gì cho đúng? Và những điều kỳ lạ con đã gặp ở trên có nghĩa là gì.
Mong Thầy giải đáp cho con. Con xin cám ơn.
Nam mô A Di Đà Phật.
Kính bạch Thầy,
Con có đươc biết là trong phòng vãng sanh của Đạo Tràng của Thầy niệm Phật liên tục cho người sắp mất. Điều này thật là quý hóa quá. Con có người Dì rất muốn được về đạo tràng của Thầy tu tập và đươc hộ niệm khi sắp lâm chung.
Con có hỏi thăm các vị tu tập trên Đạo Tràng, và con đươc nghe kể lại là, các vị hộ niệm trong vãng sanh đường chỉ chuyên niệm phật, chứ không có khai thị. Theo con được biết HT. Tịnh Không, Ngài Lý Bỉnh Nam, cũng như thông qua lời giảng của Thầy là, cần phải khai thị cho người sắp mất, cũng như điều giải oan gia trái chủ.
Con xin mạn phép, có thể nào Thầy từ bi hướng dẫn cho các vị hộ niệm trong vãng sanh đường biết được tông chỉ hộ niệm của Thầy, cũng như những bậc trưởng thượng mà Thầy nương theo, mà giúp cho các vị hấp hối thêm phần lợi lạc hơn.
Con xin thành kính đảnh lễ tri ân Thầy đã từ bi tạo cơ duyên và điều kiện cho tứ chúng quy tụ về tu học để cùng nhau vãng sanh về Cực Lạc.
Con Nguyễn Dũng đảnh lễ.
Con trai bị bệnh, kính nhờ Thầy chỉ cách.
Kính bạch Thầy.
Con của con 3 tuổi, hiện cháu có biểu hiện rất khác thường, cháu có những lúc không phải là chính mình, con cảm tưởng như có vong nào nhập vào, vì trước đó 4 năm vợ chồng con có bị hư 1 cháu khoảng 3-4 tháng thai nhi. Cứ mỗi lần như vậỵ cháu không biết làm chủ bản thân, sau khoảng ít phút, cháu nói tiếng “cái mũi ” là về bình thường, kính nhờ Thầy chỉ cách tụng niệm kinh, chú cho con giup cháu. Kính cám ơn Thầy.
Xin chào bạn
Lúc trước VT có tình cờ xem được quyển Âm Luật Vô Tình, (Địa Ngục Du Ký mới nhất, gần đây nhất của Thượng Quan Ngọc Hoa gọi tắt là A Ngọc) sau đó copy về để ở đây. Trong đó bắt đầu từ phần số 17 sẽ nói về báo ứng phá thai & trẻ con thành thác oan khóc và 18:hồn trẻ tố cáo cũng như 23:phương pháp bù đắp tội phá thai.
Dựa theo đó mà phân tích thì “vong nhập vào” mà bạn nói có thể là vong hồn của thai nhi (hồn trẻ lúc trước) theo báo oán. Cũng tùy theo lúc trước thai nhi vô tình bị hư hay bị cố ý phá thai mà sẽ có những oán thù sâu hay cạn. Phật dạy trong kinh Pháp Cú:” Hận thù diệt hận thù, là điều không thể có. Từ bi diệt hận thù, là định luật thiên thu“. Chính vì thế cho nên điều cần làm để bạn hóa giải oán cũ thù xưa chính là thành tâm sám hối, chân thành sám hối.
Bước kế tiếp của thành tâm sám hối (chân thành sám hối) chính là làm các công đức (thiện nghiệp) để hồi hướng cho chư vị oan gia trái chủ (hồn trẻ nhập vào). Theo như sự hướng dẫn ở phần 23:phương pháp bù đắp tội phá thai thì nên phóng sanh và tụng kinh Địa Tạng 49 lần. Tuy nhiên bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì :”Niệm một câu Phật, phước tăng vô kể, lể một lể Phật, tội diệt hà sa“, cho nên nếu không có thời gian và điều kiện để tụng kinh Địa Tạng thì có thể thay thế bằng việc lể Phật và niệm Phật rồi nguyện mang công đức ấy chân thành mà hồi hướng đến các chư vị oan gia trái chủ.
Nếu như bạn không biết phải sám hối như thế nào thì có thể xem trong bài Văn Phát Nguyện Sám Hối rồi sau đó tìm Cách Giải Trừ Oán Thù Của Oan Gia Trái Chủ.
Nói tóm lại, bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì nên biết rằng Gặp Được Kinh Vô Lượng Thọ & Pháp Môn Niệm Phật Là Người Đã Cúng Dường Vô Số Chư Phật Quá Khứ. Chính vì thế cho nên Chuyện Niệm Phật Giải Oán Kết Vong Hồn Theo Quấy Phá chỉ là chuyện nhỏ (như con thỏ). Chuyện lớn, chuyện chính, quan hệ trọng đại chính là Người Niệm Phật Không Mong Cầu Phước Báu Thế Gian mà Người Niệm Phật Chỉ Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc để cuối cùng được Vãng Sanh Tây Phương mà thôi.
VT không phải thầy gì cả, cũng chỉ là một người bạn đồng tu, xin mạn phép được gửi đến bạn đôi lời chi sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
a di đà phật. con là người mới tu pháp môn niệm phật. vậy cho con hỏi:khi ta niệm phật cho các con vật nghe như:lợn, cá, gà, vịt,…(niệm khoảng 10 tiếng hoặc có thể hơn) như vậy thì chúng có được siêu sinh, hoặc thoát khỏi thân súc sinh, làm người hoặc lên trời hưởng phúc dược hay không. a di dà phật. con xin cảm ơn.
Đức Phật có dạy rằng:“Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra”. Không thực hành Bát Chánh đạo, liệu có thoát khỏi luân hồi khổ đau được không? “Nếu ai tin tưởng và một lòng nguyện thoát ly sanh tử luân hồi, chí tâm niệm hồng danh A Di Đà Phật đến cuối đời sẽ được Tây Phương Tam Thánh hiện thân đến tiếp dẫn vãng sanh”?.Cho mình hỏi vãng sanh ở đây đã phải là vô sanh chưa? đã ra khỏi luân hồi sinh tử chưa?
Xin chào Mai Trang,
Đức Phật có dạy rằng:“Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra”.
Lời Phật thì xưa nay không hề sai chỉ là chúng ta hiểu lầm mà thôi. Tứ Thánh Đế còn gọi là Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo). Nếu bạn chịu khó tìm hiểu kỹ hơn thì sẽ thấy hành giả tu Tịnh Độ vốn dĩ đã đặt nền tảng trên Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo rồi.
i) Sơ lược về tứ diệu đế:
1. Khổ: Hành giả tu Tịnh Độ dỉ nhiên là cũng biết đời là bể khổ, có 8 thứ khổ (sanh, lão, bệnh, tử, oán thù gặp gỡ, ân ái chia lìa, mong cầu không toại ý, năm ấm xí thạnh).
2. Tập: Hành giả tu Tịnh Độ dỉ nhiên là cũng cần phải diệt trừ tham, sân, si, mạn, nghi…
3. Diệt: Hành giả tu Tịnh Độ tuy không mong cầu chứng đắc các quả vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán nhưng khi vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì sẽ ở vào hàng thất địa bồ tát cho nên mới gọi đây chính là con đường tắt.
4. Đạo: Điều này bạn có thể tham khảo thêm ở bài Niệm Phật Hiểu Theo 37 Phẩm Trợ Đạo.
ii) Sơ lược về Bát Chánh Đạo:
1. Chánh kiến: Hành giả tu Tịnh Độ đang từng bước tu học theo chương trình giảng dạy của HT Tịnh Không, dần dần sẽ có được chánh kiến tuy không nhiều nhưng khi về Tây Phương Cực Lạc sẽ tiếp tục mở mang thêm.
2. Chánh tư duy: Hành giả tu Tịnh Độ sẽ có suy nghĩ chơn chánh, những suy tư không vướng mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phưong tiện để cứu giúp chúng sanh trong tam giới ra khỏi sanh tử luân hồi.
3. Chánh ngữ: Hành giả tu Tịnh Độ thì như HT Tịnh Không dạy phải tu 5 giới 10 thiện (thập thiện nghiệp) cho nên sẽ không dám nói lời vọng ngữ, ác ngữ…
4. Chánh nghiệp: đối với hành giả tu Tịnh Độ thì chánh nghiệp tức là Tịnh Nghiệp, nương nơi Tịnh Nghiệp mà sanh về Tịnh Độ vậy.
5. Chánh mạng: Chánh mệnh là cái thân mạng trường tồn mãi mãi không bị hư hoại bởi thời gian và không gian. Người niệm Phật luôn xem câu Phật hiệu như là bổn mạng, nguyên thần. Khi về Tây Phương Cực Lạc thì sẽ được hóa sanh nơi hoa sen nên không còn sanh tử, vô thường nữa.
6. Chánh tinh tấn: Người niệm Phật giữ niệm niệm nối nhau, không hề rời bỏ hay xao lãng chính là chánh tinh tấn.
7. Chánh niệm: Chánh niệm là niệm chân chánh, chỉ một niệm này mà thôi, không xen các tạp niệm, chánh niệm của người niệm Phật tức là niệm Phật hay câu lục tự hồng danh (Nam Mô A Di Đà Phật).
8. Chánh định: Là cái định trường tồn mãi mãi không bị bất kì hoàn cảnh nào làm thay đổi nó được…cho nên người niệm Phật đạt niệm Phật thành khối, bất niệm tự niệm hay nhất tâm bất loạn không phải chánh định thì là gì?
Vãng Sanh Tây Phương tức là đã thoát vòng sanh tử luân hồi, lìa khổ được vui, gần gũi Phật Bồ Tát và sẽ bất thối chuyển cho đến ngày thành Phật. Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé. Có sơ sót gì, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ các liên hữu khác.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính gửi thầy và các đồng tu,ba mẹ con thờ Phật nhưng con ít đi chùa, đa phần là vào chùa thắp nhang cầu xin.con năm nay 23 tuoi,tình cờ con xem trên mạng thầy Giác Nhàn giảng đạo,con rất thích,lùc đó trong tâm con mới biết Phật pháp thực sự,con mở nghe hẳng ngày,va nghe kinh vô lượng thọ Thầy Thích Trí Thoát tụng,con chỉ nghe trên mạng,chú chưa đọc bao giờ.khi con nghe và thấy hòa thương Diệu Liên(Đài Loan)trên mạng tụng kinh, tự nhiên trong người con cảm xúc,nước mắt rơi không ngừng.Con đi chùa để tìm hiểu sâu hơn về Tịnh độ nhưng ở chùa chỉ đọc kinh Pháp hoa,con vẫn hoan hỷ tụng nhưng trong lòng thì không an lạc,mẹ con nói đến chùa thầy đọc kinh gì mình đọc kinh đó nhưng con muốn theo thầy Giác Nhàn chỉ tụng 1 bộ KINH vÔ LƯỢNG tHỌ,vì con biết mình không tinh tấn để theo thiền độ.mong thầy và quý vị đồng tu chi cho con biết ở chùa nào gần nhà tu theo tịnh độ và suy nghĩ của con như vậy có sai không.con muốn co người dìu dắt và quy y nhưng con như bơi và không biết đường đi…A Di ĐÀ Phật
A Di Đà Phật – Xin chào bạn:
Bạn có căn lành và nhân duyên rất lớn với pháp môn niệm Phật cho nên bạn mới có tâm ưa thích và mong muốn chuyên tụng một bộ Kinh Vô Lượng Thọ. Suy nghĩ chuyên tu, chuyên tụng một bộ Kinh Vô Lượng Thọ là hoàn toàn đúng đắn, là hợp với bổn nguyện của A Di Đà Phật và Đức Phật Thích Ca, chính là bạn đang nghe theo lời Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ là: “Thành Kính Chuyên Tu”. Còn việc có được chùa nào gần nhà tu theo Tịnh Độ thì cũng không phải là điều trọng yếu, nếu có thì càng tốt, còn nếu chưa có thì bạn ở nhà một mình mỗi ngày đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ và niệm Phật là tốt rồi.
TT xin giới thiệu cho bạn một vị Thầy có thể dìu dắt bạn trên bước đường tu học trong pháp môn Tịnh Độ: Đó chính là Hòa Thượng Tịnh Không. Mời bạn xem qua đoạn video giới thiệu về Ngài:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/03/cuoc-doi-phap-su-tinh-khong/
và các bài giảng của Ngài tại: http://tinhkhongphapngu.net/
Nếu bạn thật sự chuyên cần nghe theo lời giảng của HT Tịnh Không và thực hành theo thì bạn sẽ biết “bơi” và “đi đúng đường”, chẳng sợ lạc lối nữa.
Chúc bạn sớm có được sự an lạc và niềm vui chân thật trong việc tu tập và thực hành theo lời Phật dạy từ trong Kinh Vô Lượng Thọ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính gửi các Thầy, cho con được hỏi điều này.
Con có đọc được trên DuongVeCOiTinh về vấn đề mê tín dị đoan,xem bói toán để biết trước vận mệnh của mình là trái với Luật Nhân Quả, không đúng với quan niệm Phật Pháp.
Và hiện tại con đang đọc cuốn Địa ngục Du Ký, con đọc tới Hồi Dạo Địa Ngục Ong Độc, thì có đoạn Tế Phật dạy bảo người đời: “Khuyên các nhà tướng số trên thế gian học đạo tu thân dùng chân lý chỉ rõ bến mê cho người, giải quyết nghi nan cho đời thì ắt công đức vô lượng. Ngược lại, nếu nói bậy để móc hầu bao của người thì không đáng gọi là thầy tướng, địa ngục ắt có chỗ dành sẵn cho”.
Như vậy thì thế nào thưa các Thầy, con thật sự thấy mơ hồ, chưa thông được. Mong các thầy giải đáp dùm con. Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật – Chào bạn:
Việc được biết trước số mạng của mình cũng là…tùy duyên, cho nên Viên Liễu Phàm – ông cũng biết trước vận mạng của ông:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/08/phim-cau-chuyen-so-menh-lieu-pham-tu-huan/
Và sau đó ông được gặp Vân Cốc Thiền Sư, ông liền học được phương pháp chuyển đổi vận mệnh của chính mình. Bạn xem phim trên thì bạn sẽ rõ tất cả.
Còn việc khuyên các nhà tướng số học đạo tu thân dùng chân lý chỉ rõ bến mê cho người là đúng lắm:
Vì ai cũng có một nghề nghiệp, xem tướng số cũng là một nghề nghiệp, ở đây Tế Phật dạy rõ là người xem tướng số thì phải HỌC ĐẠO TU THÂN. Con người mà chịu làm như vậy thì gọi là người có đạo đức, là người thiện – Khi đó thì dùng kỹ năng xem tướng của mình mà giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ, dùng chân lý tức dùng Phật pháp, dùng Nhân Quả để chỉ rõ bến mê tức là cái tâm mê muội của chúng sanh khi đi xem tướng số, chỉ tham cầu cái này cái kia mà chẳng cần biết đến Nhân đến Quả, chẳng hiểu rõ là muốn được quả tốt tức phải trồng nhân tốt, muốn sống an lành tức phải lìa ác niệm, ác khẩu, ác hạnh. Nay có duyên đến xem số, tức người thầy tướng số có tâm Phật, hiểu rõ Phật pháp và nhân quả cùng pháp thế gian là xem bói đoán mạng, vận dụng phương tiện khéo léo khuyên họ tin tưởng nhân quả, đoạn ác làm lành, tích công lũy đức,….Thầy tướng số làm được như vậy thì công đức là vô lượng. Còn nếu như vì danh vì lợi mà làm nghề tướng số để lợi dụng sự si mê của chúng sanh mà làm giàu, mà trục lợi thì đọa địa ngục.
Đó là nói về phía người thầy xem tướng số. Lại nói về phía người Phật tử: Nếu là người Phật tử chân chánh thì ko nên có ý đi xem bói, xem tướng. Làm như vậy là hủy báng hình ảnh của người Phật Tử, tự mình giảm phước, tổn thọ, nghiệp nhân này cũng là tạo tội trong ba đường ác rồi. Vì sao? Đã là người Phật tử, tức phải tin lời Phật dạy, tin nơi đạo lý làm lành được phước, nhân nào quả ấy, nhân quả lại thông cả 3 đời. Đã tin lời Phật, tin sâu nhân quả thì cần gì phải đi xem bói đoán mạng? Chẳng phải là mình tự quay lưng ko tin lời Phật hay sao? Người ngoài nhìn thấy mình là Phật tử mà đi xem bói họ sẽ nghĩ gì về đạo Phật? Về hình ảnh của người Phật tử? Họ nói Phật pháp ko đáng tin, Phật pháp là mê tín, rốt cuộc là họ thấy mình đi xem bói nên có cái nhìn ác cảm về đạo Phật như vậy đó…Nếu sau đó họ lại đem chuyện của mình ra để phỉ báng Phật pháp thì tội lỗi của mình cũng ko hề nhỏ đâu, thường thì địa ngục mình cũng có phần rồi.
Còn nếu do mình ko có ý đi xem bói mà hữu duyên gặp 1 vị nào đó gặp mình nói cho mình biết vận mạng của mình thì mình ko có tội gì hết, vì do mình ko có tâm chủ động muốn biết mà nay tình cờ gặp được thì họ nói cho mình nghe. Vậy thì được, ko sao hết. Nghe rồi thì cũng dạ dạ vâng vâng, “A Di Đà Phật” thôi. Niệm A Di Đà Phật chân thành thì mạng xấu cũng chuyển thành mạng tốt, mạng tốt thì lại càng tốt hơn. Cho nên niệm “A Di Đà Phật” với tâm thành kính là phương pháp hiệu quả nhất để chuyển đổi vận mạng, chuyển phàm thành Thánh vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Da. Nam Mô A Di Đà Phật! Con đã hiểu rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin các Cư sĩ và Quý liên hữu cho hỏi, mùa hè này, nhà thờ ở tầng 3 có treo ảnh Phật A Di Đà của em vào buổi tối còn rất nóng nên em định niệm ở tầng 2 (mát hơn vì có điều hoà) và vẫn có ảnh Phật A Di Đà thì có được không?
Em xin cảm ơn!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật, Kiên Trung thân mến
Thông thường Phật tử chúng ta nhà có thờ Phật thì sẽ chọn nơi cao nhất, trang nghiêm thanh tịnh nhất để thờ. Và phòng thờ nếu có thể phục vụ tốt cho việc tu học thì nên trang bị thêm quạt, máy lạnh nếu đủ điều kiện. Chúng ta tôn thờ Phật là vì Ngài là bậc đại đạo sư mô phạm cho chúng ta, hàng ngày lên nhìn ngắm Thầy, ngưỡng mộ Thầy và cố gắng học tập tốt những gì Thầy dạy. Trường hợp của bạn xin có ý kiến những cách sau:
1. Trang bị quạt trong phòng thờ hoặc nếu như gắn thêm được máy lạnh nữa thì quá tốt.
2. Không nên để hình thờ Phật trong phòng ăn hay phòng sinh họat, phòng ngủ dễ mang tội khinh nhờn, bất kính.
3. Nếu tầng 2 của bạn có chỗ trang nghiêm thì phía trên chỗ phòng thờ không nên ăn uống ngủ nghỉ ở tầng 3.
Góp ý bạn vậy thôi chứ nếu thật lòng tu học thì không nên dịch chuyển hình tượng Phật đi nơi khác khi thời tiết có chút thay đổi. Chúng ta có thể nhờ sự hỗ trợ phương tiện để nơi tu học của mình được cố định sẽ hay hơn.
Vài chia sẻ, hi vọng bạn có đầy đủ tín tâm, phương tiện để tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Xin hoan hỷ về phúc đáp nhanh của Đạo hữu TLPT. Nhưng cho mình hỏi thêm: tầng 2 nhà mình là phòng làm việc có treo ảnh Phật A Di Đà ở hướng Tây và nằm ngay dưới nhà thờ ở tầng 3 thì có được không vậy?
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật – Chào bạn:
Theo thiển ý của TT thì được, chỉ cần trước khi tụng niệm mình dọn dep đồ đạc ngăn nắp, trang phục sạch sẽ, kín đáo, trang nghiêm thì tốt rồi. Quý nhất chính là ở tâm Chân Thành và Cung Kính.
Và bạn cũng nên tránh để máy lạnh thổi hơi lạnh trực tiếp vào người, rất là ko tốt cho sức khỏe về lâu về dài.
Sau này khi niệm Phật vững vàng rồi thì mình tự nhiên sẽ có thể niệm ở lầu 3 ngay trong khi trời oi bức và ko có máy lạnh. Nóng cũng niệm được, lạnh cũng niệm được, trong lúc hoàn cảnh tu tập sung túc cũng niệm được, cho đến thiệt là nghèo phải ngủ vỉa hè đi ăn xin cũng vẫn là A Di Đà Phật không gián đoạn.
Người niệm được như vậy thì có chút công phu rồi. Giờ anh em mình tu sướng quá, nhà cao cửa rộng mà so với người xưa nghèo khổ hơn mà họ tu niệm Phật thành công rất nhiều…Hi vọng ai ai cũng cố gắng, ai ai cũng được thành tựu như người xưa vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật. Con là người mới tu pháp môn niệm phật. Vậy cho con hỏi: khi ta niệm phật cho các con vật nghe như: lợn, cá, gà, vịt,…(niệm khoảng 10 tiếng hoặc có thể hơn) như vậy thì chúng có được siêu sinh, hoặc thoát khỏi thân súc sinh, làm người hoặc lên trời hưởng phúc được hay không?
A di dà phật, con xin cảm ơn.
A Di Đà Phật – Xin chào 2 bạn Ngọc Tân và Hưng
Như bạn cũng biết là chỉ có những “chúng sanh” nào trong những đời quá khứ về trước đã tích lũy nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên thì đời này mới có cơ hội gặp được và tin được pháp môn niệm Phật. Chúng sanh ở đây bao gồm tất cả 6 đường (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Atula, người, trời). Chính vì thế cho nên có người không gặp được hoặc gặp mà không tin. Tuy nhiên cũng có những chúng sanh thuộc hàng súc sanh (cầm thú) nhưng khi nhân duyên hội đủ thì sẽ gặp được, tin được và cuối cùng được vãng sanh, điển hình là các tấm gương như:
1:Gà Vãng Sanh
2:Chuột Vãng Sanh
3:Trâu Và Két Vãng Sanh Lưu Xá Lợi
Tuy nhiên không phải con vật nào mình niệm Phật cho chúng nghe thì tất cả đều được vãng sanh 100%. Bởi vì tùy theo “chúng sanh” đó có “lãnh hội” được hay không, cũng còn tùy thuộc vào thiện căn, phước đức, nhân duyên từ đời trước của chúng có hội đủ hay không. Cũng không phải vì vậy mà chúng ta không chịu dạy cho chúng niệm Phật. Có nhiều người cứ nghĩ súc sanh không nghe được, không hiểu được nên không chịu dạy cho chúng niệm Phật là một điều đáng buồn. Khi xưa chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên cũng hộ niệm cho đàn heo, chị không hề nghĩ là chúng được vãng sanh nhưng không ngờ cuối cùng thì những con heo mà chị đã hộ niệm trong giờ phút lâm chung cuối cùng đã vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc trước chị. Sau này chúng trở thành bồ tát trở lại báo trước cho chị biết ngày giờ vãng sanh và còn theo Đức Từ Phụ A Di Đà để đón chị “về nhà”. Thật là bất khả tư nghì.
Nếu như chúng không được vãng sanh thì ít ra mình cũng đã gieo duyên cho chúng (gieo chủng tử A Di Đà Phật vào tâm thức của chúng) đến một lúc nào đó, khi thiện căn tăng trưởng, phước báo tròn đầy, nhân duyên hội tụ thì chúng sẽ nhớ lại câu Phật hiệu sau đó niệm Phật vãng sanh, chuyển dữ hóa lành, hóa hung thành kiết như là câu chuyện Niệm Phật Cứu Được Thân Nhân Ở Địa Ngục.
Hy vọng rằng những “con vật” mà bạn dạy cho chúng niệm Phật sau này tất cả đều được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Mai này khi về Tây Phương Cực Lạc rồi thì sẽ gặp lại, lúc ấy sẽ nhớ lại chuyện xưa, biết đâu chừng trong quá khứ về trước cũng đã từng là ông bà cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái với mình chứ không ai xa lạ cả.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật Ngọc Tân thân mến,
Bạn thật có thiện căn mới vào học Phật đã gặp ngay pháp môn thù thắng rồi. Bạn niệm Phật khai thị và trợ niệm cho các con vật được vài tiếng đồng hồ là quá tốt rồi, huống chi có thể 10 đến hơn nữa, thật là từ bi vô cùng. TLPT xin tán thán bạn. Việc chúng có được siêu sinh hay không thì phải xem căn lành thiện duyên của chúng tiếp nhận tới đâu, tuy nhiên nếu chưa vãng sanh thì chúng vẫn có được rất nhiều lợi ích. Chỉ cần hạt giống Phật gieo vào ruộng tâm thức của chúng sẽ không bao giờ mất đi, khi đầy đủ nhân duyên thì quả báo chín muồi, chúng lại có cơ duyên tiếp xúc Phật pháp, lại được tu hành giải thoát. Công đức này rất lớn.
Chúc bạn tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Con theo đạo phật đã 3 năm nhưng con chưa thể truyền đạt giáo lí cho mọi người hiểu được. Con cũng muốn giảng giải cho bố mẹ con được rõ nhưng con không thể nói được, vậy con phải làm sao?
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật chào bạn Diệu Phương,
Việc khuyến cho mẹ hay người thân hiểu về Phật pháp – đây là một tâm niệm thiện, rất tốt nhưng thật không dễ dàng gì đâu bạn. Thật sự họ cũng phải có thiện căn, phước đức đầy đủ và khi duyên chín muồi thì bạn nói họ mới nghe và tin hiểu. Còn không thì kết quả sẽ ngược lại, tạo nên sự thất bại cho mình (dẫn đến phiền não) hoặc không tin thì đâm ra phỉ báng thì không nên. Cho nên hễ dủ duyên lành thì khuyên, không đủ thì thôi, đừng phan duyên sẽ không tốt.
Bạn học Phật thấy hay và có lợi lạc nên muốn khuyên người thân thì trước hết trong nhà bạn phải làm một tấm gương tốt (trong kinh dạy là Lý, mình phải đem lời giáo huấn áp dụng vào thực tế cuộc sống là Sự), học lý thuyết phải có thực hành mới được nếu làm không được e rằng chỉ là lời nói suông, lý sự phải viên dung. Phật dạy trong kinh rằng khi mình đối người tiếp vật thì dùng tâm chân thành đối đãi, “giữ gìn khẩu nghiệp, không nói lỗi người; giữ gìn thân nghiệp, không mất oai nghi; giữ gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm”. Mình làm được nhiều chừng nào thì tốt cho mình chừng nấy, giúp mình xả bỏ từ từ cái “ngã” (cái “ta”) và “ngã sở” (cái “của ta”), niệm niệm vì lợi ích của tất cả mọi người.
Lúc nào mình cũng hoan hỷ ‘A Di Đà Phật’, luôn nghĩ và giúp đỡ người khác. Khi người thân bạn nhận ra sự thay đổi này tự nhiên họ thấy bạn tốt quá, từ khi học Phật bạn đã trở thành một người mới, một người luôn đem lại lợi ích cho mọi người và được yêu mến. Họ cảm kích bạn và học hỏi. Đó là bạn đem thân ra làm “mô phạm”, gọi là “thân giáo”. Lúc đó không cần bạn khuyên họ, tự động họ sẽ tìm cách học Phật để được tốt đến thế. Bạn xem đó có phải là cách hay không nào?
Chúc bạn tinh tấn, an lạc, có thể đem “thân giáo” ra mà khuyến tấn mọi người thân trong nhà học Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Xin cảm ơn Đạo hữu Tịnh Thái!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Gần đây tôi có duyên với Phật pháp nên hay nghe kinh, giảng pháp, Khuyên người niệm Phật…bằng điện thoại, đài có thẻ nhớ, iPad…khi ở nhà và tranh thủ làm việc nhà. Nhưng từ trước đến giờ tôi có thói quen cởi trần, mặc quần đùi khi ở nhà. Vậy các Liên hữu cho hỏi như vậy có mang lỗi bất kính không?
Tôi xin cảm ơn!
A Di Đà Phật Trần Hùng thân mến,
Bạn có duyên lành được nghe kinh, nghe giảng pháp, nghe niệm Phật thì rất là quý, bạn nên làm thường xuyên không gián đoạn nhé, chắc chắn sẽ có nhiều lợi ich. Tuy nhiên, mỗi khi nghe những bài giảng Phật pháp cũng giống như mình đối trước Ngài uống được những giọt “pháp nhũ”, tâm sinh cung kính.
Dù rằng mình nói hình thức không quan trọng miễn sao tâm mình kính là được. Tuy là nói vậy chứ nếu thật sự trong tâm mình cung kính thì tự nhiên mình sẽ chú trọng bên ngoài sao cho trang nghiêm. Cũng giống như khi bạn tới nhà chơi, ta đang mặc đồ ngủ thì phải đi thay đồ khác lịch sự để tiếp đãi bạn. Chỉ là bạn mà ta còn làm thế huống chi trong Phật pháp.
Đại Sư Ấn Quang từng dạy chúng ta “Một phần cung kính sẽ được một phần lợi ích, mười phần cung kính sẽ được mười phần lợi ích”. Bạn sinh tâm cung kính bao nhiêu thì bạn nhận được lợi ích bấy nhiêu, trong thế gian còn có lợi ích huống chi xuất thế gian.
Tuy nhiên để tùy duyên theo hoàn cảnh thì khi ở nhà để cho thoáng mát, bạn có thể chọn những trang phục dài nhưng vải mỏng mát một chút cho tiện, hoặc mặc quần đùi nhưng khoác một cái áo thun vào thì cũng dễ dàng hơn phải không bạn?
Phước duyên được nghe pháp hàng ngày, nghe niệm Phật rất là quý không dễ gì có được, mong bạn cố giữ gìn.
Chúc bạn tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Con là người muốn xuất gia từ lâu nhưng vì con thương mẹ không kiếm đủ tiền cho em con đi học nên con không biết phải làm sao. Có nhiều lần con đọc kinh ở trên giường ngủ, như vậy có thể coi là có tội không ạ! Xin thầy hãy cho con lời khuyên. A Di Đà Phật
Theo mình góp ý thì mang tội bất kính với phật đó
VT cho DA hỏi về việc nếu như mình thấy người nhà phiền não bởi bên ngoài mà mình nói với họ, khuyên họ hạn chế mang phiền não vào tâm thì chính mình cũng bị phiền não đúng không, làm sao để khắc phục điều này
Xin cảm ơn VT
A Di Đà Phật – Xin chào Diệu Âm
Khi tu rồi thì mình phải biết biến phiền não thành bồ đề. (Giống như khi phát tâm đi phóng sanh thì mình sẽ phải chịu hy sinh công sức, tiền của và bị người đời mỉa mai: “Cá người ta bắt cực khổ không có để mà ăn vậy mà mang tiền đi đổ xuống sông…”). Khi biến được phiền não thành bồ đề thì mình sẽ thấy phiền não tức bồ đề. (Nếu như không có con cá và người bán cá thì làm sao mình thành tựu được công đức phóng sanh?) Cho nên lìa phiền não sẽ không có bồ đề giống như khi xưa có một vị thầy đã nói:”lìa đời mà tầm đạo giống như tìm lông rùa, sừng thỏ”. Mình không thể lấy hết phiền não ở bên ngoài để cho người nhà không có phiền não mà cũng không phải chạy trốn phiền não hay khuyên người nhà chạy trốn phiền não. Đoạn này có lẻ bạn đọc rất khó hiểu nhưng VT sẽ lấy ví dụ cho bạn dể hiểu là nó đơn giản giống như người ta ăn cơm vậy.
Cơm là tượng trưng cho phiền não còn năng lượng, chất bổ để nuôi lớn cơ thể chính là bồ đề. Chính vì thế cho nên sức của mình một ngày chỉ ăn được một hoặc hai hay ba bửa mà thôi, mỗi bửa cũng chỉ là một tô, hai tô hay ba tô mà thôi, không thể hơn được nữa. Nếu ăn nhiều quá thì sẽ bị trúng thực mà chết, nếu không ăn thì bị đói quá cũng chết. Nếu không biết biến phiền não thành bồ đề thì cũng như người ăn mà không tiêu thì cũng bị sình bụng mà chết. Mỗi ngày mình ăn một phần rồi cũng phải chừa cho người nhà ăn nữa. Mình không thể nào dành ăn hết không cho người nhà ăn vì nếu làm như vậy mình sẽ bị trúng thực còn người nhà bị chết đói. Mình cũng không nên nhịn đói để cho người nhà ăn hết vì làm như vậy mình sẽ bị chết đói còn người nhà thì có thể sẽ bị trúng thực mà chết. Không nên khuyên người ta ăn nhiều vì sẽ làm người ta bị trúng thực. (Cám dổ và thử thách nếu ùn ùn kéo tới nhiều quá mà tâm đạo còn non kém có thể sẽ bị mê hoặc, sa ngã). Không nên khuyên người ta nhịn đói vì sẽ làm cho người ta bị đói chết. (Người tu mà không gặp thử thách cám dổ để nuôi lớn tâm đạo, cứ sống trong yên tịnh, một khi đến giờ phút lâm chung bỗng dưng chúng ập tới đột ngột thì trở tay không kịp). Khi mà người ta ăn không tiêu thì tự nhiên người ta sẽ tạm ngưng ăn, đợi tiêu hết rồi người ta sẽ ăn tiếp cho nên mình cũng chẳng cần khuyên gì cả.
Nói tóm lại theo mình thấy thì cứ để tự nhiên vì mọi việc đều có nhân quả, duyên phận. Theo mình nhận thấy thì là như vậy, không biết DA và các liên hữu khác có cao kiến gì không? Nếu có thì cũng xin được thọ giáo thêm vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Diệu Âm thân mến,
Tự Độ nhớ 2 câu trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện của Tổ Huệ Năng:
“Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Tự tâm phiền não vô biên thệ nguyện đoạn”
Tâm chúng sanh là gì? Đối cảnh sanh tình đó là tâm chúng sanh. Tâm Bồ-tát khác tâm chúng ta ở chỗ: Các Ngài đối cảnh: hỉ-nộ-ái-ố-tham-sân-si các Ngài cũng sanh tình (có ưu bi) nhưng chẳng bị những thứ tình ấy cám dỗ hay bị duyên theo những cảnh tình ấy. Tại sao lại như vậy? Bởi tâm của Bồ-tát vốn như như bất động. Hai chữ „sanh tình“ hay „ưu bi“ là ý nói: các Ngài thấy chúng sanh khổ, nên khởi tâm từ bi, thương xót, vì thế nên các Ngài tìm mọi phương tiện để hoá độ, giúp cho chúng sanh mau thoát ra khỏi những khổ nạn ấy để đến nơi bờ giác (vì vậy có ưu bi mà thật chẳng phải ưu bi). Thương và giúp nhưng tuyệt nhiên không duyên, không vướng kẹt vào cái bi luỵ của chúng sanh. Còn chúng ta? Hễ đối cảnh, tiếp vật là sanh tình, là tâm tham ái trỗi dậy. Vì thế nên chúng ta luôn sống trong phiền não. Một niệm tham ái nổi lên=một niệm của chúng sanh; niệm niệm tham ái nổi lên=niệm niệm của chúng sanh. Những người xung quanh bạn đang phiền não, bạn nhận ra được phiền não trong họ, nhưng không bị duyên theo, không bị kẹt cứng trong những phiền não ấy=bạn đang tự độ tâm chúng sanh của chính mình. Ngược lại bạn để cho những phiền não đó lấn át sang tâm bạn=bạn và người xung quanh bạn đang phiền não là đồng một thể=đều là những chúng sanh phiền não.
Đây chính là ý nghĩa của câu: Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.
Thế nào là „tự tâm phiền não vô biên thệ nguyện đoạn?“
Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ và đức tướng Như Lai. Nhưng vì mê-ngộ không đồng nên có chúng sanh và Phật. Mê là gì? Phiền não chính là mê. Đối cảnh sanh tình=mê. Bạn thấy người phiền não, miệng bạn khuyên họ đừng nên phiền não; hãy nên niệm Phật để đoạn trừ những phiền não đó, nhưng tâm của bạn lại bị chính những phiền não đó chuyển, nghĩa là: bạn đã duyên theo những phiền não của người bạn đang khuyên=bạn và người mà bạn muốn khuyên=đều đang mê, đều là phàm phu cả.
Phiền não tử đâu sanh khởi? Từ thất tình: hỉ-nộ-ái-ố-tham-sân-si và lục dục: Sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp. Làm thế nào để biết phiền não đang sanh khởi? Khi tâm bạn duyên theo, luyến ái theo và bị chuyển theo=tâm đang bạn phiền não. Khi đã biết được cội nguồn sanh khởi của phiền não bạn chỉ cần „cột chặt tâm của mình vào hồng danh A Di Đà Phật“ rồi niệm niệm hồng danh A Di Đà Phật không ngừng, tất bạn sẽ tự đoạn trừ được phiền não.
Với những kẻ phàm phu như chúng ta phiền não phát sinh trong từng niệm niệm. Cũng vì thế Tổ mới dạy: Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền. Cảnh đây là cảnh gì? Là cảnh dục giới trần lao: tham-sân-si-mạn-phân biệt-chấp trước. Người mê đối những cảnh đó sẽ sanh đắm nhiễm và cho đó, lấy đó làm vui; Người giác thì biết đó là nhà lửa, là cội gốc của sanh tử luân hồi, và tìm cách đoạn diệt. Đoạn diệt bằng cách nào: Thực hành nghe vừa đủ; nhìn vừa đủ; ngửi vừa đủ; nếm vừa đủ; tiếp xúc (đụng chạm) vừa đủ; và suy nghĩ vừa đủ. Chữ đủ=không phân biệt, không chấp trước, không duyên theo, chẳng dính kẹt=chẳng sanh phiền não=Thiền=Là cảnh giới tịnh lạc của tự tánh.
Tự tâm phiền não vô biên thệ nguyện đoạn chính là như vậy.
Chúc bạn tìm ra một giải pháp cho chính mình
A Di Đà Phật
Tự Độ
Đọc hồi âm của VT thì DA cũng hiểu rồi, cứ để nó tự nhiên đến rồi nó sẽ tự nhiên đi, không nên cưỡng ép hay khuất phục nó trong 1 thời gian ngắn được.
Xin cám ơn về hồi âm của VT, mình hiểu rồi, chỉ cần để nó tự nhiên đến rồi nó sẽ tự nhiên đi, không nên ép buộc hay khống chế nó vì càng khống chế thì mình càng rơi vào phiền não, có đúng như thế không VT?
xin chào mọi người trong hành trình về với cõi tây phương. xin cho con hỏi : con tải nhưng video niệm Phật vào máy điện thoại của con, vậy mình mở những thông tin hàng ngày trên điện thoại, xem ảnh ca sĩ (lành mạnh), cũng có khi con để dưới nền nhà. Như vậy có mang tội bất kính không?
nhà mình có nuôi heo nhưng chuồng thì không được sạch sẽ, nên mình sợ niệm phật cho nó thì mang tội bất kính.
Mong các thiện tri thức và mọi người có thể giải đáp giùm mình.
Xin cảm ơn – A Di Đà Phật.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
NAM MÔ THANH TỊNH CHÚNG BỒ TẤT
Mong khi mãn báo thân này tất cả những ai theo pháp môn tịnh độ sẽ vãng sanh về quê hương cưc lạc-nơi mà đấng từ phụ a di đà đang ngày ngày mong mỏi đàn con thơ.
A Di Đà Phật. Lâu nay con rất tin vào Phât pháp. Con muốn giúp nhà con giải được những tội lỗi đã gây ra như thế nào ạ?
A Di Đà Phật – Chào Chị:
Trước tiên Chị phải thay chồng “phát lồ sám hối” – tức là nói ra hết tất cả những tội lỗi mà chồng Chị đã gây ra như thế nào ngay trên trang web này thì nghiệp ác của chồng Chị mới được giảm trừ đi một chút. Tốt nhất là nói chồng Chị tự ghi ra lỗi lầm của anh ấy và Chị đánh lại trên comment của DVCT. Vì sao? Vì điều đó biểu lộ mình thật tâm muốn sửa đổi, thành thật kể ra tội lỗi của mình cho mọi người biết. Mọi người thấy rõ rồi cũng nhờ đó mà phản tỉnh, lấy chồng Chị làm gương để tự răn nhắc chính mình trên con đường tu tập, là ko nên phạm những lỗi lầm như vậy.
Tiếp theo là chồng Chị phải kiên quyết thề sẽ không tái phạm những lỗi lầm này nữa thì may ra mới được cứu. Còn phương pháp cụ thể như thế nào thì phải cần nghe Chị “phát lồ sám hối” kể chuyện của chồng Chị đã rồi mới tính được.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào các liên hữu đồng tu
Vì mới tu cộng với nghiệp chướng nhiều nên có 1 số câu hỏi, mong liên hữu có thể bỏ 1 ít thời gian để TL những câu hỏi này
1/Phật Di Lặc là phật hay bồ tát vậy?
2/ Có nên thường xuyên niệm phật theo máy niệm phật không? Chúng ta có thể niệm theo tiếng nhạc niệm phật hay theo tiếng niệm phật do thầy thích trí thoát tụng?
3/ Sả và ớt có phải là ngũ vị tân không?
Còn nhiều lắm ạ…mong mọi người có thể hồi âm lại.
A di đà phật
A Di Đà Phật – Xin chào Ngọc Tân
1. Di Lặc Bồ Tát hiện tại đang ở cung trời Đâu Suất, sau này sẽ thị hiện xuống cõi Ta Bà để thành Phật (khi mà thọ mạng của con người là 80000 tuổi) cho nên hiện tại là Bồ Tát, sau này sẽ thành Phật cho nên gọi là Bồ Tát thì cũng đúng mà gọi là Phật Di Lặc (Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật) thì cũng không sai. Điều này bạn có thể tham khảo thêm ở bài Hãy Gắng Tu Hành Kiếp Này Vì Thời Có Phật Pháp Rất Ngắn Nhưng Thời Không Phật Pháp Rất Dài.
2. Máy niệm Phật là phương tiện để trợ duyên bởi vì Niệm Phật Chính Là Tâm Niệm Chứ Không Phải Miệng Niệm. Bạn có thể tham khảo thêm ở bài Niệm Phật Thế Nào Mới Đúng Và Nhất Tâm Bất Loạn Là Sao?
3. Ngũ vị tân là hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu. Không nghe nói đến sả và ớt. Điều này bạn có thể tham khảo thêm ở bài Ăn Ngũ Vị Tân (Hành, Tỏi) Chiêu Cảm Loài Ngạ Quỷ.
Hy vọng vài lời chia sẻ trên sẽ giúp được cho bạn một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin cảm ơn VT
A di da phat
Mến chào các thiện tri thức và các bạn đồng tu. Những đám mây đen vô minh bấy lâu nay đã che đi ánh hào quang của phật và bồ tát 10 phương chiếu xuống nhân tâm mình cũng như các bạn đang tu khác nhưng nhờ những luồng gió pháp của các thiện tri thức đã thổi đi nhưng đám mây đen đó đi lần lần, cuối cùng thì ánh hào quang của đấng từ phụ A DI ĐÀ đã chiếu xuống nhân tâm mình. Đầu tiên là xin cảm ơn là các thiện tri thức thời gian vừa qua, trong quá trình hỏi nếu có chỗ nào sai xin các cư sĩ và các bạn đồng tu nhắc nhở góp ý và thông cảm.
Thứ 2 là bày tỏ về vấn đề tu học.
Xin các cư sĩ gọi Tân là cháu vì cháu mới chỉ 15 t thôi (hè này sẽ lên lớp 9).
Xin vào thẳng vấn đề ạ.
1/Bây giờ cháu mới thực sự hiểu được rằng chúng ta sẽ thực sự buồn khi ông bà và ba mẹ không chịu niệm phật cầu sanh Tịnh Độ. Chả là bà nội cháu cũng là 1 phật tử (vừa rồi cháu có về chơi mấy bữa, cháu cùng với bà niệm phật, tụng kinh nên cháu biết), năm nay bà 7t, hằng ngày 2 thời khóa sáng tối niệm chú đại bi, Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh, kinh a di đà( tụng trong kinh nhật tụng từ phần chú đại bi đến phần hồi hướng), nhưng khi cháu hỏi bà rằng nội muốn sanh ở đâu, thì bà nói rằng không biết, xuống âm phủ tùy theo nghiệp của mình mà thọ sanh, nhưng khi nói đến việc sanh về Tịnh Độ thì nội nói là mệt quá, ai mà chẳng muốn sanh ở đâu, khó lắm cháu ư.
Nếu nói về niệm phật thì bà nội chỉ niệm như trong kinh yêu cầu(108 lần), niệm có vẻ chán nản, không chú ý vào câu niệm.
Bà cũng thích đọc kinh xen tạp nữa. Khi nào còn thời gian bà đọc thêm kinh khác. Vào 1 buổi tối đọc kinh xong( phần mà hằng ngày đọc có ở trên đó ạ) thì cháu niệm phật thì bà lại tụng kinh vu lan
Đặc biệt nội rất thương người (có gia đình ở 1 nơi rất xa nhà nội gia đình đó bà mẹ chết hết để lại 3 đứa con tật nguyền, bà lúc nào cũng buồn và bà nhất định phải đưa 3 người đó vào trại khuyết tật), chẳng lẽ nghiệp chướng sâu dày làm nội không tin vào 48 lời nguyện phật a di đà sao. Bổn phận làm cháu lúc nào cũng muốn nội hướng về đức phật.
Ba cháu đang chạy xe và không quan tâm gì đến phật pháp cả, có lẽ là chưa đến cơ duyên để khuyên ba niệm phật( chắc là lúc về già rồi), về phần mẹ cháu thì mẹ cũng rất là tin tưởng phật, có vài lần cháu gợi chuyện kể cho mẹ nghe về những câu chuyện phật, vãng sanh và khuyên mẹ niệm phật thì mẹ nói ừ ừ nhưng khoảng 1 h sau thì không thấy mẹ niệm phật nữa
Thật tình mà nói cháu rất buồn. Không biết có bạn đồng tu nào giống mình xin các bạn và các thiện tri thức cho mình một số lời khuyên để trong hồ thất bảo có thêm 3 và nhiều bông sen nữa nở ra. Xin cảm ơn mọi người trước.
2/Trong khi tắm, ăn mặn, nấu đồ mặn (nướng, chiên,…thịt) chúng ta có thể niệm phật trog tâm được không?
3/Các cư sĩ chắc chắn đã đọc nhiều kinh lắm nên mới có thể am hiểu nhiều đến như thế, vậy cho hỏi các cư sĩ đã đọc nhưng kinh gì ạ?
4/Làm thế nào để vãng sanh thượng phẩm ạ?
5/Niệm phật bất niệm tự niệm là gì vậy. Các bậc cấp niệm phật từ dở đến giỏi là gì ạ vd như nhất tâm bất loạn, bất niệm tự niệm,…rồi cấp gì nữa ạ.
6/Nhà cháu có nuôi 1 con heo, chuồng thì không được sạch nên nếu niệm phật cho nó thì mang tội bất kính với phật. Và nhà cháu cũng có 1 con cóc cháu không nuôi mà nó tự nhiên đến, cháu đặt tên nó là thiện, buổi tối cháu niệm phật nhưng khoảng 9 h co khi 10, 11h nó mới xuất hiện, cháu có thể làm gì ngoài niệm phật cho nó ạ. vd quy y cho nó( cháu chưa quy y với Tam Bảo ạ, chắc nhân duyên chưa đến hehe) , đọc kinh, khai thị,,….
7/Nhà cháu không có thờ phật, chỉ có ảnh phật( trong lịch), cháu có thể đọc kinh được không, ảnh cháu treo ở bàn học. buổi trưa thì mình có xen tạp được không ạ.vd đọc kinh địa tạng rồi đọc kinh vu lan, xong qua tụng chú.buổi tối cháu mới niệm phật và tụng kinh a di đà không xen tạp kinh khác vào. mình có thể tụng thêm chú đại bi không(như lời phật dạy ạ).
8/Vào ngày giỗ (khg có bàn thờ phật, trước bàn thờ hương linh trước khi cúng đồ mặn thì mình có tụng kinh và niệm phật được khg? Nếu được thì tụng kinh gì là tốt nhất cho hương linh( đã mất lâu rồi).
Cháu cũng còn nhiều câu hỏi lắm ạ, nhưng bây giờ quên rồi và bài cũng dài.
Mong nhận được sự hồi âm của các thiện tri thức và các bạn đồng tu.
Chúc mọi người có sức khỏe để giải đáp thắc mắc của những ai mới có duyên với câu a di đà phật và tu hành tinh tấn.
A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô a di đà phật!
Kính gủi quý sư thầy.
Con xin đuoc hỏi vấn đề này ạ: Vợ chồng con bị mất con trai đầu lúc mói sinh ra đuoc một ngày. Và chúng con đã gửi hương linh con trai chúng con vào của chùa khi 2 vợ chồng còn ỏ chung vói ông bà nội. Nay chúng con đang chuẩn bị làm nhà riêng để ở thì khi chúng con có nhà riêng rồi chúng con muốn được lập bàn thờ để thờ con trai chúng con trong nhà thì có được không ạ? Xin quý Sư thầy cho con lời khuyên. Con xin cảm ơn.
Nam mô a di đà phật !!
Kính chào sư thầy
Nay con có việc muốn giãi bày : Người yêu cũ của con mới mất, người ấy mới có 18 tuổi (1996), người ấy tự tử thưa sư thầy. Lý do thì con không tiện giãi bày nhưng khi còn sống người ấy bỏ rơi con và đến bên một người khác vã nay lại ra đi như vậy. Trong lòng còn vẫn còn nặng tình với người ấy và con rất muốn tới thăm mộ của người ấy. Vậy thời điểm nào là thích hợp để con đi thăm mộ người ấy thưa sư thầy. Mong thầy phúc đáp dùm con. Con xin cảm ơn
Nam mô a di đà phật .. !!
Chào liên hũư Tìm Lại Phật Tánh
Đã lâu không gặp. Tôi thì vẫn cố gắng niệm Phật nhưng niệm suốt mấy tháng rồi nhưng khi trong giấc chiêm bao vẫn chưa niệm Phật được. Đây chắc chắn là việc chẳng lành xin liên hữu chỉ dạy.
A Di Đà Phật liên hữu Anh Tuấn thân mến,
Chúc mừng bạn đã duy trì công phu niệm Phật liên tục suốt mấy tháng nay. Hãy cố gắng niệm Phật nữa bạn nhé, từ khi mình phát nguyện niệm Phật cho đến giờ phút lâm chung cũng không rời câu Phật hiệu này. Mục đích niệm Phật để giúp tâm mình huân tập một cách quen thuộc không quên, đối cảnh gặp việc tốt, xấu gì trong tâm cũng chỉ giữ mỗi câu A Di Đà Phật. Được như vậy rồi thì đường vãng sanh Tây Phương sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Nếu như bạn có thể chủ động niệm Phật được trong giấc mơ thì xem như công phu của bạn tới mức độ cao rồi, khả năng có thể làm chủ được sanh tử ở giờ phút lâm chung. Việc này không phải chuyện dễ dàng, có mấy ai làm được?
Nói thật lòng TLPT niệm Phật được hơn hai năm rồi nhưng trong giấc mộng vẫn còn bị cảnh trong mộng cuốn theo. Chỉ có một vài giấc mộng mới nhớ niệm Phật mà thôi. Vì hàng ngày duyên tiếp xúc với bên ngoài khá nhiều nên nó lưu luôn vào A lại da thức để rồi tối nó lại lặp lại những cảnh khá lộn xộn trộn lẫn vào nhau. Cảnh ác thì niệm Phật dễ hơn là cảnh vui, đó là do tâm mình chưa chuyên nhất, cũng chưa buông bỏ được nhiều, gặp cảnh duyên vẫn còn động tâm khá nhiều.
Các bậc Tổ sư dạy mình là cảnh tốt hay xấu gì tâm cũng vẫn an trụ trong chánh niệm “A Di Đà Phật” và cứ giữ y như vậy tập thành thói quen thì cho dù trong giấc mơ tâm mình cũng sẽ y như vậy. Nhân tiện, chân thật cám ơn câu hỏi này của bạn cũng giúp cho TLPT tự kiểm điểm lại chính mình vẫn còn nhiều thiếu sót quá, công phu nông cạn quá kém cõi. Sự niệm Phật còn chưa được tinh chuyên. Trong khi đó, quá trình này đòi hỏi sự bền bĩ và kiên quyết giữ gìn tâm thanh tịnh trước cảnh duyên bên ngoài, cả một sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của những người đang tu học như chúng ta để đi đến con đường giải thoát.
Câu hỏi này của bạn giống như một sự trắc nghiệm cho những liên hữu đang tu học Phật pháp cầu sanh Tây phương. Cũng là một sự nhắc nhở, cảnh tỉnh cho TLPT không được giãi đãi, lười biếng để rồi đời này luống qua, mất ý nghĩa trong một kiếp người này. Bạn, TLPT – chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa nhé! Chúc bạn luôn tinh tấn & an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Con biết thân naỳ là giả, nên làm thế nào để đươc sống đúng với cái thân này?.Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Sang,
Câu hỏi rất hay. Phật nói „thân này là giả tạm“ nhưng được cái „thân giả tạm“ này cũng khó như con rùa mù 1000 năm trồi lên mặt biển một lần, rồi chui được đầu vào bộng cây đang trôi lênh đênh trên biển vậy.
Thứ nữa Phật nói: trong „thân giả tạm“ ấy có chứa chủng tử Phật nghĩa là Phật tánh, vì thế Phật dạy chúng ta phải biết nương vào „thân giả tạm“ đó để tu hành cho tới thành đạo – Vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Do vậy muốn „sống đúng với thân này“ chúng ta phải làm theo lời Phật dạy: phải giữ giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, bia) và phải hành thập thiện; phải đoạn hết các nhân ác; tu hết các nhân lành. Đây chính là nhân để vãng sanh Tịnh Độ.
Làm được như vậy là chúng ta đã biết thượng báo Tứ Trọng Ân, hạ cứu Tam Đồ Khổ.
Không biết ý kiến của bạn về việc này ra sao?
Thiện Nhân
Rất cảm ơn bạn TLPT
Mình có vài điều thắc mắc bạn chỉ giùm mình.
1. Công phu tu tập sâu hay rộng có nghĩa là gì.
2. Ngày đêm nghĩ đến nước Cực Lạc và công đức của Đức Phật A Di Đà thì nhớ nghĩ như thế nào?
A Di Đà Phật, chào bạn Anh Tuấn
1. Công phu tu tập sâu hay rộng có nghĩa là gì?
Hình như bạn Anh Tuấn viết nhầm chỗ này “Công phu tu tập sâu hay cạn”, không phải “sâu hay rộng”. Vì đây là câu nằm trong lời dạy của Đại Sư Ngẫu Ích. Ngài nói rằng: “Được vãng sanh hay không là do Tín Nguyện có hay không; còn phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là tùy việc trì danh sâu hay cạn”. HT Tịnh Không giải thích câu này ý nghĩa là người niệm Phật có vãng sanh Cực Lạc được không là do có Tín Nguyện hay không. Chỉ cần quý vị thật sự tin, thật sự nguyện, không ai chẳng vãng sanh! Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, phẩm vị cao hay thấp, tùy thuộc công phu niệm Phật của quý vị sâu hay cạn. Câu này hay lắm! Công phu cạn là cõi Phàm Thánh Đồng Cư, vì sao? Chưa niệm đến nhất tâm bất loạn. Niệm đến Sự nhất tâm bất loạn, sẽ sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư, niệm đến Lý nhất tâm bất loạn sẽ sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Công phu niệm Phật sâu hay cạn, trong ba cõi đều có chín phẩm, tức là đều có ba bậc chín phẩm, tùy thuộc công phu cạn hay sâu. Vãng sanh hay không là do có tín nguyện hay không, câu nói này hay quá! Cổ nhân chưa có ai nói vậy, nhưng trong sách Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói như thế.”
2. Ngày đêm nghĩ đến nước Cực Lạc và công đức của Đức Phật A Di Đà thì nhớ nghĩ như thế nào?
Đại sư Thiện Đạo nói rằng: ”Nguyên nhân Như Lai ra đời chỉ nói bản nguyện của Phật A Di Đà“. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại đời ác năm trược nói pháp 49 năm, điều quan trọng nhất là dạy chúng ta niệm Phật một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, giới thiệu cho chúng ta pháp môn Tịnh Độ thù thắng, có thể một đời thành tựu việc giải thoát sinh tử.
Kinh Di Đà nói rằng: ”Không thể dùng chút ít nhân duyên căn lành phước đức mà được sinh về cõi Cực Lạc”. Nên người niệm Phật phải thường niệm Phật để làm hạnh chánh, lấy sáu độ và vạn hạnh làm phụ thêm. Không nên để tâm phan duyên. Đối với các duyên xấu cần phải hết sức tránh xa, đối với các duyên tốt cần phải nỗ lực tùy duyên mà làm. Nhưng cần phải có trí tuệ cân nhắc và có chừng mực. Không nên bỏ gốc theo ngọn, các hạnh chánh và hạnh phụ lộn xộn. Chỉ đuổi theo phước báu trời người mà quên mất việc lớn giải thoát sinh tử của chính mình.
Kinh Vô Lượng Thọ có nói đến 48 lời đại nguyện của Phật A Di Đà, nói đến cảnh giới Cực lạc thật tuyệt vời không gì sánh bằng, làm cho tâm chúng ta luôn nguyện được sanh cõi ấy. Trong tâm phải hết lòng thiết thực chán chia lìa cái khổ vô cùng của thế giới Ta Bà, vui mừng cầu cái vui vô cùng của thế giới Cực Lạc. Lập nên nguyện rộng lớn, chắc chắn cầu sinh về cõi Cực Lạc ở phương Tây. Dù cho bất cứ tiếng tăm và lợi dưỡng nào, hoặc bệnh khổ hành hạ đều không thể thay đổi tâm nguyện cầu sanh Tịnh độ của chúng ta.
Ngày đêm nghĩ đến nước Cực Lạc và công đức của Phật A Di Đà chính là nằm vỏn vẹn trong câu “Nam Mô A Di Đà Phật” hoặc “A Di Đà Phật”, đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơm, trong tất cảnh duyên…niệm niệm không quên cho dù cảnh duyên tốt xấu, thiện ác gì vẫn một lòng một dạ nắm giữ công đức Thánh hiệu này quyết định vãng sanh Tây Phương. Đem một câu A Di Đà Phật làm “bổn mạng nguyên thần” của chính mình, biến “chỗ sống chuyển thành chín, chỗ chín chuyển thành sống”. Đến phút lâm chung rất quan trọng, Phật hiệu tự nhiên liền có thể đề khởi lên được, lúc này nguyện vãng sinh đã có phần nắm chắc trong tay.
Hi vọng giúp bạn hiểu được một ít. Chúc bạn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Chào liên hữu TLPT. Cõi Thật Báo Trang Nghiêm là gì ?
Tôi cũng có chuyện muốn hỏi: Khi trước tôi vẫn chơi game lên nổi tham mới lấy thẻ điện thoại nạp vào, nghe có vẻ buồn cười nhưng tôi cũng đã sám hối rồi nhưng không dám nói ra với ai. Vậy chuyện này có ảnh hưởng tới việc vãng sanh không ?
A Di Đà Phật, chào bạn Anh Tuấn
Cõi Thật Báo Trang Nghiêm là gì ?
Sẵn tiện bạn hỏi về cõi này xin đem lời giảng của Ngài Thiên Như Đại Sư về 4 Cõi cho mọi người cùng rõ vậy. Ngài dạy rằng:
“Chỉ một tâm nầy có đủ bốn cõi là: Phàm Thánh Đồng Cư, Phương Tiện Hữu Dư, Thật Báo Vô Chướng Ngại (Thật Báo Trang Nghiêm Độ), và Thường Tịch Quang.’
Cõi Phàm Thánh Đồng Cư có hai: Đồng Cư Tịnh Độ và Đồng Cư Uế Độ. Đồng Cư Uế Độ là như cõi Ta Bà trong quốc độ nầy có phàm có thánh ở chung lẫn, mà phàm và thánh đều có hai hạng. Hai hạng của phàm là ác chúng sanh, tức bốn thú, và thiện chúng sanh, tức trời người. Hai hạng của thánh là thật thánh và quyền thánh. Thật thánh là các thánh nhơn thuộc bốn đạo quả, bậc Bích Chi Phật, bậc thất địa trong Thông giáo, thập trụ trong Biệt giáo, thập tín hậu tâm trong Viên giáo. Những vị nầy phần thông hoặc tuy dứt song sắc thân quả báo hãy còn, nên đều gọi là thật. Quyền thánh là các vị Bồ Tát trụ ở những cõi Phương Tiện, Thật Báo, Tịch Quang cùng bậc Diệu Giác (Phật) vì làm lợi lạc cho kẻ hữu duyên nên ứng sanh vào cõi Đồng Cư. Bởi tùy cơ thị hiện nên gọi là quyền. Những vị trên đây cùng với phàm phu đồng ở, nên gọi là Phàm Thánh Đồng Cư, và cảnh cư trú về phần khí thế giới, có hầm hố, gai gốc, bùn đất, cùng các tướng nhơ nhớp, về phần hữu tình giới có bốn ác thú, nên gọi là Uế Độ. Đồng Cư Tịnh Độ là như cõi Cực Lạc, tuy y báo chánh báo nơi đây trang nghiêm mầu nhiệm, không có bốn ác thú, song cũng gọi Phàm Thánh Đồng Cư vì chúng sanh sanh về cõi nầy không phải đều là bậc đắc đạo. Như trong kinh nói: ‘Hạng người phạm tội nặng, khi lâm chung chí tâm sám hối và niệm Phật, đều được vãng sanh.’ Do đó nên biết nơi cõi nầy chúng sanh còn hoặc nhiễm cũng có thể được ở. Thế Giới Cực Lạc cũng có hai hạng Thánh Cư và bởi y báo chánh báo đều sạch sẽ trang nghiêm, nên gọi là Tịnh Độ. Để nói rộng thêm, tuy gọi Tịnh Độ nhưng thật ra trong ấy có nhiều hạng hơn kém không đồng. Như thế giới Diệu Hỉ tuy là Tịnh Độ, song còn có nam nữ và núi Tu Di, và Tịnh Độ đã như thế, uế độ cũng như vậy.
Cõi Phương Tiện Hữu Dư là chỗ ở của bậc Nhị Thừa và ba hạng Bồ Tát đã chứng Phương Tiện Đạo. Những vị nầy do tu hai môn quán, dứt phần thông hoặc, phá hết trần sa, bỏ thân phân đoạn thọ thân pháp tánh, tự tại ở ngoài ba cõi; nhưng vì họ chưa đoạn được biệt hoặc vô minh nên còn có sự biến dịch sanh tử. Sở dĩ gọi phương tiện vì đó là cảnh giới của hành nhơn tu chứng Phương Tiện Đạo. Gọi hữu dư là bởi họ chưa đoạn được vô minh. Cho nên trong Thích Luận nói: ‘Ngoài tam giới có cõi Tịnh Độ, đây là chỗ của hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật cư trú, thọ Pháp Tánh thân, không còn sự phân đoạn sanh tử.’
Cõi Thật Báo Vô Chướng Ngại (Thật Báo Trang Nghiêm) là nơi không có hàng Nhị Thừa, chỉ thuần là bậc pháp thân Bồ Tát ở. Những vị nầy phá từng phần vô minh, chứng từng phần pháp tánh, được quả báo chân thật. Song vì họ chưa đoạn hết vô minh nên còn nhuận vô lậu nghiệp, thọ báo thân pháp tánh, và cảnh giới nầy cũng gọi là Quả Báo Độ. Kinh Nhân Vương nói: ‘Ba hiền mười thánh trụ quả báo’ là chỉ cho sự việc trên đây. Sở dĩ gọi Thật Báo, vì các Đại Sĩ ấy do quán thật tướng, phát được chân vô lậu thọ hưởng quả báo chân thật. Gọi Vô Chướng Ngại là bởi chư Bồ Tát đây, tu chân không định, sắc cùng tâm không ngăn ngại lẫn nhau. Trong Kinh Hoa Nghiêm thuyết minh thế giới Nhân Đà La Võng, chính là cảnh nầy.
Cõi Thường Tịch Quang là chân lý pháp giới như như, sáng suốt cùng cực của bậc Diệu Giác. Đây là Phật Tánh Chân Như, tức độ là thân, tức thân là độ, thân và độ không hai, là trụ xứ của Đức Tỳ Lô Giá Na, cũng gọi là Pháp Tánh Độ. Thường chính là đức pháp thân. Tịch là đức giải thoát. Quang là đức bát nhã , như chữ Y (() có ba điểm, không thể cách lìa, một tức là ba, ba nguyên vẫn một. Đây cũng gọi là Bí Mật Tạng, là cảnh giới du hóa của Như Lai, cứu cánh chân thường, thanh tịnh cùng cực.
Hai cõi trước là chỗ ở của Ứng Thân Phật. Cõi thứ ba cũng thuộc về Ứng cũng thuộc về Báo, mà chánh thức là chỗ ở của Báo Thân Phật. Cõi thứ tư không phải Ứng và Báo mà kiêm cả Ứng, Báo, là chỗ ở của Pháp Thân Phật.
Bốn cõi trên đây tùy theo chỗ tu chứng mà phân chia, song kỳ thật vẫn là một. Cho nên chân tâm bao trùm muôn tượng, vô biên quốc độ như vi trần ở khắp mười phương, chính là cảnh giới trong tâm ta, hằng sa chư Phật trong ba đời, cũng là các Đức Phật trong tâm ta; tất cả không ngoài bản tâm mà có. Hiểu được lý nầy thì biết không có cõi nào chẳng nương nơi tâm ta mà kiến lập, không có vị Phật nào chẳng nương nơi tánh ta mà xuất sanh. Thế thì miền Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi há chẳng phải là cảnh Tịnh Độ của duy tâm ư?”
Thiên Như Thiền Sư đã giảng quá kỹ rồi, bạn đọc vài lần tự nhiên sẽ hiểu rằng “Tâm tạo tác, tâm làm chủ”, Phật ma cũng tại Tâm, Thánh phàm cũng do Tâm. Cho nên tu hành là biến Tâm phiền não thành Tâm Bồ đề là vậy.
Khi trước tôi vẫn chơi game lên nổi tham mới lấy thẻ điện thoại nạp vào, nghe có vẻ buồn cười nhưng tôi cũng đã sám hối rồi nhưng không dám nói ra với ai. Vậy chuyện này có ảnh hưởng tới việc vãng sanh không ?
Những lỗi lầm đã phạm rồi thì bạn sám hối từ đây về sau đừng làm nữa là được. Việc vãng sanh Tây Phương chỉ cần Tín – Nguyện – Hạnh, tam tư lương đầy đủ. Bạn phải tin cho sâu, Nguyện cho thiết tha và trì danh chuyên cần thì chắc chắn vãng sanh, khi lâm chung Phật tiếp dẫn. (Kinh Vô Lượng Thọ). Đến như vua A Xà Thế là người đã giết cha, giam mẹ (phạm tội Ngũ nghịch thập ác) mà trước khi lâm chung ông thành tâm sám hối tội lỗi và phát nguyện niệm Phật vãng sanh mà ông còn được phẩm vị Thượng phẩm trung sanh thì đủ biết rằng công đức Thánh hiệu thật vĩ đại, không thể nghĩ bàn. Nói như vậy không phải để chúng ta tạo ra ác nghiệp cho nhiều rồi chờ sám hối vì phước chúng ta không đủ lớn để vượt qua như người khác được đâu. Đôi khi chỉ là Bồ tát thị hiện cho ta thấy để mà đừng nghĩ đến chuyện làm ác, ngay cả ý nghĩ ác cũng không nên nghĩ. Thường ngày nên nghĩ đến lỗi lầm của mình, không nghĩ đến lỗi người khác, ngày ngày chuyên cần niệm Phật phát nguyện vãng sanh tha thiết, cứ đều đặn từ giờ cho đến lúc xả báo thân này, thì cơ hội vãng sanh làm sao không có phần chứ?
Chúc bạn tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Chào liên hữu TLPT. Cảm ơn vì lời khuyên. Tôi có việc muốn hỏi:
Thứ nhất: Tụng kinh vô lượng thọ chỉ cần ảnh đức A Di Đà có tụng được không?
Thứ hai: Tôi có mua quyển vở để chép kinh nhưng ngoài bìa là nhóm nhạc nữ vậy có thể chép không?
A Di Đà Phật, chào liên hữu Anh Tuấn
Bạn tụng kinh Vô Lượng Thọ thì ngồi trước bàn thờ Phật A Di Đà hoặc Tây Phương Tam Thánh đều được hết bạn ạ. Trang thờ nhà TLPT cũng chỉ thờ duy nhất 1 tôn tượng A Di Đà Phật, tụng 1 bộ kinh Vô Lượng Thọ và niệm 1 câu A Di Đà Phật, cứ tùy theo khả năng của mình mà trang trí bàn thờ cho trang nghiêm. Mọi thứ cũng chỉ là phương tiện biểu trưng cho tấm lòng thành kính của ta tôn kính và tâm nương theo, học hỏi theo Phật A Di Đà mà cố gắng tu học sao cho có chút thành tựu là được.
Bạn mua vở chép kinh nếu như ngoài bìa là nhóm nhạc nữ thì bạn nên bao bìa dán nhãn phía ngoài. Vì khi ta chép kinh thì ta trân trọng quyển tập là những lời dạy của Phật nói ra (gọi là Pháp bảo). Khi tâm mình tôn kính thế nào thì tự nhiên mình dùng mọi thứ tốt đẹp nhất, trân trọng nhất để dành cho thần tượng của mình, như vậy mới gọi là tôn kính chứ phải không bạn?. Và Ngài Đại Sư Ấn Quang cũng dạy mình rồi “Một phần cung kính thì được một phần lợi ích, mười phần cung kính thì được mười phần lợi ích”. Chúng ta kính trọng đối với hạng phàm phu ở thế gian còn có lợi ích, huống chi là bậc Thánh nhân xuất thế gian.
Vài lời chia sẻ cùng bạn, chúc bạn luôn tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
xin chào mọi người.
cháu xin lỗi vì đã làm phiền các CS và đặc biệt là CS viên trí
cho cháu hỏi chút xíu ạ. cháu vừa mới nghe giảng TU TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY do thầy thích chân quang giảng. và trong đó có nói rằng 1 người phật tử niệm phật đi đứng nằm ngồi đều niệm cả(anh ấy rất là tinh tấn, chuyên cần) và niệm được khá lâu anh ấy bị bệnh tâm thần.thầy chân quang nói rằng anh ấy tu sai và nói mọi người niệm phật nên niệm ra tiếng nhỏ,…..nhiều phần nữa cháu không có thể nói hết được.
con thấy hoang mang quá, tín tâm của con ít vững nữa
mong các CS TL để cháu có thể niệm phật được chuyên cần hơn nữa.
a di đà phật
A Di Đà Phật – Xin chào Ngọc Tân
“1 người phật tử niệm phật đi đứng nằm ngồi đều niệm cả(anh ấy rất là tinh tấn, chuyên cần) và niệm được khá lâu anh ấy bị bệnh tâm thần” Ở đây có hai giả thuyết:
1. Người đó bị bệnh tâm thần là thật. Có thể là anh ấy niệm Phật theo kiểu “duy tâm Tịnh Độ, Di Đà tự tánh” tức là không có Tín và Nguyện nên không được tha lực của Phật A Di Đà gia bị, sau đó bị oan gia trái chủ thừa cơ nhiễu hại và do túc nghiệp đời trước nên phải chịu quả báo. Nhưng điều này trừ phi tận mắt chứng kiến chứ chỉ nghe kể sơ sơ thì không nên phán đoán vội như vậy.
2. Người đó bị bệnh tâm thần là giả. Tức là người đó vẫn đang niệm Phật cầu sanh Tây Phương bình thường nhưng vì người nhà (gia đình) không hiểu Phật Pháp nên tưởng (hiểu lầm) là anh ta bị bệnh tâm thần rồi loan tin đồn nhảm :”Do niệm Phật mà bị bệnh tâm thần”. Cũng giống như khi xưa chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên, khi mà chị mang cá thả xuống sông để phóng sanh thì Lão Diêm vì nghĩ cá người ta bắt cực khổ, không có để mà ăn, vậy mà mang đi thả xuống sông nên nói:” Có bệnh (tâm thần)! Có bệnh (tâm thần)! Đúng là có bệnh (tâm thần)!…” và khi chị nói với Thái Thiên Úy là :”Em sắp phải về nhà rồi (vãng sanh Tây Phương Cực Lạc)” thì Thái Thiên Úy đã rờ trán chị Liên Hương xem có bị sốt không, sao lại ăn nói lung tung, hồ đồ, khó hiểu…
Như bạn biết là Phật Pháp có 5 tông phái lớn đó là Giáo Luật Thiền Tịnh Mật. Nếu bạn muốn vào cửa Tịnh Tông thì nên bắt đầu từ việc xem các Gương Vãng Sanh cho thật nhiều thì mới có đủ Tín Tâm. Niềm Tin là lối vào cửa đạo, nghi thì hoa không nở. Bên cạnh đó nên nghe các bài giảng của các vị hoằng dương Tịnh Độ nổi tiếng như là HT Tịnh Không, thầy Thích Giác Nhàn, cư sỉ Diệu Âm Úc Châu, cư sỉ Vọng Tây…
Còn nếu như bạn đi lòng vòng bên ngoài, lạc vào những nơi mà người ta nghi kỵ, thị phi, tranh chấp, cải vả…chẳn hạn như Câu hỏi:” Niệm Phật vãng sanh có thật không? ” ở yahoo thì tín tâm lại càng dao động, lúc đó muốn khôi phục lại tín tâm rất khó. Trong câu hỏi đó thì bạn “linh linh linh” đã có giới thiệu đoạn video của kênh Đường Về Cõi Tịnh: Cụ Bà 82 Tuổi Biết Trước Ngày Giờ Vãng Sanh. Có lẻ vì thế mà đoạn video trên đã trở thành Popular uploads (hiện tại ở thời điểm này là 2,992,484 views), có lẻ ở yahoo có lượng người đọc rất nhiều nên người ta đã theo đường link đó để xem.
Nói tóm lại, hiện tại tín tâm của bạn đang dao động, nghi ngờ rằng “niệm Phật sẽ bị bệnh tâm thần”. Niệm Phật mà có cái tâm nghi ngờ như vậy chứng tỏ là tín tâm bị dao động. Ngẫu Ích Đại Sư nói:” Được vãng sanh hay không là ở nơi Tín và Nguyện còn phẩm vị cao hay thấp là do nơi Hạnh (trì danh) sâu hay cạn “. Chính vì thế cho nên niềm tin là lối vào cửa đạo, chưa có niềm tin thì là còn ở bên ngoài cửa Tịnh Tông. Việc hiện tại trước mắt là bạn nên xây dựng chữ TÍN bằng cách xem qua Tịnh Độ Ngủ Kinh, Lời Khai Thị của 13 vị Tổ, các bài pháp của Pháp Sư Tịnh Không, thầy Thích Giác Nhàn, cư sỉ Diệu Âm Úc Châu và nhất là nên xem nhiều về các Gương Vãng Sanh để xây dựng chữ TÍN. Có TÍN rồi thì mới phát NGUYỆN sanh về Tây Phương Cực Lạc, sau đó HẠNH (niệm Phật) là phần thứ ba. Đi bước nào phải vững bước nấy.
Ngoài ra cũng nên biết rằng Gặp Được Kinh Vô Lượng Thọ & Pháp Môn Niệm Phật Là Người Đã Cúng Dường Vô Số Chư Phật Quá Khứ cho nên phải là người đã tích lũy rất nhiều thiện căn phước đức nhân duyên từ nhiều đời nhiều kiếp về trước cho nên kiếp này mới có cơ hội GẶP và TIN được pháp môn niệm Phật (nan tín chi pháp). Có lẻ bạn còn thiếu chút đỉnh phước báo nên tín tâm bị lung lay, cần nên vun bồi thêm công đức phước báo bằng cách lể Phật sám hối và làm thêm các việc thiện lành như phóng sanh, in kinh ấn tống…
Vài bài viết sau đây hy vọng giúp bạn khôi phục lại TÍN tâm:
1:Nhờ Đâu Chúng Ta Tin Cõi Cực Lạc Là Có Thật?
2:Cõi Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không?
3:Tây Phương Cực Lạc Không Có Thật Vì Duy Tâm Tịnh Độ?
4:Tây Phương Cực Lạc Du Lãm Ký
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin cảm ơn CS VIÊN TRÍ, TLPT, Thiện Nhân và các CS khác mong CS sẽ TL cho nhiều câu hỏi của cháu sắp tới cũng như các bạn đồng tu khác.
Cháu có 4 quyển truyện phật giáo. Trong đó cũng có 1 số câu chuyện đề cập về niệm phật được cứu. Không biết là cháu có thể đăng lên trang web này ở đâu ạ.
Xin Cảm Ơn CS nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quan Âm Bồ Tát
Ở phía trên đầu trang có mấy cái link nằm ngang, liên hữu thử dùng nút Gửi Bài Tịnh Độ xem thử sao nhé.
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc Tân hỏi về người niệm Phật bị tâm thần, thật ra vấn đề này được các Tổ sư nhất là Đại sư Ấn Quang, Hòa thượng Thích Thiền Tâm nhắc đến rất nhiều như Hòa thượng Thích Chân Quang đã nói ở trên.
Nguyên nhân chính là những người này niệm Phật nhưng trong tâm không thanh tịnh, tâm luôn mong cầu cảm ứng, mong cầu chứng đắc, mong cầu được nhất tâm bất loạn … vì thế khi cảnh giới hiện đến cho dù là Phật cảnh nhưng do tâm thô tháo ấy cũng biến thành ma cảnh ấy là chưa nói đến ma cảnh thật hiện ra, người đó bám víu vào đó sinh tâm hoan hỷ, vui mừng nên ma nhập, ma ở đây có thể là nội ma cũng có thể là ngoại ma, nhưng ma chính là do tâm ma của mình.
Vì thế Chư Tổ răn nhắc người tu đạo phải có tâm “Vô sở cầu vô sở đắc” bất cứ gì biến hiện ra tâm ta vẫn coi như không chỉ nên chuyên chú vào việc Niệm Phật của mình không được vọng tưởng thì đường đạo mới thuận được.
Mới học đạo thì đạo hữu nên đọc Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, tất cả các câu hỏi chúng ta đều được Ấn Tổ giải thích rất rõ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà Phật. Con kính chào chú Diệu Âm cùng quý Thầy
Trước đây con có biết về pháp môn Tịnh độ. Con có niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương. Sau đó con yêu một người và kết hôn. Nhưng sau khi con lấy chồng thì con lại có ý niệm nhàm chán cuộc sống này và con muốn tìm một nơi yên tĩnh để con có thể tịnh tâm niệm Phật. Và con không muốn có chồng nữa. Con chỉ muốn sống một mình hoặc vào chùa niệm Phật thôi. Con có nói với chồng con chuyện này nhưng chồng con không đồng ý. Con buồn lắm. Vì con không hiểu sao ở gần chồng là con không thể nhớ và chuyên niệm Phật được. Con hay quên lắm. Lúc trước ở một mình thì con rất siêng niệm Phật. Con sợ nếu như vậy thì con không thể chuyên tâm tu Tịnh độ được. Vậy sau này sao có thể vãng sanh. Nhiều lúc con buồn con suy nghĩ hay là bỏ nhà đi kiếm nơi nào để tu niệm Phật. Rồi còn chồng và người thân thì mình sẽ về độ sau. Con suy nghĩ như vậy có được không ạ. Bây giờ con không biết phải làm sao cho đúng nữa. Con suy nghĩ nhiều đến nỗi bị stress. Con thật sự nhàm chán cuộc sống này rồi. Con chỉ muốn sớm được vãng sanh về Tây Phương thôi. Nhưng con bỏ nhà bỏ chồng đi như vậy là có tội không ạ. Có sai không ạ? Con xin chú Diệu Âm cùng quý Thầy cho con lời khuyên bây giờ con phải làm như thế nào ạ. Con rối trí lắm rồi. Con mong hồi âm của chú Diệu Âm cùng quý Thầy.
Chào liên hữu TLPT,
Tôi có một điều muốn hỏi: Gần nhà tôi có anh không tin là thời Đức Ca Diếp con người không sống được 2 vạn tuổi. Vậy tôi phải giải thích thế nào để anh ấy tin.
A Di Đà Phật, chào Anh Tuấn
Đối với người học Phật như chúng ta, HT Tịnh Không dạy là không nên tranh với người, không cầu nơi đời. Những lời Phật dạy nếu như chúng ta có thiện căn, vừa nói ra liền tin và làm theo. Nhưng vẫn còn rất nhiều người khác không những không tin mà còn hủy báng, miệt thị. Tốt nhất là khi đó ta không nên nói nữa. Khuyên người tu học theo Phật pháp phải biết tùy duyên và xem thử người đó có thể tiếp nhận không. Nếu có thể thì ta tiếp tục, còn nếu như không thể thì thôi, dừng tại đó, không tranh không biện nữa.
Trong cuộc sống, hãy biến mình thành một tấm gương tốt cho gia đình, cho xã hội. Đây gọi là “thân giáo”, bạn dùng chính bản thân mình biểu hiện ra mà nói pháp cho họ khiến cho họ có thể tin tưởng bạn không hề nói dối, không hề làm ác. Tự nhiên một ngày nào đó, do mến mộ vì đức hạnh của bạn mà cảm hóa họ, họ sẽ theo bạn mà hỏi chuyện tu học và những lời bạn nói ra họ sẽ nghe theo thôi.
Chúc bạn tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
ĐẢ KÍCH PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ ĐẠI THỪA LÀ SAI LẦM
1)- Xin mời đọc trích dẫn trong Kinh Canki, Trung Bộ Kinh (PG Nguyên Thủy):
“Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: Đây là lòng tin của tôi”, người ấy hộ trì chân lí, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lí. Cho đến như vậy, chân lí được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lí. Cũng vậy, nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: “Đây là sự chấp nhận quan điểm của tôi”, người ấy hộ trì chân lí. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm”. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là hộ trì chân lí. Cho đến như vậy, chân lí được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lí”. (Theo Văn Hóa Phật Giáo số 26-1/2/2007).
2)- Nếu là Phật tử thì phải tin rằng có các cõi chư Thiên (các cõi siêu hình); nếu đã tin có các cõi chư Thiên, thì tin có cõi Tây Phương Cực Lạc (môi trường thuận duyên tu tập) là việc bình thường của trí tuệ tâm linh hướng thiện-hướng thượng.
3)- Trong kinh PG Nguyên Thủy có nói đến lục niệm, trong đó có “niệm Thiên”; đã có tâm nhớ nghĩ về chư Thiên, thì nhớ nghĩ về Đức Phật A-Di-Đà (và cầu vãng sinh) đâu có gì sai lầm.
4)- Chất lượng của tâm niệm thiện lành (giải thoát tham sân si) sẽ tăng rất nhiều khi xưng danh tha thiết; vì thế, từ trạng thái nhớ nghĩ chuyển qua thực hành xưng danh niệm Phật là điều tất yếu.
5)- Là Phật tử tu theo pháp môn Tịnh Độ, tất nhiên họ đã học về Bát Chánh Đạo; khi nhất tâm niệm Phật là họ đang phát triển chánh định và các phẩm chất khác; chánh định chắc chắn sẽ sinh tuệ giác. (Chánh định rất quan trọng; theo kinh PG Nguyên Thủy, trong thời Phật có nhiều Phật tử – thậm chí có cả người ngoại đạo có định lực – chỉ nghe Phật thuyết một pháp thoại, và có khi Ngài chỉ “thuyết pháp” bằng sự im lặng, là đã chứng đắc thánh quả).
6)- Có người nói kinh Đại Thừa là do các Thánh Tăng tạo nên, nếu tin như thế thì cũng đâu thể phỉ báng kinh luận Đại Thừa và pháp môn Tịnh Độ được. Xin mời đọc đoạn văn này:
(Trích trong tác phẩm Biết Và Thấy của Thiền sư Pa-Auk Sayadaw; dịch giả Pháp Thông; NXB Tôn Giáo; 2006. Ngài là một vị thiền sư danh tiếng, theo truyền thống Theravàda – Phật giáo Nam tông. Theo lời giới thiệu thì lời dạy của ngài giống như những gì được mô tả trong Thanh Tịnh Đạo, nhưng nhiều chi tiết hơn; Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga) do ngài Buddhaghosa biên soạn, là một giải trình về tam học).
Đức Phật tùy theo căn tánh của người nghe mà dạy bốn phương pháp phân biệt duyên khởi. Trong Vô Ngại Giải Đạo, còn có một phương pháp nữa. Vị chi là có năm phương pháp hay năm pháp môn. (…..).
Phương pháp thứ năm do Ngài Xá Lợi Phất dạy, và được ghi lại trong Kinh Tạng Pali, bộ Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidamagga), tương đối dễ đối với hành giả mới thực hành minh sát. (…..).
Nhưng, cho dù Đức Phật dạy duyên khởi theo căn tánh người nghe, một phương pháp cũng là đủ để đắc Niết Bàn rồi. Cũng vậy, vì phương pháp thứ nhất được xem là phổ biến trong Đạo Phật Nguyên Thủy, nên chúng tôi dạy cả hai phương pháp thứ nhất và thứ năm cho tiện. (…..).
(…..) Vì vậy không hiểu rõ duyên khởi với tùy giác trí và thông đạt trí, ta không thể đạt đến Niết Bàn. Từ đoạn kinh trên, chú giải nói rằng không hiểu rõ duyên khởi, không ai có thể thoát vòng luân lưu sanh tử, dù là trong giấc mơ. (Tr. 148-150).
(Ghi chú của người đọc: Thanh Tịnh Đạo cũng do ngài Buddhaghosa biên soạn. Các vị Độc Giác Phật cũng tự giác ngộ và giải thoát do quán duyên khởi. Hiểu vậy, chúng ta sẽ hiểu sự phát triển của PG Đại Thừa là tất yếu, nhất là trong thời mạt pháp, tâm tính chúng sinh phức tạp).
7)- Mời đọc thêm tác phẩm Biết Và Thấy:
(…..) Có bốn loại người đạt đến Niết Bàn. Loại thứ nhất là Độc giác Phật, ở đây chúng ta không đề cập đến. Ba loại còn lại là: 1- một vị Bồ tát, 2- một vị Thượng thủ Thanh văn, 3- một vị Đại Thanh văn, và một vị Thanh văn thường.
Đức Bồ tát của chúng ta trong thời kì của đức Phật Nhiên Đăng đã đắc tám thiền chứng và năm thần thông hiệp thế (ngũ thông). Trong các kiếp quá khứ, ngài cũng đã hành Chỉ và Quán đến “Hành xả tuệ”. Nếu ngài thực sự muốn đắc Niết bàn, ngài có thể đắc một cách nhanh chóng, do nghe một bài kệ ngắn mà đức Phật Nhiên Đăng thuyết về Tứ Thánh Đế. Nhưng ngài không chỉ mong mỏi Niết Bàn, mà muốn phát nguyện thành Phật trong tương lai, nên sau đó ngài nhận được lời thọ kí xác định của đức Phật Nhiên Đăng. (…).
(…) Sở dĩ có điều này là vì con đường thực hành của Bồ tát và con đường thực hành của vị Thanh văn thường không giống nhau. Quý vị có thể xác chứng điều này trong các bản Kinh Pali – Buddhavamsa (Phật Sử) và Cariyapicaka (Hạnh Tạng). Hai con đường này khác nhau như thế nào? Mặc dù một vị Bồ tát đã được đức Phật thọ kí, vào lúc ấy, các ba-la-mật của họ vẫn chưa thành thục để đạt đến Toàn giác trí. Vị ấy còn phải tu tập các ba-la-mật thêm nữa. (…). Lúc đó, ngài vẫn chưa thể hủy diệt hoàn toàn nghiệp lực bất thiện. Vì vậy, khi các nghiệp bất thiện chín mùi, ngài không thể thoát khỏi quả báo của chúng. Đây là một quy luật tự nhiên.
Nhung một vị Thanh văn bậc thường đã đắc Tuệ phân biệt nhân duyên, hoặc Sinh diệt tuệ, hoặc Xả hành tuệ, có các ba-la-mật đủ để đắc đạo – quả tuệ. Vì lí do này, họ đắc đạo – quả, tức là thấy Niết Bàn ngay trong kiếp này hoặc trong kiếp tương lai nào đó của họ. Đây cũng là một quy luật tự nhiên.
8)- Nếu không nương theo phương tiện pháp môn để “Tự Thắp Đuốc Lên Mà Đi”, nếu cố chấp cho rằng chỉ có kinh PG Nguyên Thủy mới có giá trị tu tập thì xin mời đọc đoạn văn này:
(…) Dẫu rằng, các lần kiết tập thứ nhất, hai và ba không đề cập đến tên các kinh điển của Phật giáo Đại thừa, chỉ đề cập đến 5 bộ Nikāya và 4 bộ A-hàm nhưng nội dung tư tưởng trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa đều có nguồn gốc từ các kinh trong A hàm và Nikaya.
(…)
Như vậy, trong khoảng thời gian từ khi đức Phật nhập diệt cho đến thời đại A Dục lời Phật dạy lưu truyền bằng cách nào? Nếu không kiết tập bằng văn tự thì dĩ nhiên bằng khẩu truyền, tức bằng hình thức thầy đọc lên cho đệ tử nghe, đệ tử ghi nhớ và học thuộc lòng. Cứ thế truyền đi từ người này đến người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Cách ghi nhớ và học thuộc lòng đó là cách truyền thừa Phật pháp sau khi Phật nhập diệt, kéo dài hơn 200 năm. Cách đó cũng đã được ghi lại khá nhiều nơi trong kinh điển A-hàm hay Nikāya. Để làm sáng tỏ vấn đề, ở đây xin trích dẫn một đoạn kinh trong “Kinh Tăng Chi Bộ” (AguttaraNikāya) như sau:
“Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh, được lãnh thọ sai lầm, với văn cú sắp đặt bị đảo lộn. Do văn cú bị sắp đặt đảo lộn, này các Tỷ-kheo, nên nghĩa lý bị hướng dẫn sai lạc. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập A-hàm, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Các vị ấy không nói lại kinh cho người khác một cách cẩn thận. Khi họ mệnh chung, kinh bị cắt đứt tại gốc rễ, không có chỗ y cứ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.”[9]
Trong đoạn kinh thứ nhất, giải thích lý do tại sao đạo lý (diệu pháp) của lời Phật dạy bị biến mất, đó chính là sự học thuộc lòng kinh mà được lãnh thọ sai lầm.
(…)
Thế thì kinh điển được kiết tập sau 218 năm đó có giữ được nguyên vẹn từ kim khẩu đức Phật giảng dạy khi Ngài còn tại thế không, chắc chắn còn khá nhiều vấn đề để chúng ta cùng nhau nghiên cứu và tìm hiểu.
Phần tiếp theo:
2. Sự xuất hiện Kinh Điển Đại Thừa
(…)
Lý do thứ hai, nếu cho rằng kinh điển Đại thừa thường đề cập những vấn đề siêu hình mang tính thần thoại, mô tả đức Phật như là vị thần, từ đó đi đến kết luận kinh điển này không phải do Phật thuyết, không cần xem xét về mặt tư tưởng của nó. Thế thì ở đây tôi xin đặt vấn đề: ‘Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp’ (Acchariya-abbhùtadhamma sutta) số 123, trong “Trung Bộ Kinh” (Majjhima Nikaya), rõ ràng nội dung kinh này mô tả đức Phật mang tính thần thoại[1]. (…). Ở đây tôi xin nói rằng, Phật giáo Đại Chúng Bộ dựa vào nội dung tư tưởng của ‘Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp’ này mà thành lập quan điểm tư tưởng của mình[2]. (…).
2.1 Niên đại xuất hiện Kinh điển Đại thừa
(…)
Thích Hạnh Bình
(Tuệ Chủng)
Nguồn: http://thuvienhoasen.org/a16181/kinh-dien-dai-thua-co-phai-do-phat-thuyet-khong.
9)- Mời tham khảo thêm:
Tinh Thần Phá Chấp Của Ngài Achaan Chah
(Trăng Soi Đáy Nước; Vương Tinh Phàm; NXB Hải Phòng, 2007)
Thiền sư Achaan Chah thuộc Phật giáo Nam tông (Theravada).
Một người hỏi ngài:
– Môn đệ của ngài có học về Duy thức?
– Tất nhiên là có chứ.
– Họ nên học bộ sách nào là tốt nhất?
– Chỉ có ở đây. (Ngài vừa nói vừa chỉ vào trái tim mình). Chỉ có ở đây, không đâu khác. (Tr. 136).
Ngài nói: “Mọi tôn giáo đều có ý nghĩa chân thật, trong đó có đạo Phật. Tôn giáo nào cũng đưa con người đến với hạnh phúc và hạnh phúc đó phải bắt nguồn từ một cái nhìn chân thật, trong sáng về mọi bản chất của sự vật…”. (Tr. 156).
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài yêu cầu các tăng sĩ thực hành một số nghi thức để ban phước lành và cầu an cho một số tín đồ tại gia mỗi khi họ gặp khó khăn. (Tr. 140).
10)- Xin được thêm vào đây bài tản bút của tôi:
THAY LỜI CẢM TẠ BẬC MINH SƯ VĨ ĐẠI
(Tản bút)
Đức Phật Thích Ca – một trong những minh sư vĩ đại
(Xin nhấn mạnh: “một trong”, chứ không phải là “duy nhất”)
Tôi nhớ (đại khái) những lời minh triết của Ngài
Ngài nói: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!
Ngài nói: Đừng vội tin bất cứ gì, ngay cả lời của Phật
Ngài nói: Chân lí là chân lí, ai nói cũng vậy thôi
Ngài nói: Những điều tôi đã dạy, chỉ ít ỏi như một nắm lá giữa rừng
Ngài nói: Đường tu tập có hơn tám vạn bốn nghìn pháp môn
Ngài nói: Chia sẻ đạo lí, phải biết khế lí khế cơ
Ngài nói: Phải biết quý dù là điều thiện nhỏ
Ngài nói: Phải biết vui theo công đức của người khác
Ngài nói: Phải mẫn cảm từ bi với bể khổ chúng sinh
Ngài nói: Đừng chấp thủ “hơn thua” về ngôn từ, hình tướng
Ngài nói: Mục tiêu cuối cùng là giải thoát vô minh và cố chấp nhân-ngã
Ngài nói: Phải tu tâm để có tâm thái thiện ích-hòa bình
Và vân vân, vân vân…
Tôi cảm động với những lời minh triết
Nên không kì thị tôn giáo này tôn giáo kia
Tôn kính mọi tôn giáo và văn hóa có những điều hướng thiện tâm linh
Tôn giáo nào cũng có những lỗi lầm và có những điều đáng học
Kinh luận nào, triết lí nào cũng “tam sao thất bổn”…
Tôi biết minh sư vĩ đại nhất của chính mình
Là tự tri-tỉnh thức
Để giải thoát khỏi những khuôn đúc của cái “tôi”
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã”
Là mẫu số chung của đạo của đời (*)
Là ngọn đuốc soi đường, biết tùy duyên-bất biến…
Tôi cảm động với những lời minh triết
Nên tôn kính Phật giáo nguyên thủy
Cũng như tôn kính Phật giáo đại thừa (phát triển)
Tôn kính Mật tông, Thiền tông, Tịnh độ tông…
Và tôn kính mọi giao thoa văn hóa hướng thiện tâm linh
Biết chân lí là của chung
Nên ung dung Chân-Thiện-Mĩ trên mọi nẻo đường thuận-nghịch
Trong hữu tướng, biết mục tiêu vô tướng
Trong hữu hạn, biết sống với Vô Cùng
Cùng bạn lữ trên đường về Tối Thượng
Tin yêu mọi người cùng hướng thiện tâm linh
Chia sẻ thiện lành cùng tất cả chúng sinh.
30/9/2013
**
(*): -“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ,
là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền;
mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ,
cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
-“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất
của chính mình.
(Đường Về Minh Triết; Văn Nghệ, 2007; Quangduc.com).
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
Nam Mô A Di Đà Phật. Con chào cư sĩ VT, cư sĩ TLPT.
Con đã đọc nhiều bài viết từ trang web này và thấy rất hữu ích. Con rất thích. Nay con có điều muốn hỏi, mong sư sĩ hoan hỷ giải đáp thắc cho con. Con nghe nói niệm Phật có thể niệm trong tâm, dùng tâm để niệm Phật. Nhưng con không hiểu dùng tâm niệm là như thế nào. Con rất thích niệm Phật nhưng vì hoàn cảnh nên ít khi niệm ra tiếng được, vì vậy con thường dùng đầu để niệm. Nhưng niệm như vậy rất dễ bị đau đầu. Con thắc mắc không biết dùng tâm niệm và dùng đầu niệm giống nhau hay khác nhau. Khi không niệm ra tiếng được thì con phải niệm ntn để không bị đau đầu nữa. Nam Mô A Di Đà Phật ()
A Di Đà Phật – Xin chào Tina,
Niệm Phật mà bị đau đầu có thể là do bạn hành trì không đúng pháp hoặc chuyện đau đầu là bệnh hay nghiệp của bạn, sau đó bạn lại đổ thừa do niệm Phật mà bị đau đầu. Điều này theo VT nghĩ hay là bạn nên xem lại Các Phương Pháp Niệm Phật rồi tự chọn cho mình một phương pháp thích hợp.
Đúng rồi Niệm Phật Chính Là Tâm Niệm Chứ Không Phải Miệng Niệm. Cái miệng là trợ duyên cho cái tâm, cái tâm là chính nhưng cũng không sao đâu vì những buổi đầu ai ai cũng đều phải trãi qua giai đoạn này vả lại Tán Tâm Niệm Phật Vẫn Có Công Hiệu mà.
Dân gian thường nói:” Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn, bởi vì hai vợ chồng vốn là TÂM ĐẦU Ý hợp.” Như vậy ở đây mình chấp trước vào văn tự rồi sanh ra phân biệt có TÂM, có ĐẦU, có Ý nhưng có một đạo lý:” Một là tất cả, tất cả chỉ là một ” không biết bạn có nghe qua chưa? Ví dụ như TẤT CẢ kinh sách đều từ MỘT kim khẩu của Đức Bổn sư mà ra. TẤT CẢ đệ tử Phật đều có chung MỘT mục tiêu là thành Phật để cứu độ chúng sanh. TẤT CẢ những hành giả tu Tịnh ĐỘ đều hướng về MỘT mục tiêu là vãng sanh Tây Phương Cực Lạc cho nên cũng giống như trăm sông ngàn suối đều đổ về một biển lớn vậy.
Niệm Phật bằng tâm là như thế nào? Điều này nói ra dài dòng, VT nhường lời lại để các liên hữu khác bổ sung, bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu thêm ở các bài pháp khác rồi sau một thời gian chắc là sẽ lảnh hội được. Còn hiện tại thì ở một khía cạnh nhỏ VT xin nêu ví dụ thế này để chứng minh tâm niệm khác với miệng niệm:
Mình đang niệm Phật lớn tiếng, lần chuổi, trông cho đủ số công cứ, trông cho xong thời khóa để đi ăn cơm vì nghe thấy người nhà đã chiên xào xông lên tới mũi, lúc này miệng vẫn niệm Phật nhưng tâm thì nghĩ tưởng đến đồ ăn và xem như việc niệm Phật là một hình thức trả bài lấy có, qua loa…nói chung là việc phụ, trông riết cho xong để lo việc chính là ăn cơm, đi ngủ, đi chơi…Trường hợp này miệng niệm thì nhiều mà tâm niệm thì ít.
Mình đang ăn cơm nhưng vẫn niệm Phật trong tâm, đồ ăn ngon dở không thành vấn đề, chỉ xem như đổ xăng cho xe có năng lượng để chạy mà phục vụ chúng sanh vậy thôi. Tuy miệng vẫn ăn nhưng tâm vẫn niệm và cũng chỉ ăn sơ sơ, qua loa vậy thôi để chuẩn bị vào thời khóa tụng niệm vì thời khóa tụng niệm là việc chính trong ngày. Trong một ngày thì tất cả mọi thứ chỉ là việc của thế gian, hơn thua được mất, vui buồn lẫn lộn cũng chỉ vô thường tạm bợ. Chỉ có thời khóa niệm Phật này mới là việc xuất thế gian cho nên là việc chính, quan hệ trọng đại. Trường hợp này mới thật sự chính là tâm niệm chứ không phải miệng niệm.
Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tina,
Cư Sĩ Viên Trí đã có hồi đáp khá tường tận cùng bạn về cách, nguyên nhân và phương thức niệm Phật rồi, nên TN chỉ xin mạo muội phụ hoạ thêm một đôi dòng để bạn có cái nhìn từ nhiều góc độ.
Con nghe nói niệm Phật có thể niệm trong tâm, dùng tâm để niệm Phật. Nhưng con không hiểu dùng tâm niệm là như thế nào?
Để giải thích câu này trước hết bạn cần hiểu thế nào là Phật? Trong Kinh Đại Niết Bàn, Phật Thích Ca nói về chữ Phật như sau: “Phật gọi là giác, đã tự giác ngộ lại có thể giác ngộ người khác. Như có người rõ biết kẻ giặc cướp, thời giặc cướp không hại được. Đại Bồ Tát có thể rõ biết tất cả vô lượng phiền não. Vì rõ biết nên các phiền não không làm não được. Do đây nên gọi là Phật. Do vì giác ngộ nên chẳng sanh, chẳng lão, chẳng bịnh, chẳng tử, do đây gọi là Phật.
Phật hiệu là Bà Dà Bà, “Bà Dà” là phá, “Bà” là phiền não. Có thể phá phiền não nên hiệu Bà Dà Bà.
Vậy Tâm là gì? Tâm vốn không có hình tướng nên chúng ta không thể nhận biết ra được. Nhưng khi chúng ta đối cảnh, tiếp vật thì sự phân biệt, chấp trước khởi lên khiến chúng ta nhận ra: đẹp-xấu, thiện-ác, trắng-đen, chánh-tà, ngu-trí, giàu-nghèo, sang-hèn, cao-thấp… Khi chúng ta nhận ra được những sự cảnh đó=Tâm khởi.
Trong kinh Đại Niết Bàn đức Phật Thích Ca nói: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh (Phật tánh còn gọi là Chân Tâm=Tâm thanh tịnh, không nhơ), nhưng vì phiền não che lấp, nên chưa thấy. Do vậy phải siêng năng tu hành để dứt phiền não=mới có thể thành Phật.
Như vậy tạm thời bạn nên hiểu: Tâm chúng ta hiện có hai ngăn. TN nói giản đơn nhất để bạn dễ hình dung. Một ngăn là tâm thiện hay gọi là tâm thanh tịnh; ngăn kia là tâm ác hay gọi là tâm uế trược, đầy phiền não.
Khi bạn niệm Phật, nếu tâm bạn lúc này luôn chạy theo cảnh giới bên ngoài, cho dù là cảnh giới thiện; hoặc trong tâm bạn khởi lên đủ những thứ chuyện cho dù là chuyện thiện (của quá khứ, hiện tại và tương lai)= tâm bạn lúc này là tâm uế trược, đầy phiền não nổi lên. Bạn cất một tiếng niệm Phật mà gắn liền với phiền não=Tâm uế trược; niệm niệm khởi lên+phiền não=niệm niệm tâm uế trược. Và lúc này là bạn đang dụng tâm phiền não để niệm Phật.
Ngược lại, bạn khởi một tiếng niệm Phật, nhưng vọng cảnh trong tâm và những uế trược bên ngoài không xen lẫn vào trong tiếng niệm Phật của bạn=niệm thanh tịnh=Chân niệm hay còn gọi là Chân Tâm. Nếu niệm niệm bạn cất lên mà luôn giữ được thanh tịnh như vậy=niệm ấy ấy là niệm thanh tịnh. Và lúc này bạn đang dụng tâm thanh tịnh để niệm Phật = niệm tương ưng với niệm của Phật. Có thể nói niệm niệm của bạn lúc này tương ưng với niệm niệm của Phật.
Trở lại với câu: “niệm trong tâm hay dùng tâm để niệm Phật”, tâm này bạn nên hiểu là Chân Tâm – Chân tâm vốn luôn luôn thanh tịnh, không có sự xen tạp, không có sự phân biệt, chấp trước, không có sạch cũng chẳng có nhơ.
Khi bạn đã quán xét được rõ ràng tâm niệm Phật ấy là tâm gì? Thì cho dù bạn đang làm gì; ở bất cứ nơi đâu, đi, đứng, ngủ, nằm… tiếng niệm Phật đó vẫn luôn luôn phát ra, cho dù là thầm niệm thì nó vẫn luôn luôn tỏ rõ. Điều này chỉ khi nào bạn thực tâm ứng dụng, bạn mới có thể chứng nhập được. Do vậy niệm Phật trong tâm hay dùng tâm niệm Phật tuy là hai, nhưng vốn chỉ là một. Nghĩa là: Dùng tâm thanh tịnh vốn sẵn có của mình để niệm Phật; dùng tâm thanh tịnh để phá trừ phiền não, chứ không phải bạn đi tìm cái tâm của bạn để niệm Phật, bởi tâm ấy bạn sẽ chỉ thấy được, và hiển hiển rõ nét nhất khi bạn thấy an lạc hay phiền não trỗi dậy.
Niệm Phật – Niệm Tâm – Tâm Niệm Phật vốn là thế.
Hy vọng những trao đổi này có thể bổ xung thêm và giúp cho bạn có được một khái niệm chung về niệm Phật từ tâm hay còn gọi là dùng tự tánh Phật để niệm Phật.
Thiện Nhân
Nam Mô A Di Đà Phật ()
Con cám ơn những lời chia sẻ của cư sĩ Viên Trí và Thiện Nhân rất nhiều. Đọc xong con đã hiểu về tâm niệm Phật. Con sẽ áp dụng vào niệm Phật hàng ngày.
Nam Mô A Di Đà Phật ()
Nam Mô A Di Đà Phật ()
Con có điều muốn hỏi thêm ạ. Con mới thỉnh về nhà tượng của ba vị: Phật A Di Đà, Quán Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Vì con rất thích nhìn hình tượng để niệm Phật. Cho con hỏi là mỗi ngày niệm Phật trước ba vị có cần phải đúng giờ không ạ hay là rảnh khi nào thì niệm lúc đó không quan trọng giờ, miễn sao niệm đủ thời khoá mỗi ngày mình đặt ra là được ạ. Con đã đọc những sách về Tịnh độ, có nghe nói là niệm Phật không quan trọng hình thức, quan trọng là ở tâm thôi. Nhưng người nhà con lại nói cúng Phật niệm Phật phải đúng giờ giấc vì mình thỉnh về nên phải cúng đàng hoàng. Con hoang mang quá con sợ nếu làm sai sẽ có tội bất kính với Phật. Vì con nghĩ đơn giản là muốn nhìn tượng niệm Phật nên con thỉnh về thôi. Con xin CS Viên Trí, CS Thiện Nhân và các CS đọc được hoan hỷ khai thị cho con được hiểu, để con được yên tâm niệm Phật ạ.
A Di Đà Phật ()
Xin hỏi các vị thiện hữu tri thức.
Khi mình chép kinh vì mất tập trung nên chép sai chính tả vậy thì mình nên chép lại từ đầu vào một quyển vở khác hay là tiếp tục chép tiếp mà không để ý đến chỗ sai đó nữa?
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào bạn vô danh,
Công đức của việc chép kinh sẽ chuyển hóa được ba nghiệp, đồng thời còn giúp cho thân tâm được thanh tịnh an ổn.
Việc chép kinh cũng như lạy Phật, trước khi viết kinh phải nên dọn dẹp chỗ ngồi cho sạch sẽ, ngồi ngay ngắn trên bàn viết và với tinh thần thật trang nghiêm cung kính. Nên viết cho gọn gàng, và toàn tâm toàn ý với công việc. Nếu viết sai thì nên viết lại từ đầu, vì kinh sách là lời Phật dạy, là pháp bảo, không thể tùy tiện tăng giảm hay bôi xóa.
Tóm lại chép kinh cũng như đọc kinh, hãy tưởng như có Phật ở trước mặt mà gìn giữ tâm cho cung kính trang nghiêm. Nếu như bạn dốc kiệt lòng thành, tận lòng kính thì lợi ích của việc chép kinh ấy không thể nào diễn tả được.
Diệu Âm Quảng Hồng
Con là một phật tử việt nam…kính gửi cư sĩ diệu âm..con có điều nầy đã làm con phải đau đầu vì cứ si nghĩ hoài..khong có câu giải đáp..kính mong diệu âm giải đáp giúp con…!!!! Từ nhỏ con lớn lên vùng nông thôn.nhà thì đạo hoà hảo..con lớn lên đi lên saigon làm..và quen được 1 người đó là vợ con.. Vợ con đạo thiên chúa con đã bỏ đạo phật để theo vợ con…tình cờ một hôm con đã nge được lời khuyên người niệm phật…con đã tỉnh ngộ quây về với đạo phật..con phát tâm ăn chay trường được hơn 3 tháng roi..nhưng con vẫn đi lễ nhà thờ cho vợ con vui…vì con đang o nhà bên vợ..nếu khong đi se bị nói bị chủi…nhưng khổ 1 điều..mỏi lần con đi chùa lại phật..niệm phật..là tâm suy nghi của con lại nghi dơ bẩn..bẩn thiểu..bật bạ..nói đúng hơn là cái nhơ nhuốt nhất con lại nghi đến cho phật và bồ tát..con cố kiềm nén giữ lắm mà tâm con vẫn phát ra suy nghĩ như vậy…con đau khỗ vì tâm con lại có lòng bắt kính đến như vậy….) con khong biết có phải con đã tạo nhiều ngiệp ác quá không nữa…từ nhỏ con đã có lòng bắt kính với ong bà cha mẹ..tọi chộm cấp..hổn láo vỡi thánh thần..ăn nhậu quậy phá đánh nhau đâm chém nhau..!!lớn lên thì dực đồ..dụ gái..lăng nhăng…nạo phá thai..thich lang năng..nói chung tọi của con nhiêu vô số kể..từ lúc con nge được lời khuyên người niệm phật..con đã phát tâm ăn năng hói cải..con đã nguyện trước bàn thờ phật..con nguyện cho tâm con khong còn nghĩ..dơ bẩn..nhơ nhuốt..bẩn thiểu..dâm dục.. Đến phật nữa..con se cố gắng ăn chay niệm phật làm lành.. Để đem hết cong đức nầy về nơi tây phương tịnh độ..và tắt cả chúng sanh..và ong bà nhiều đời nhiều kiếp..và những quan da cháy chủ nhiều đời nhiều kiếp..khi họ hưởng những cong đức con hòi hướng cho họ..điều phát tâm bồ đề..niệm phật..cầu được quảng sanh về tây phương cực lác..đức phật a di đà..nguyện như vậy mà tâm con càng ngày khong tuyên giảm..con buồn và suy nghĩ nhiều lắm..xin cư si giúp con ..để hết những suy nghĩ mà con đang mắc phải…a di đà phật..
Nam Mô A Di Đà Phật !
Kính thưa bậc thầy . con năm nay chỉ mới 18 tuổi thôi , vì học tập rất nhiều nên con không có thời gian thường xuyên để đi chùa . Chỉ có thể lên mạng tìm nghe những bài kinh . lúc nào con cũng bị chi phối bởi nhửng suy nghĩ , những việc mà người khác khiến con buồn và con không thể tập trung vào mọi việc khiến con thật sự rất mệt mỏi, làm việc gì cũng hấp tấp không đến đâu nên tính cách cũa con cũng thay đổi và trở nên nóng tính hơn rất nhiều .Con xin thầy hãy cho con lời khuyên con nên làm thế nào và đọc kinh gì để con có thể để tâm luôn tịnh .
A Di Đà Phật – Xin chào Kim Anh,
Bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì thiết nghĩ nếu có thời gian nhiều nên tụng kinh Vô Lượng Thọ, thời gian ít thì tụng kinh A Di Đà. Còn nếu Quá Bận Rộn Không Có Thời Gian Niệm Phật thì chỉ cần niệm Phật và lể Phật thôi cũng được, quan trọng là bạn có tấm lòng chân thành, chí thành chí kính.
Còn muốn “để tâm luôn tịnh” thì theo mình nghĩ tạm thời bạn nên tham khảo thêm ở bài Lời Khuyên Để Có Được Sự Thanh Tịnh Tâm Hồn nhé.
Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
a di đà phật
không biết là các CS đã nhận được bài tịnh độ của cháu chưa. nếu chưa có lẽ là do cháu gửi sai. mong CS Viên Trí và các CS thông cảm.
a di đà phật