L à người học Phật chúng ta phải lấy chuyện giải thoát sanh tử luân hồi làm đại sự, tất cả mọi điều khác trên thế gian đều là thứ yếu. Trên con đường học đạo, tìm được đúng pháp môn hợp với căn cơ của mình rất quan trọng, nhưng điều tối quan trọng hơn cả là chọn pháp môn hợp với thời cơ. Ví như người vận y phục phải phù hợp theo mùa: mùa đông mặc áo bông, mùa hạ mặc áo vải. Nếu có một bộ y phục đẹp và vừa ý với mình nhưng mặc không đúng mùa thì cũng trở nên vô dụng. Trong kinh Đại Tập nói rằng thời Chánh Pháp (gồm 1.000 năm từ lúc Phật thành đạo) tu Giới Luật được thành tựu; thời Tượng Pháp (1.000 năm kế tiếp) tu Thiền Quán được thành tựu; thời Mạt Pháp (10.000 năm tiếp theo) tu Tịnh Độ được thành tựu. Hiện nay Phật lịch của chúng ta là năm 2554 (2010 DL) tức là chúng ta đang ở vào thời kỳ Mạt Pháp. Cho nên nếu người tu Phật thời nay muốn thành tựu lý tưởng giải thoát thì nên tu theo pháp môn Tịnh Độ (hay còn gọi là Niệm Phật).
Đã là một Phật tử tức là con Phật, chúng ta không thể không vâng theo lời dạy của đấng cha lành là đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Chúng sanh thời xưa nhờ có phước báu nhiều nên mới có thể gặp được Phật và các bậc chứng đạo A La Hán, Bồ Tát để tu hành sớm ngày chứng quả. Thời nay do cách xa thời của Phật quá nhiều, phước báu của chúng sanh rất ít nhưng trái lại nghiệp chướng quá sâu dày. Nếu tu theo các pháp môn khác khó bề thành tựu cũng như khó tìm được người chứng quả để học đạo. Vì đã biết trước điều ấy nên đức Phật Thích Ca mới từ bi thương xót chỉ bày chúng ta tu theo pháp Niệm Phật (hay còn gọi là pháp môn Tịnh Độ). Tu theo pháp môn này được thành tựu vào thời bây giờ vì nhờ vào nguyện lực của một vị Phật, hiện ngài chưa nhập diệt và vẫn còn đang nói pháp tại cõi Tây Phương Cực Lạc, cách thế giới Ta Bà chúng ta 10 muôn ức cõi Phật. Thuở lâu xa trước khi ngài thành Phật, tiền thân của ngài là tỳ kheo Pháp Tạng đã có lời thệ nguyện cứu độ chúng sanh như sau:
Vị tỳ kheo ấy nay đã thành Phật được 10 kiếp hiệu là A Di Đà. Nếu ai TIN nghe theo lời trên, một lòng NGUYỆN được sanh về Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà sau khi mãn thân người, từ giờ cho đến ngày cuối đời chuyên TRÌ NIỆM danh hiệu A Di Đà Phật thì chắc chắn sẽ được vãng sanh (vãng sanh là khi lâm chung được Phật cùng Thánh chúng đến tiếp dẫn về cõi Phật.) Đó chính là pháp tu Tịnh Độ.
Người tu theo các pháp môn khác để giải thoát sanh tử phải dùng tự lực của mình để đoạn hết các Kiến – Tư phiền não nên phải mất vô lượng kiếp mới thành tựu. Ví như đức Phật Thích Ca tu hành tại thế gian Ta Bà này đã mất 3 đại a tăng kỳ (tức 3 giai đoạn vô lượng kiếp không thể tính kể ra số được) mới thành Phật. Thế nhưng nếu chúng ta nương vào nguyện lực của Phật A Di Đà, không cần phải đoạn hết các phiền não và quyết tu cho được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, nơi ấy tuổi thọ của chúng sanh dài vô hạn cũng như được gần gũi với Phật và các vị bồ tát để học đạo thì chúng ta sẽ sớm ngày thành đạo quả. Như vậy Tịnh Độ pháp môn chỉ cần một đời hiện tại là chúng ta có thể thành công. Tu như thế được gọi là vừa có tự lực vừa có tha lực (tự nổ lực niệm Phật và tha lực tiếp dẫn vãng sanh của Phật). Người tu theo các pháp môn khác gọi là tự lực (tự mình tu cho đến khi phiền não dứt sạch và chứng được một trong bốn quả vị Thanh Văn mới có thể tự giải thoát khỏi vòng luân hồi).
Để giúp cho các bạn đang cầu đạo tìm đúng hướng đi trên con đường giải thoát cũng như hợp với căn cơ của người bận rộn thời nay, Đường Về Cõi Tịnh được mở ra với mong ước các bạn có thêm sự tham khảo cần thiết cho việc tự học tự tu. Các tài liệu hầu hết được chúng tôi thu thập từ các chư cổ đức đã đi trước và các vị tổ sư Tịnh Độ qua các bài viết và lời giảng từ xưa đến nay.
Nếu như việc làm này có chút công đức nào, chúng tôi xin thành tâm hồi hướng tất cả cho chúng sanh thập phương thế giới, nguyện cùng kết pháp duyên, đồng sanh Tây Phương đồng thành Phật đạo.
Cao Nguyên Tình Xanh Washington
17 tháng 8 năm Canh Dần 2010
BBT Đường Về Cõi Tịnh
Nam mô a di đà phật.
M xin cảm ơn tất cả mọi người đã nhắc nhở.?,m đúng thật là mất chữ TÍN thật rồi, thật là mê muội,vì m thấy nhiều ng trên thế giới tạp để cải thiện sức khỏe nên m nghĩ đây chỉ là một bài tập thể dujv đơn giản, bản thân m bị bệnh nên tâm luôn bất an,chỉ muốn khỏi bệnh thôi.Vậy cho mình hỏi thêm là tập vẩy tay đạt ma dịch cân kinh có phải là pháp tu khác không, m tập cái này được không ạ, mình nghĩ nó không giống pháp luân công, chỉ là bài thể dục đơn giản y,m sẽ cân nhắc tập PLC.Xin mọi người giúp m, cho m lời khuyên.?
A Di Đà Phật
Đời người sinh, lão, bệnh, tử (quy luật), vì bệnh mà thân tâm bất an, niệm Phật cho đến tìm các pháp cầu sao cho khỏi bệnh thì rất nguy hại cho sự vãng sanh.
Người đời niệm Phật cầu khỏe mạnh, tiền tài, danh vọng… nhưng chỉ có cầu vãng sanh mới đúng pháp, mới hợp với bản ý của Phật; vì hợp với bổn nguyện của Phật nên thường được quang minh Phật chiếu rọi nhờ vậy mà tất cả mọi sự đều viên mãn. Nay cứ chủ ý vào sức khỏe, tật bệnh chẳng may tuổi thọ hết thì rơi vào ác đạo, do vậy cần tập trung vào việc lo vãng sanh, tuổi thọ chưa hết thì nhờ vào sự gia trì của Phật sẽ qua cơn bạo bệnh, nếu tuổi thọ hết thì được về với Phật, trọn vẹn cả đôi đường.
Chúc bạn sớm giác ngộ lại việc tu hành niệm Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thanh Thảo!
Đi chùa chỉ là một phương tiện tu hành; người tu hành đi chùa thì tăng trưởng lòng tin nơi pháp Phật, người không tu hành đi chùa thì gieo duyên, tạo phước. Do đó việc đi chẳng thể giúp giải thoát. Tổ Pháp Nhiên có dạy “Ở nhà không niệm Phật được thì xuất gia niệm Phật, xuất gia niệm Phật không được thì ở nhà niệm Phật”, dù ở đâu niệm Phật cũng đều được (không chỉ là ở chùa), và chỉ có niệm Phật bạn mới hoàn thành được ước nguyện cứu cha mẹ, cứu chúng sanh.
“hiện giờ mình muốn dành thời gian bên mẹ nhiều hơn”, hãy nhân cơ hội này vừa chăm sóc mẹ, vừa khuyên mẹ niệm Phật vãng sanh Tây Phương, và tự thân bạn cũng niệm Phật- chẳng có gì trở ngại cả. Nên nhớ chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay đã có vô số cha mẹ, bà con chứ chẳng phải một kiếp này, được về đất Phật rồi, chứng được ngũ thông (Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông) sẽ nhìn thấy tất cả kiếp quá khứ- vị lai của chính mình, nhìn thấy tất cả chúng sanh đều từng là cha mẹ của mình đang ở đâu, nghe được tiếng kêu cứu của chúng sanh trong lục đạo.
Có thời gian bạn hãy thường xuyên ghé trang duongvecoitinh nhé, Trang nhà có đăng các bài pháp Tịnh độ rất hữu ích cho các hành giả sơ cơ.
Nam mô A Di Đà Phật- xin thường niệm
A Di Đà Phật. Con thường bị cảm giác chán nản cuộc sống nhưng lúc đó cũng lại không muốn cầu sanh tịnh độ, niệm Phật cũng không thấy an ổn. Cảm giác nổi trôi không muốn đi đâu. Cảm giác này con thường bị vào buổi chiều gần tối, nhưng ngủ một giấc sáng dậy thì lại hết. Cứ hai ba ngày lại xảy ra, có lúc thì xảy ra liên tục mỗi ngày. Nhưng những buổi khác thì lại không có. Cúi xin mọi người chỉ giáo, giúp đỡ.
A Di Đà Phật.
Chào bạn Ngân,
Sáng thì thức dậy cảm giác tự tại, buổi chiều tối thì lại cảm thấy mệt mỏi?
Tại sao bạn lại cố chấp tự trói buộc hoàn cảnh tương đối từ bên ngoài đem chứa vào trong tâm mỗi ngày chi cho mệt mỏi kỳ cục vậy?
Đối cảnh tương đối thuận ý hay nghịch ý, hãy cố gắng mỗi ngày niệm Phật hoan hỷ xả đi cho nhẹ lòng. Niệm Phật giải quyết đường sanh tử luân hồi là chuyện lớn đáng để bận tâm. Còn cuộc sống thì cứ tùy duyên an phận làm trọn bổn phận đi, thuận hay nghịch gì khi con người trút hơi thở cuối cùng rồi cũng thế thôi (hai bàn tay trắng).
Mỗi ngày còn hơi thở để được niệm Phật là niềm hoan hỷ quý báo lắm rồi, còn gì để khiến bạn chán nản trong cuộc sống ư? 🙂
“Được ‘thân người khó được’
Gặp ‘Bổn-Nguyện khó gặp’
Phát ‘đạo-tâm khó phát’
Lìa ‘luân-hồi khó lìa’
Sinh ‘Tịnh-Độ khó sinh’
Vui mừng không tả xiết!
Hoan-hỷ biết bao: Hiện đời được gặp Bổn-Nguyện của Đức A-Di-Đà.
Đi, đứng, nằm, ngồi đều xin báo-đáp ân-đức của Ngài. Lời dạy mười niệm càng để làm bằng cớ; Tất được vãng-sinh, tin lại càng tin!”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Mi Đà Phật:
Cho con được phép hỏi cư sĩ Viên Trí: Con rất thích niệm Phật thầm trong tâm, như vậy có tốt ko? Niệm Phật thầm có tốt bằng niệm ra tiếng ko ạ?
Nam Mô A Mi Đà Phật.
A Di Đà Phật
Diệu Hương!
Bạn hãy tham khảo bài vấn đáp sau để áp dụng vào cách hành trì của mình.
_()_
Niệm Phật lớn tiếng và niệm Phật nhỏ tiếng hoặc niệm thầm, công đức có bằng nhau không?
Hỏi: Kính bạch thầy, con có nghe nói mình niệm Phật lớn tiếng thì công đức sẽ nhiều hơn là niệm nhỏ tiếng và niệm Phật nhỏ tiếng thì công đức lại lớn hơn niệm thầm. Con không biết điều nói đó có đúng như vậy không? Kính mong thầy giải đáp cho chúng con hiểu. Thành kính cảm ơn thầy.
Đáp: Nếu nói một cách tổng quát thì, niệm Phật bằng cách nào cũng đều có công đức cả. Tuy nhiên, với điều kiện là hành giả phải nhiếp tâm thiết thiệt niệm Phật. Trong Kinh có nêu ra bốn cách niệm Phật: Cao thinh niệm (niệm Phật lớn tiếng), đê thinh niệm (niệm Phật nhỏ tiếng), kim cang niệm (niệm Phật se sẽ ở môi) mặc niệm (niệm Phật thầm ở trong tâm). Bốn cách nầy tùy hành giả linh động uyển chuyển mà có thể thay đổi. Theo kinh nghiệm của chư Tổ thì:
– Cách niệm Phật thứ nhứt, là hành giả niệm lớn tiếng lâu thì dễ bị tổn hơi và mau mệt, nhất là người trọng tuổi. Tuy nhiên, nó được cái lợi là dễ trừ được vọng niệm và bệnh hôn trầm ngủ gục. Vì khi niệm lớn tiếng, miệng niệm, tai nghe, chú tâm theo dõi nên nó lấn át được vọng niệm. Vọng niệm khó phát sanh. Đây cũng chỉ là một phương tiện khác nào như lấy đá đè cỏ thôi.
– Cách niệm thứ hai, là hành giả niệm Phật nhỏ tiếng. Cách niệm Phật nầy được cái lợi là ít bị tổn hơi và có thể niệm được lâu hơn. Nhưng vọng niệm cũng dễ xen vào.
– Cách niệm thứ ba, là hành giả áp dụng kim cang niệm. Nghĩa là chỉ niệm se sẽ ở môi. Cách niệm Phật nầy tuy không bị tổn hơi có thể niệm được lâu mà không cảm thấy mệt mỏi. Thế nhưng, nó có cái bất lợi là dễ bị hôn trầm, tức dễ ngủ gục.
– Cách niệm thứ tư, là hành giả chỉ niệm thầm trong tâm. Cách niệm Phật nầy chỉ có tự mình biết và được cái lợi là niệm được trong tất cả thời gian và nơi chốn. Không có hạn cuộc vào bất cứ nơi đâu. Trong tứ oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm đều niệm Phật được cả. Tuy nhiên, cách niệm Phật nầy hành giả phải dụng công tế nhị miên mật lâu ngày mới thành thói quen thuần thục được. Cách niệm Phật nầy, hành giả dễ mau được nhứt tâm hơn. Nhưng nó cũng dễ bị tán loạn lắm. Chỉ cần lơ là xao lãng một chút là vọng tưởng xen vào hoặc phóng tâm. Vì thế hành giả phải chú tâm lắm mới được.
Nói tóm lại, bốn cách niệm Phật trên, trong khi ứng dụng thì hành giả có thể tùy nghi linh động mà thay đổi cho thích hợp miễn sao tâm hành giả được an định là tốt.
Còn nói niệm Phật lớn tiếng thì có công đức nhiều hơn nhỏ tiếng và nhỏ tiếng thì công đức nhiều hơn niệm thầm v.v… Trước hết, thiết nghĩ, chúng ta cũng nên hiểu công đức là gì? Công đức theo đức Lục Tổ Huệ Năng nói trong Kinh Pháp Bảo Đàn thì, công đức là cái đức bên trong do diệt trừ phiền não mà có. Còn phước đức là cái đức bên ngoài do bố thí cúng dường mà được. Như vậy công đức và phước đức tuy có khác trên hành tướng, nhưng cả hai đều phải tu. Tuy nhiên, công đức bao giờ cũng quan trọng hơn. Mục đích của việc niệm Phật là cốt để tiêu trừ phiền não. Nếu niệm Phật mà phiền não không giảm bớt thì đó là niệm sai, không đúng với chủ đích của việc niệm Phật. Như vậy trong lúc hành giả niệm Phật đều có lợi cả hai: “Công đức và phước đức”. Công đức là nhờ chú tâm vào câu hiệu Phật mà vọng niệm phiền não không phát sanh. Phước đức là do ba nghiệp thân, miệng, ý, trong lúc niệm Phật được thanh tịnh mà có. Như vậy, niệm Phật bằng cách nào mà phiền não vơi đi, tâm hành giả được an định sáng suốt thì, đó là hành giả niệm Phật đúng cách. Còn nếu bảo niệm Phật lớn tiếng thì có công đức nhiều hơn các cách kia, theo tôi, người nói như thế thì không được đúng lắm. không biết họ căn cứ vào đâu mà nói như thế? Tuy trong Kinh có nói, niệm Phật lớn tiếng có mười công đức, nhưng không có nói là công đức nhiều hơn các cách niệm Phật khác. Không lẽ do niệm lớn tiếng bị hao hơi phí sức là có công đức nhiều hơn sao? Nếu niệm Phật lớn tiếng mà trong tâm thì nhớ nghĩ lung tung, không dính dáng gì đến câu hiệu Phật đang niệm cả, thử hỏi niệm như thế, có được công đức gì không? Vì niệm bằng cái tâm tán loạn thì công đức ở chỗ nào? Còn nếu niệm nhỏ tiếng hay niệm thầm mà hành giả được nhiếp tâm an định, vọng niệm không phát sanh, như vậy là công đức ít hơn niệm lớn tiếng chăng?
Tóm lại, niệm Phật có công đức nhiều hay ít, là do ở nơi tâm của hành giả có được an định hay không an định. Nếu hành giả chí thành tha thiết niệm Phật thì dù niệm bằng cách nào cũng đều có công đức và phước đức cả. Tuy nhiên, như trên đã nói, niệm Phật lớn tiếng thì được cái lợi là dễ trừ được vọng niệm và ít bị hôn trầm. Công đức là ở chỗ đó. Nhưng không phải ai niệm Phật lớn tiếng cũng được như vậy hết đâu. Điều nầy, còn tùy mỗi hành giả do chỗ dụng công tu hành tinh tấn hoặc giải đãi, chánh niệm hoặc thất niệm … mà có ra sự khác biệt.
(Tạng thư Phật học)
_()_
Nam mô A Di Đà Phật
Các bạn cho mình hỏi 1 chút. Mình rất nhiều lần nằm
mơ vào chùa và trong mơ thấy chắp tay niệm phật. Sự việc tái diễn nhiều lần và mỗi lần 1 khác nhau, trung bình 1năm mình mơ 2 đến 3 lần. Đúng duy nhất 1 lần mình gặp phật thích ca và quan âm bồ tát hào quoang tỏa sáng dặn dò mình điều gì đó lúc đấy mình cố nhớ mà đến giờ vẫn chưa thể nhớ ra được. Mình biết là khi đã nằm mơ như vậy.
Là mình có duyên với phật. Mọi người cho mình xin lời khuyên để mình có thể biết mình phải làm gì không. Xin cảm ơn mọi người !
Câu trả lời của bạn ở đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/tham-quan-dia-nguc-mot-cau-chuyen-co-that/comment-page-1/#comment-23565
A Di Đà Phật.
con là người sơ cơ tu học Tịnh độ, duyên lành được học đạo dưới ánh hòa quang của đại lão pháp sư thượng Tịnh hạ Không, song trong quá trình theo dõi các đồng tu để học hỏi có mấy vị phỉ báng ngài, điều này con không ngại, đức Phật còn bị người ta hãm hại huống hồ gì là ngài (con nghĩ vậy), song có một vị có kể một chuyện về ngài mà con không biết thực hư thế nào xin chư vị trả lời giúp đỡ con: năm 2012 pháp sư Tịnh Không đã nói đó là ngày tận thế và khuyên bảo đồng tu ngồi niệm Phật chờ vãng sanh nhưng điều đó đã không xãy ra, từ đó người ta không còn tin ngài nữa và phỉ báng ngài, như vậy chuyện này là như thế nào mong chư vị giúp con ạ! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT_()_
Nam mô A Di Đà Phật.
Bạn vào đường link sau để xem, bài này nói về những hiểu lầm mà bạn đã đề cập, có lẽ khi trích dẫn bài giảng không đầy đủ nên mới có sự hiểu lầm này.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/03/ht-tinh-khong-chinh-thuc-tra-loi-nhung-hieu-lam-ve-du-bao-dai-nan-nam-2012-vao-ngay-08-02-2012/
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Bạn hoan hỉ xem video này mọi thắc mắc sẽ được giải toả:
Khai thị 1
Khai thị 2
Nam mô A Di Đà Phật. Xin cho con hỏi khi mình công phu niệm Phật thì mình nên như thế nào? Con đang phân vân giữa 2 cách: một là mình tập trung lắng nghe tiếng niệm, hai là trong tâm mình tưởng tượng 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật trong đầu rồi đọc theo từng chữ. Như vậy thì con thấy mình không có lắng nghe được tiếng niệm. Xin hoan hỉ giúp giùm con.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Ý kiến nhỏ cá nhân NV,bạn tham khảo:
Trong 2 cách mà bạn đang phân vân,chọn cách thứ nhất : tập trung lắng nghe tiếng niệm. Niệm rõ ràng,nghe cũng rõ ràng.
Cứ tập trung lắng nghe câu Phật hiệu cũng sẽ giảm bớt đc tạp niệm.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
-Trong các kinh đêù bắt đầu bằng câu Tôi nghe như vầy.Nghe tức là như thế nào thì cứ để nguyên như thế vậy,ko dùng tác ý của mình thêm bớt vào.Cho nên nếu bạn trì danh niệm Phật hãy tập trung lắng nghe.
-Trong kinh A Di Đà đã nói rõ phương pháp là chấp trì danh hiệu và cũng nói ý nghĩa danh hiệu của A Di Đà Phật là Vô Lượng Quang,Vô Lượng Thọ. A Di Đà Phật là danh xưng tự tánh của mỗi chúng ta.
Vô Lượng Thọ là Tịch của tự tánh
Vô Lượng Quang là chiếu của tự tánh
-Tịch và Chiếu không hai, Quang và Thọ không hai là ý nghĩa của A Di Đà
-Khi tâm bạn trong lặng,miệng bạn niệm rõ ràng phân minh từng chữ thì đấy là Tịch,là Vô Lượng Thọ của tự tánh
-Tai bạn lắng nghe rỗng rang thấu suốt phân minh rõ ràng từng chữ thì đấy là Quang của tự tánh
-Miệng đọc đồng thời tai nghe rõ ràng đấy là Tịch và Chiếu, Quang và Thọ hòa lẫn tương tức tương nhập với nhau, Quang và Thọ ko hai
-Bạn không nên tách Tịch và Chiếu, Quang và Thọ ra làm hai,tức là miệng niệm mà tai lại ko nghe.Miệng và tai phải dung thông tương tức tương nhập với nhau thì mới đúng là tự tánh của chúng ta,bạn tách Quang và Thọ rời xa nhau thì còn gì ý nghĩa của danh xưng A Di Đà nữa.
-Chúng ta áp dùng phương pháp trì danh,không phải là Quán tưởng,nên mình nghĩ bạn hãy trở lại lắng nghe.
A Di Đà Phật
Xin cám ơn Liên hữu Hãy niệm A di đà phật, và Liên Hữu Nguyễn Vân
Cho con hỏi: nếu chỉ miệng niệm tai nghe tâm rõ tiếng niệm thì chỉ nhiếp được ba căn là nhĩ căn thiệt căn và ý căn, vậy thì khi đó các căn kia ở đâu, nhãn căn thân căn và tỷ căn ở đâu? Chẳng lẽ không hoạt dụng sao? Ví dụ khi lạy phật trì danh thì tâm phải chú ý đến việc lễ lạy của thân đồng thời với lắng nghe tiếng niệm,mũi ngửi mùi hương trầm v.v. như vậy thì lắng nghe bị phân tán rồi, hoặc khi kinh hành phải chú ý đến động tác đi đứng, tránh dẫm đạp côn trùng, như vậy cũng bị thân tán. Như vậy có được gọi là “nhiếp hết sáu căn” không?
Nếu không thì ý nghĩa của “thâu nhiếp sáu căn” là gì và làm thế nào để thâu nhiếp? Có phải là đóng hết năm căn chỉ còn để nhĩ căn hoạt động? Vậy thì chỉ có tư thế ngồi mới có thể hữu hiệu nhất?
Con có một vài trăn trở, kính mong quý Thiện tri thức khai thị giúp
Nam mô a di đà phật
Anh Xuân Lâm đừng lo, niệm Phật nếu nhiếp được 3 căn nhĩ, khẩu, ý thì các căn còn lại sẽ tự động được nhiếp lại theo. Anh tham khảo thêm ở đây:
Làm Thế Nào Để Thâu Nhiếp Lục Căn Tịnh Niệm Tiếp Nối?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/07/lam-the-nao-de-thau-nhiep-luc-can-tinh-niem-tiep-noi/
A Di Đà Phật
Bạn Mén cũng nói rồi đấy,mình nói thêm vài lời.
-Đại Thế Chí là sơ tổ Tịnh Tông của khắp hư không pháp giới,chứ không riêng gì chỉ là thế giới Ta Bà chúng ta.Có thế giới chúng sanh thì lợi nhĩ căn,có thế giới chúng sanh thì lợi nhãn căn,….Ngài biểu diễn tịnh niệm liên tục thu nhiếp đồng thời cả 6 căn là dạy cho hết thảy chúng sanh trong pháp giới chứ ko riêng gì chúng ta.Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thì mang tính chất địa phương hơn, chúng sanh thế giới Ta Bà lợi nhĩ căn,nên ngày dạy chúng ta tập chung vào 1 căn là nhĩ căn viên thông.
-Phương pháp trì danh niệm Phật này lấy ít thâu nhiếp nhiều,lấy đơn giản thâu nhiếp phức tạp,lấy A Di Đà Phật thâu nhiếp tất cả các vị Phật khác,lấy tây phương cực lạc thâu nhiếp tất cả mười phương tịnh độ Phật,lấy hạnh trì danh thâu nhiếp vạn hạnh khác,lấy nhĩ căn thâu nhiếp lục căn,cái gì chuyên thì dễ thành tựu hơn.
-Nếu miệng ko niệm rõ ràng thì làm sao tai nghe được rõ ràng,nếu ý căn ko tập trung thì làm sao tai nghe được rõ ràng,nếu tỷ căn loạn thì làm sao tai nghe được rõ ràng,nếu thân căn loạn động thì làm sao tai nghe được rõ ràng,nếu mắt nhìn lăng xăng lung tung thì làm sao tai nghe được rõ ràng.Nếu bạn tập trung được vào nhĩ căn tức là vào sự lắng nghe thì tự nhiên 5 căn kia sẽ chuyển theo.
-Lấy nhĩ căn làm Nhân,5 căn kia là duyên. Nhĩ căn chuyển nơi Nhân,5 căn kia chuyển nơi Qủa,hễ nhĩ căn thành tựu thì 5căn kia cũng đồng thời thành tựu.Nhĩ căn là mang tính chất bất biến nhiều,còn 5 căn kia mang tính chất tùy duyên nhiều.
-Tức là nếu niệm có thể dùng miệng niệm to hoặc dùng tâm niệm thầm,gọi là tùy duyên niệm
-Khi niệm,mắt có thể nhắm,có thể mở,nếu loạn động thì nhắm mắt lại,nếu buồn ngủ thì lại mở mắt ra,ấy gọi là mắt tùy duyên.
-Thân có thể đi,đứng,nằm ngồi,ấy gọi là thân tùy duyên.
-Còn tai thì lúc nào cũng phải lắng nghe,ấy gọi là nhĩ căn bất biến.
A Di Đà Phật
A di đà phật
Xin cám ơn mọi người
Cho hỏi thêm: tịnh niệm tương tục là gì? Làm thế nào để được tương tuc? Có thể xem tịnh niệm là nhân tương tục là quả và ngược lại không?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trương Xuân Lâm,
“Tịnh niệm tương tục” giản đơn là dùng tâm thanh tịnh để niệm Phật không gián đoạn mọi thời, mọi nơi, chốn không bị chi phối bởi không gian, thời gian. Muốn được “tương tục” bản thân bạn phải thường nhớ, nghĩ đến Phật và thường niệm Phật. Được thế, ngày qua ngày chân tánh sẽ hiển lộ…
Chúc thường tinh tấn niệm Phật.
TN
Đào Hạnh xin nhờ các thầy,các cư sĩ chỉ bảo giúp:nhà Đào Hạnh ko có thờ Phật,chỉ có bàn thờ gia tiên quay hướng Tây.Sáng và tối ĐHanh có hướng mặt lên bàn thờ niệm phật cầu sanh Tịnh độ, như thế có được ko ạ?Đào Hạnh có để Quyển kinh Chú Đại Bi có hình phật ngàn tay ngàn mắt trên ban thờ để tượng trưng cho sự hiện diện của Phật.Đ Hạnh có đọc quyển Phép tắc dành cho phật tử tại gia lại hướng dẫn nếu nhà ko có ban thờ Phật,thì khi niệm Phật cầu vãng sanh phải hướng mặt về hướng Tây,mà như Đ hạnh trình bày ở trên thì khi niệm Phật Đ H hướng mặt lên bàn thờ lại là hướng Đông.Đào Hạnh băn khoăn quá.Mong mọi người hoan hỉ chi bảo. Nam mô a di đà phật,
Nam mô A Mi Đà Phật. Kính bạch thầy cho con hỏi: Con phát tâm muốn được niệm Phật cầu vãng sanh nhưng mỗi lần con niệm Phật con lại nghi ngờ về niềm tin của mình. Con luôn nghĩ là mình chưa thực sự thiết tha tin tưởng, luôn nghĩ là mình chưa thực sự niệm Phật. Con cũng không biết là thành tâm như thế nào. Xin quý thầy cùng quý cư sĩ hoan hỉ giải đáp giúp dùm con. Nam mô A Mi Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ chịu khó tập gõ tiếng Việt để độc giả dễ bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Để tăng trưởng lòng tin, không gì khác hơn chị hãy nghe pháp về Tịnh Độ mỗi ngày. Các bài giảng của thầy, cô sẽ dần xóa đi mọi nghi ngờ trong tâm chị. Chị hãy ráng để dành thời gian để nghe pháp mỗi ngày nhé. Niệm Phật mà không tin 100% sau này sẽ lọt về biên địa chứ chưa được dự vào chín phẩm sen đó chị.
Niệm Phật Nhưng Không Tin Chính Mình Sẽ Vãng Sanh Về Biên Địa
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/08/niem-phat-nhung-khong-tin-chinh-minh-se-vang-sanh-ve-bien-dia/
A Di Đà Phật!
Như đạo hữu Diệu Hương, niềm tin chưa khởi phát mạnh mẽ, đó là chướng ngại đa số của người tu hiện nay, Tổ dậy do thiện căn phước đức nhân duyên chưa đủ hoặc còn gọi là cạn mỏng, những người niềm tin sâu dầy họ liền chết lòng ngay khi biết đến niệm Phật nhưng thật sự trong đời mạt hiện nay hơi hiếm, đa số như tôi và bạn. Do đó Chư Tổ dạy chúng ta phải tích công lũy đức, cách thù thắng nhất là chuyên tâm niệm Phật, niệm Phật nhiều, sáng đến tối, tối đến sáng tâm không rời câu Phật hiệu đến lúc nghiệp tiêu trí rạng được Phật lực gia trì sẽ thấy lợi lạc, Tây phương trước mắt, chớ nghi ngờ chỉ sợ công phu mình chưa đến nới đến chốn. Bên cạnh đó phải giữ tâm thiện lành đoạn ác tu thiện.
Hòa thượng Tịnh Không thì Ngài dạy lúc đầu bạn nên chuyên nghe Kinh(các bài giảng của Hòa thượng), chuyên tụng bộ kinh Vô lượng thọ thấu rõ sự lý nhân quả của niệm Phật, tin tâm tăng tăng trưởng sâu sắc khi đó bạn mới niệm Phật thì mới khế nhập được.
Chúc bạn cố gắng tinh tấn trên đường đạo!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn nên nghĩ phương pháp niệm Phật này đơn giản đi một chút,đừng nghĩ phức tạp nhiều,nghĩ đơn giản sẽ dễ tin dễ làm,nghĩ phức tạp sẽ khó tin,khó làm
-Ví như bạn có hoa đẹp trong nhà,hàng ngày bạn dành ra 30 ph để tưới nước chăm sóc cho hoa nở.Nhưng đây ko phải hoa thông thường mà là hoa sanh mạng,hàng ngày bạn niệm Phật thì hoa sen ở tây phương càng ngày càng lớn đẹp.Khi căn thân này hết thì sanh mạng của bạn sẽ hiện nơi hoa sen kia.Hãy nghĩ niệm Phật giống như người chăm sóc hoa mỗi ngày vậy.
1. Con cũng không biết là thành tâm như thế nào
-Bạn chịu tưới hoa,và tin rằng hoa sẽ nở và mình sẽ hóa sanh vào đó,đó là thành tâm
2. Con phát tâm muốn được niệm Phật cầu vãng sanh nhưng mỗi lần con niệm Phật con lại nghi ngờ về niềm tin của mình
-Đã nhọc công tưới hoa rồi,thì hãy tin rằng hoa sẽ nở,tin thì được lợi ích,ko tin thì sẽ thiệt thòi,đằng nào cũng niệm Phật rồi thì hãy nên tin đi
-Kinh A Di Đà
Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Ðà, phương Ðông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Ðại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Ðăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Ðăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Ðại Quang Phật, Ðại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Ðạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Ðức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”. Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của chư Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
4.Bạn ko tin Phật thì còn tin ai nữa đây,thà rằng tin lầm Phật còn hơn tin lầm người thế gian,huống hồ gì Phật lại chẳng nói dối.Một vị Phật đã chẳng nói dối,huống hồ gì cả 6 phương Phật.
-Bạn nên đọc thêm kinh A Di Đà hàng ngày,cái gì nghe nhiều rồi sẽ tin.
A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật!
Gởi bạn Diệu Hương.
Ngay trong quá trình tu học, nhất định có hiện tượng lên xuống, cũng chính là nói, có lúc tinh tấn, có lúc thoái chuyển. Hiện tượng này thì tương đối phổ biến. Nếu như muốn gìn giữ không thoái, ngay trong một đời này chắc chắn thành vô thượng đạo. Có thể chân thật giữ được không thoái chuyển thì bạn không khác biệt gì với Bồ Tát Địa Thượng. Vậy chúng ta muốn hỏi, làm thế nào giữ được không thoái? Cần phải có “tín nguyện kiên định”. Tín nguyện kiên định từ đâu mà có? Từ đọc Kinh nghe pháp mà có. Đây chính là nói Kinh không thể không đọc, không thể không nghe. Nhất là lòng tin chưa đạt đến mức độ kiên định thì đọc Kinh, nghe Kinh vô cùng cần thiết. Mỗi ngày cần phải có một hai giờ đồng hồ để đọc Kinh, để nghe Kinh, mỗi ngày không gián đoạn, có như vậy mới có thể tăng thêm tín tâm của chính mình, kiên định nguyện vọng cầu vãng sanh của chính mình. Đại Sư Ngẫu Ích ở trong “Yếu Giải” giảng rất hay, tín nguyện đầy đủ thì chắc chắn được sanh, phẩm vị cao thấp là ở công phu niệm Phật sâu hay cạn. (Thái Thượng Cảm Ứng Thiên)
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
1/ Thầy ơi, con muốn học và hành theo pháp môn của Phật Dược Sư thì con phải làm như thế nào? Con cảm thấy mình có duyên với Phật Dược Sư nên muốn học chánh pháp của Người nhưng con lại không biết phải làm như thế nào.
Con đã từng search trên mạng tìm hiểu về cách học tu theo pháp môn Phật Dược Sư, một số người nói phải trì chú Dược Sư, số khác nói phải hàng ngày niệm Kinh Dược Sư, một số khác thì nói phải niệm danh hiệu Phật. Mà thời gian để làm cả 3 thì con không có. Vì con tương đối trẻ (23t), nên cuộc sống của con giờ đang rất bận.
Con muốn đọc chú thôi được không thầy? Vì con thấy bản thân có duyên với chú Dược Sư hơn. Con thuộc chú khá dễ dàng. Riêng Kinh Dược Sư, tối con nghe tí là lại buồn ngủ, dù bản thân con thấy Kinh Dược Sư rất hay, đọc đến đâu con đều ngẫm đến đó.
Và con có thể đọc chú mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào con rãnh được không thầy, như bà con tu bên tịnh độ, bà bảo đi đứng nằm ngồi đều có thể niệm danh hiệu A Di Đà Phật được?
2/Chú Dược Sư ghi trong quyển Kinh Dược Sư con thỉnh về khác với chú DƯợc Sư con thấy trên mạng. Mà chú Dược Sư mỗi nơi lại ghi 1 kiểu, con nên đọc chú Dược Sư nào đây thầy? Nếu nhỡ chú con đọc từ trước đến giờ không chính xác thì có sao không thầy?
3/Vì ba mẹ con chưa hướng Phật và con biết họ cũng sẽ thấy không hài lòng nếu thấy con mới 23t đã sớm ngày ăn chay niệm Phật nên con phải giấu bố mẹ về việc con hướng Phật. Điều này đồng nghĩa với việc con không thể thỉnh tượng Phật Dược Sư cũng như treo hình Phật. Vậy nên mỗi lần con muốn lạy Phật tại gia, thì tối tối khi bố mẹ con ngủ thết rồi, con xoay hướng Đông rồi lạy thôi được không thầy? Thiệt tình, con muốn lạy Phật mỗi ngày mà nhà con không thờ Phật nên con chẳng biết phải làm sao.
4/Thầy cho con xin địa chỉ chùa thờ Phật Dược Sư ở TPHCM được không? Con nhiều lúc muốn đảnh lễ trước tượng Phật Dược Sư mà những chùa con biết đều thờ Phật Dược Sư.
Cảm ơn thầy,
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
-Trang web này,chủ yếu là người tu tịnh độ,mình nghĩ bạn ko những có duyên với Phật Dược Sư mà lại còn duyên với Phật A Di Đà
-Tu hành Phật Pháp cần phải có đường lối rõ ràng,có người chỉ dẫn,ko nên theo kiểu mập mờ nước đôi.
-Chú giải kinh Dược Sư và phương pháp tu hành cũng rất ít được nói tới,trong khi đó pháp môn tịnh độ thì rất nhiều hướng dẫn rõ ràng.
-Vì sao.Vì bây h là thời đại của Phật A Di Đà và Phật A Di Đà cũng có duyên sâu đậm với chúng sanh thế giới nay.Từ xưa đến nay,có rất nhiều vị bồ tát tái lai tán dương,chú giải,khuyến khích mọi người niệm Phật.Mười phương Phật,tất nhiên trong đó có cả Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật đều khuyên chúng sanh niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc.
-Thế giới Lưu Ly Quang của Phật Dược Sư cách thế giới chúng ta rất xa,rất khó tới,ko gần như Cực Lạc.Cho nên trước tiên hãy về Cực Lạc trước,về Cực Lạc đồng nghĩa với việc bạn gặp Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật,vì cõi Cực Lạc có phương tiện thù thắng để bạn đi khắp các thế giới khác.Nếu đi trực tiếp từ thế giới này đến Thế giới Lưu Ly Quang là khó.
-Hơn nưa,bạn vào trang Web này có thể là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật đã ngầm nói với bạn rằng con hãy đến gặp Phật A Di Đà trước thì sẽ gặp được ta.
-Trong kinh cũng nói rõ,mười phương Phật cùng một Pháp Thân,người gặp được A Di Đà Phật cũng tức sẽ gặp được hết thảy các Phật khác.
-Bạn có thể tham khảo tại đây
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoRV9qZDJLMlhESkk/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPocGMxSS1malltZnc/view?usp=sharing
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Anh!
MD chuyên tu Tịnh độ Tây phương nên chỉ có chút hiểu biết về Pháp môn trì danh hiệu A Di Đà Phật, Pháp Phật 84.000 pháp môn, 13 tạng Kinh điển thì hoàn toàn mù tịt, do đó xin có đôi lời chia sẻ, nếu có thiếu sót xin bỏ qua.
*Mười phương Phật không chỉ có Tây Phương Cực Lạc là cõi Tịnh, cõi Phương Đông của Dược Sư Phật cũng là một trong cõi Tịnh độ, ngoài ra còn có cõi Tịnh độ của A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật… Tuy nhiên khi nói đến Tịnh độ người ta lại nghĩ ngay đến A Di Đà Phật, điều này không phải hiển nhiên. A là Vô, Di Đà là Lượng, Phật là Giác; Vị Phật nào không vô lượng giác; do đó A Di Đà Phật không chỉ là danh hiệu riêng của A Di Đà Phật mà còn là danh hiệu chung của mười phương Phật. Thế thì khi niệm danh hiệu A Di Đà Phật, hành giả không chỉ niệm biệt hiệu A Di Đà Phật mà là niệm danh hiệu của mười phương chư Phật, niệm tự tánh Di Đà của chính ta. Do đó, chúng ta chớ nên khởi tâm phân biệt nên niệm A Di Đà Phật hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
*Lục tự Di Đà (Nam mô A Di Đà Phật), tứ tự Di Đà (A Di Đà Phật) được coi là danh hiệu dễ hành trì bởi có văn tự tương đối ngắn. Và ta vẫn thường nghe, thường niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… (không có Nam mô), nhưng khi niệm các danh hiệu Phật khác thông thường phải có 2 chữ Nam mô. Niệm A Di Đà Phật trông trổng như vậy nhiều hành giả sợ mắc tội bất kính. Tuy nhiên, Phật A Di Đà biết trước thời mạc pháp, tận pháp chúng sanh chỉ biết nương nhờ pháp môn niệm Phật để thoát sanh tử; và đến giờ phút lâm chung thân thể đau đớn vì tứ đại phân ly, tâm thức rối loạn chẳng thể niệm Phật được mà A Di Đà Phật thương xót “cho phép” chúng sanh chỉ niệm A Di Đà Phật hay một chữ Phật, Ngài cũng đến tiếp dẫn.
*Mười phương Phật đồng xưng dương, tán thán ca ngợi công đức A Di Đà Phật vì bổn nguyện rộng lớn:
“Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, hết lòng tin tưởng, nếu có điều lành nào, tâm tâm hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, thề không thành Chánh giác. Ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.
[18- Nguyện mười niệm tất vãng sanh.]”
Thệ nguyện này viên mãn nhất, trong mười phương chư Phật, duy chỉ có đức A Di Đà Phật phát thệ nguyện này.
*Cho nên chúng ta chớ nên hoài nghi, phân vân là nên niệm danh hiệu Phật nào mà nên nghĩ cách làm sao nhanh chóng sớm thành tựu đạo Bồ Đề, như vậy đã đền đáp được ân sâu của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, của mười phương chư Phật đã ngầm gia bị chỉ lối cho chúng ta gặp được pháp môn thù thắng một đời liễu sanh tử.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Gửi bạn Anh tham khảo qua.
Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Lược Giảng
(Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng tại Kim Luân Thánh Tự)
http://www.dharmasite.net/KinhDuocSuLuocGiang.htm
“3/Vì ba mẹ con chưa hướng Phật và con biết họ cũng sẽ thấy không hài lòng nếu thấy con mới 23t đã sớm ngày ăn chay niệm Phật nên con phải giấu bố mẹ về việc con hướng Phật.”
Nếu bạn Anh giấu bố mẹ về việc ăn chay niệm Phật thì làm sao khiến bố mẹ có có duyên biết hướng về Phật hay Tam Bảo? Nếu bạn ăn chay niệm Phật mà thể hiện sự quan tâm hiếu thảo đến bố mẹ, chắc chắn sẽ khiến bố mẹ bạn vui mừng, gieo thiện cảm phát tâm Bồ Đề tin theo. Bạn ăn chay niệm Phật cũng phải làm tròn bổn phận việc trong gia đình, thế thì ai không khởi tâm tin Tam Bảo đúng không? Nếu bạn ăn chay niệm Phật mà bỏ mặt bố mẹ, anh em, v.v.. không quan tâm giúp việc nhà thì mọi người sẽ tìm đủ mọi cách để làm chướng ngại việc tu hành của bạn, và thậm chí có thể hủy báng Tam Bảo gieo tội lỗi nặng thêm nữa.
Tất cả tùy duyên, bạn hãy cố gắng phát tín tâm mà “khéo tùy theo hoàn cảnh gia duyên” tu hành. Tâm thành thì Phật nào cũng chứng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn mọi người.
Con chào các thầy,
Con lấy chồng được 3 năm, có một bé trai xinh xắn, nhưng cuộc sống gia đình không đầm ấm. Chồng con không quan tâm tới gia đình, chỉ biết vui chơi, nhậu nhẹt bên ngoài, lại thêm phần chửi bới, chì chiết nên con đem lòng thù hận. Con không thể từ bỏ được vì nghĩ đến thằng bé thiếu thốn tình cảm cha mẹ. Con biết thù hận cũng chẳng được gì, có cố làm cũng chẳng thể thay đổi được gì. Biết là vậy nhưng lòng con không yên, lúc nào cũng buồn, cũng tủi thân cho số phận của mình. Con xin các thầy cho con lời khuyên.
Con xin chân thành cảm ơn!
Đường Về Cõi Tịnh: Mong bạn ráng hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu để các liên hữu có thể hiểu và tiện chia sẻ với bạn.
A Di Đà Phật
Oanh Kim!
Chúng tôi hiểu và thông cảm cho nỗi khổ tâm của bạn. Phụ nữ VN là vậy chịu đựng và hy sinh vì gia đình, tuy nhiên chẳng có mấy ai nhận được hạnh phúc. Biết làm thế nào, từ xưa đến giờ đau khổ là quy luật, cuộc sống vốn không trọn vẹn. Thôi thì chấp nhận vậy, song chấp nhận ở đây không có nghĩa là gồng mình trong uất hận, mà là biết dung hòa cảm xúc: đời là cõi tạm. Chẳng có gì đáng phải đau khổ trong cuộc đời tạm bợ này; và tìm cách thoát ly đau khổ để tìm sự an lạc vĩnh hằng- đó là lời khuyên dành cho bạn và đó cũng là con đường chung mà chúng tôi đang đi và sẽ đến đích.
A Di Đà Phật
Chào bạn Oanh Kim ,CN nghe HT Tịnh Không giảng nếu ai làm khổ mình qúa thì nên để tên họ người đó lên bàn thờ và lạy mỗi ngày , sau 1 thời gian sẽ khiến cho người đó hết làm khổ mình à , nhưng là lạy với tâm từ chứ khg phải lạy với cái tâm cho ổng lên bàn thờ ngồi lun nha bạn , chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc .
a di đà phật! con xin kính chào các thầy, con không biết mình có duyên với phật pháp thế nào, từ hồi còn nhỏ xíu bà nội bà ngoại đều niệm phật, lúc đó con còn bé chả hiểu gì nhưng rất thích ngồi nghe niệm phật cùng các bà đi chùa,lớn lên con cũng rất thích đi chùa,thời gian con đi học hầu như chiều nào cũng thơ thẩn 1 mình lên chùa,đến bây giờ đã 25 tuổi con mới có duyên được nghe giảng pháp, nghe pháp thực sự con không hiểu gì như thể mình từ trên trời rơi xuống đất vậy,( ngơ ngáo), dù vậy nhưng con rất hoan hỷ có lúc tự nhiên nước mắt dàn dụa,nổi cả da gà, chỉ cảm thấy nó quá vi diệu không thể dùng lời,dùng cảm xúc nào mà tả nổi,con lên mạng tìm kinh sách để đọc nhưng con không hiểu nổi 1 câu, may mắn con học tiếng trung do đó con lấy bản tiếng trung đọc thì có hiểu sơ sơ chút ít,nhưng nghe thầy Tinh Không giảng thì tá hỏa, ý nghĩa trong kinh phật quá thâm sâu,càng nghe càng thích thú và càng không hiểu gì,hiện tại con chỉ muốn xin nghỉ việc và chú tâm vào việc nghiên cứu kinh sách, buông bỏ tất thảy duyên(may mắn là con chưa lập gia đình, cũng không yêu mến ai chỉ muốn cuộc sống thanh bần),nhưng muốn hiểu kinh sách cần có 1 bậc thiện tri thức dìu đỡ,và hướng đi đúng đắn mà con hiện tại thì như người lạc đường trong mê cung vậy, chẳng biết đi đâu mà tìm, cũng không biết phải làm thế nào. xin các vị cho con lời khuyên ạ? con xin chân thành cảm ơn.. A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
A. NHÂN-QỦA PHẬT PHÁP
-Trước tiên,bạn hãy nghiêm túc bỏ ra xem kỹ đoạn clip 20 ph này,đọc hai bài sau của hòa thượng Tịnh Không để xác định rõ mục tiêu,NHÂN-QỦA trong việc học đạo.
1.MƯỜI NIỆM A DI ĐÀ PHẬT
2.NIỆM PHẬT-PHÁP MÔN BẤT KHẢ TƯ NGHỊ CÔNG ĐỨC
3.CỔ NHÂN HỌC KINH NHƯ THẾ NÀO
Pháp môn này đầu tiên phải xây dựng cho mình cái TÍN CĂN kiên cố hay còn gọi là thiện căn.Không có TÍN CĂN thì giống như bèo dạt,mây trôi,nay ở chỗ này,mai ở chỗ khác. TÍN CĂN phải giống như cây đại thụ,rễ bám chặt vào trong đất chẳng lay động bởi gió,lại còn có thể sanh ra hoa trái tốt nữa.
Nếu ko có TÍN CĂN vững chắc,dù tu 10 năm,vẫn có thể thay đổi tu pháp môn khác,đừng để mình rơi vào trường hợp này.
– TÍN CĂN vô cùng quan trong,chính vì thế kinh A Di Đà,gần như nửa cuối quyển kinh chư Phật 6 phương nhắc đi nhắc lại ” Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này “. Lời thì trùng lặp nhưng càng nhắc lại là càng tha thiết,có quyển kinh nào mà dùng tới gần phần nửa chỉ là để khuyến TÍN CĂN chưa,thật hiếm có. TÍN CĂN với pháp này thật khó cho nên chư Phật 6 phương phải tổng lực khuyến Tín như vậy,đủ thấy TÍN CĂN quan trong như thế nào.
– TÍN CĂN là trí huệ,lý trí ,không phải là cảm xúc nhất thời.Cảm xúc thì lúc thuận thì hưng phấn,nhưng gặp nghịch cảnh thì dễ thay đổi
-Muốn xây dựng được TÍN CĂN thì nhất định phải chuyên tâm vào môn tịnh độ trong nhiều năm,không nên đọc xen tạp thể loại khác
-Chẳng hạn bạn phải chọn ra 1 kinh làm chủ,ví dụ như là kinh A Di Đà chẳng hạn.Còn các kinh khác như Vô Lượng Thọ, Quán Kinh hoặc là Văn Sao,…làm bạn.Một kinh làm chủ,các kinh khác vây quanh làm bạn.Bộ kinh chủ,tức là đó là bộ kinh bạn thọ trì thường xuyên không thay đổi hàng ngày,làm bạn tức là những kinh kia phải đồng bộ,đồng thuận,cổ vũ,khích lệ cho kinh chủ.Làm bạn thì thay phiên nhau hỗ trợ cho chủ,có thể gián đoạn.Chẳng hạn như kinh A Di Đà rất xúc tích,bạn muốn biết rõ đời sống người Cực Lạc thì bạn có thể đọc kinh Vô Lượng Thọ để biết rõ hơn,hoặc nếu muốn biết rõ phẩm vị thì đọc qua Quán Kinh sẽ rõ,hoặc là nghe lời khai thị của các tổ tịnh độ,bạn thì có thể thay phiên nhau được,có thể gián đoạn được nhưng chủ thì nên duy trì,ngày nào cũng nên phải tụng bộ kinh chủ.
-Mặc dù Phật A Di Đà phát ra 48 đại nguyện,nguyện nào cũng là mong muốn tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh Cực Lạc,tâm Phật thì như vậy nhưng tâm chúng sanh thì lại hay suy nghĩ loạn xạ,dù có niệm Phật vẫn là đi cầu phước báo nhân thiên,cho nên người niệm Phật phải hồi hướng công đức về thế giới Cực Lạc,nếu không sẽ chỉ được phước nhân thiên.Cho nên niệm Phật ắt phải biết cách hồi hướng.Hồi hướng bằng cách nào,tốt nhất là bằng cách tụng kinh A Di Đà,cho nên trước khi niệm Phật nện tụng kinh A Di Đà 1-2 biến.Kinh A Di Đà rất ngắn,đây là bài hồi hướng tốt nhất cho việc niệm Phật,bài hồi hướng này không phải là bồ tát hay tổ sư nói ra mà chư Phật 6 phương nói ra.Toàn bộ kinh A Di Đà,rất nhiều lần Phật khuyên chúng sanh hãy Tín,hãy Nguyện,hãy Hạnh,đều mong mỏi chúng sanh vãng sanh Cực Lạc nhanh chóng,đó không phải là hồi hướng thì còn gọi là gì.
-Cho nên mình vẫn khuyên bạn trong vòng 5-10 năm hãy duy 1 bộ kinh và 1 câu A Di Đà Phật làm thời khóa chính của mình.Sau 5 năm có thể bỏ kinh chỉ còn lại 1 câu A Di Đà Phật
-Sau 5 năm đọc kinh,tâm đã thật sự có Tín Căn,đã được rèn luyện rồi,nó đã được định hình mặc định,khi ấy chẳng cần bạn đọc kinh chỉ cần bạn niệm A Di Đà Phật thì nó cũng tự hồi hướng về thế giới Cực Lạc.Còn nếu như ngay bây h,bạn chỉ niệm Phật,nếu tâm lực bạn mạnh thì rất tốt,còn nếu nó hay suy nghĩ loạn xạ,thì rất dễ sẽ rơi vào đường nhân thiên,đó là theo tập khí của chúng ta từ vô thủy thích phước báo nhân thiên,nay niệm Phật nhất định phải hồi hướng về thế giới Cực Lạc,phải nói rõ cho tâm của mình biết là tôi niệm Phật là để vãng sanh Cực Lạc,vì thế thời gian đầu nên tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Vô Lượng Thọ.Kinh A Di Đà ưu điểm là rất ngắn,ngắn ở đây không phải theo kiểu cắt xén mà đó là chắt lọc phần tinh tủy của tịnh độ.
Cho nên mình vẫn khuyên bạn 1 bộ kinh-1 câu A Di Đà Phật làm chủ,còn bạn thì như trên mình đã nói rồi đó,có bạn hỗ trợ là tốt nên bạn đọc Văn Sao là tốt mà.
-Đã tu pháp môn này thì bạn phải tin Phật,tin chính mình.
B.Chia sẻ chút về việc học Phật Pháp.Bạn có thể tham khảo,đi theo trình tự sau
Không nhất thiết là phải đọc tất cả,phần nào dễ đọc thì đọc trước,phần duy thức luận nếu thấy khó thì chẳng cần đọc
I.Bạn nên tìm hiểu sơ về Phật Thích Ca tại đây
1.THIÊN NHÂN SƯ
II.Tìm hiểu về NHÂN QUẢ
1.HỌC CÁCH BỐ THÍ NHƯ THẾ NÀO
2.KINH NHÂN QUẢ
III.Kiến thức cơ bản Phật Pháp
1.Lục Đạo chúng sanh
TAM GIỚI LỤC ĐẠO LUÂN HỒI
Nói sơ về cảnh giới chúng sanh trong sanh tử,đồng thời biết được mình đang đứng ở vị trí nào trong luân hồi để khỏi ảo tưởng là mình rất to lớn
2.Duy thức luận
-THẾ GIAN ẢO TƯỞNG
-TAM GIỚI DUY TÂM
Duy thức luận rất rộng,ở đây chỉ trích một phần thôi. Duy thức là nói về tâm thức của chính mình,chúng ta có tâm mà lại ko biết gì về tâm nó như thế nào,thì phải đọc một chút về Duy thức luận.Phần này chỉ đọc sơ qua để biết khái niệm thôi,đừng ép là phải cố đọc cho hiểu luôn, quan trọng là phần IV,đọc nhiều phần IV,sẽ dần dần tự nhiên hiểu rõ 3 phần trước.
IV.Vào cửa thâm nhập tịnh tông
-Đây là con đường,là cơ hội để chúng ta trở về diệu tâm,tìm lại bản lai diện mục của chính mình,bộ mặt thật trước khi cha mẹ và trời đất sanh ra thân xác ta
A Di Đà Phật
Mình xin được chia sẻ với những ai mới học tịnh tông,các bạn có thể tham khảo
1.Giai đoạn 1.
-Mình nghĩ là bắt đầu từ 48 đại nguyện của A Di Đà Phật
48 ĐẠI NGUYỆN PHẬT A DI ĐÀ
-Còn đây là bản tụng hàng ngay
TỤNG 48 ĐẠI NGUYỆN PHẬT A DI ĐÀ
Chúng ta nên kết hợp cả hai là việc học nghiên cứu và đọc tụng hàng ngày
-Ta chuyên tâm đọc tụng,miệng đọc rõ ràng,tai nghe rõ ràng là đang tu Căn Bản Trí. Căn Bản Trí là tâm thanh tịnh,là vô tri.Vô tri ko phải là ko biết gì.Nếu ko biết gì gọi là vô minh.Hoặc nếu cái biết có được phải qua sự suy nghĩ,phân biệt thì cũng gọi là vô minh. “Vô tri” là không phân biệt, không chấp trước, không vọng tưởng, chứ không phải là chẳng biết gì.Cái biết rõ ràng trực tâm ko thông qua sự suy nghĩ gọi là vô tri. Vô tri mà vẫn hay biết chính là Chân Tri,là Căn Bản Trí
-Hàng ngày chúng ta nghe pháp,đọc Sớ sao,văn sao,…khai thi của các tổ là đang tu Phương tiện trí. Phương tiện trí là cái trí để cầu Căn Bản Trí,nó cũng hướng về Căn Bản Trí
-Mới đầu phải kết hợp cả hai là trực tiếp tu Căn BảnTrí từ đọc tụng kinh và Phương tiện trí.
2.Giai đoạn 2
-Cần phải biết rõ các hiện trạng,phẩm vị vãng sanh để khỏi nhầm lần thắc mắc
BA BẬC CHÍN PHẨM VÃNG SANH
-Đây là bản để tụng
TỤNG BA BẬC CHÍN PHẨM VÃNG SANH
3.Giai đoạn 3 lấy 1 bộ kinh mà chuyên tâm hành trì
-Ở đây mình chọn kinh A Di Đà.Kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ có cùng ý nghĩa,tuy nhiên kinh A Di Đà văn tự ngắn gọn hơn nhiều.Cho nên trong cách hành trì nên chọn lấy cái đơn giản.Nếu chúng ta học chuyên sâu từng chữ một thì kinh Vô Lượng Thọ dài khiến chúng ta khó tập trung,ko có thời gian.Kinh A Di Đà ngắn,chúng ta dụng công chuyên sâu được.Chúng ta có Liên Trì Đại Sư viết A Di Đà Sớ Sao trên cả tuyệt vời,giải nghĩa từng chữ một trong kinh,HT.TK giảng cũng rất hay khiến cho chúng ta liễu nghĩa được bộ kinh này được phần nào,từ đó mà phát sanh tín tâm thọ trì bộ kinh này.
-Nhưng vì HT.TK giảng Sớ Sao rất dài,e rằng ko phải ai cũng có thời gian mà đọc hết được,nên ở đây mình có bản tóm tắt,chỉ giữ lấy phần đơn giản,những phần chuyên sâu cảnh giới lại cao thì mình ko cho vào đây.Rất thích hợp cho người mới học hoặc ngại đọc chữ nhiều.
A DI ĐÀ SỚ SAO TÓM LƯỢC
-Còn đây là phần tụng,mình kết hợp cả sớ sao,yếu giải,kinh A Di Đà.Thời gian đầu tụng cả 3 phần.Sau này có thể chỉ cần tụng kinh A Di Đà
BẢN TỤNG TỔNG HỢP.PDF
BẢN TỤNG TỔNG HỢP.WORD
4.Học Phật Pháp thì phải biết quy hoạch về một chỗ,tránh học tràn lan nhiều,lại rối bời,mất nhiều thời gian mà chẳng đi về đâu.Học phần nào thì chuyên tâm tập chung phần đó,xong phần này thì mới chuyển sang phần khác.
-Chẳng hạn như 3 tháng đầu tiên,chỉ học và đọc tụng 48 đại nguyện.Sau 3 tháng chuyển sang phần 2 thì buông bỏ phần 1,chỉ chuyên tâm vào học và đọc tụng phần 2.
-Đến giai đoạn 3 thì buông bỏ cả hai phần trước chỉ chuyên tâm học và đọc tụng kinh A Di Đà.
-Tiến sâu hơn nưa thì buông bỏ đi phần học chỉ chuyên tâm phần đọc tụng.
-Tiến sâu tiếp chỉ đọc tụng kinh A Di Đà,bỏ luôn cả phần tụng sớ sao, yếu giải.
-Tức là thời điểm này chỉ còn 1 bộ kinh A Di Đà và 1 câu A Di Đà.Cứ như vậy đến suốt đời chắc chắn sẽ vãng sanh,lại còn vãng sanh phẩm vi cao nữa.
-Học pháp môn này không ngã mạn mà cũng ko được tự ti.Ngã mạn là kẻ cuồng huệ,tự ti thì lại không biết đón nhận.Lúc nào cũng nghĩ mình ko xứng đáng được nhận quà là kẻ tự ti,sẽ đánh mất đi cơ hội vốn có.Hãy biết đón nhận.
-Mà cũng đừng suy nghĩ lo lắng vẩn vơ.Hôm nay trời chưa sập thì cứ niệm Phật,ngày mai trời có sập thì ít nhất ngày hôm trước cũng đã có chút vốn niệm Phật trong mạng.Lúc trời chưa sập thì cứ lo trời sập,đến lúc trời sập rồi thì vẫn là ra đi mà ko có vốn gì cả.Hãy đừng ưu,bi sầu não.
-Hãy đi từng bước một,chịu khó vài năm đầu dụng công học Phật Pháp thì những năm sau sẽ đơn giản đi nhiều.Trong thời đại thông tin tràn ngập hiện nay,mọi người gặp gỡ nhau cũng nhiều,nếu chính mình ko có hiểu biết pháp môn tịnh độ,sẽ bị người môn phái khác lôi kéo,ko giữ được tín tâm,thật là uổng phí.
-Cho nên khi chưa có được Căn Bản Trí vẫn phải sử dụng Phương Tiện Trí.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Xin có đôi lời ngắn ngủi cùng Nguyễn Huệ:
1.Chúng ta là hạng hạ căn, thời nên biết lượng sức, lấy câu A Di Đà Phật làm khởi đầu cho việc tu tập, chớ có đi vào nghiên cứu Kinh điển mà chuốc trở ngại vì đó chẳng phải là “công việc” của chúng ta. Ngay cả khi đọc tụng Kinh điển, hiểu Kinh văn thì tốt bằng không hiểu thì cứ dùng tâm chí thành, cung kính mà đọc tụng, chớ suy diễn theo ý riêng.
2.Có thực mới vực được đạo, xả bỏ công việc thì bạn nuôi thân này bằng cách nào?
3.Bạn không lạc đường mà là đang tìm thấy con đường hoàng kim, vậy cần cẩn thận mà bước, bước chắc; chớ vội vàng, hấp tấp sẽ bị vấp ngã, vấp ngã rồi sẽ sinh thối thất, nghi ngại- hỏng sự.
4.Nên bắt đầu ngay công việc tu tập bằng cách niệm A Di Đà Phật và dành thời giờ đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ.
Ngoài ra bạn nên thường ghé Trang duongvecoitinh, có các bài pháp Tịnh độ sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Có thắc mắc đừng ngại hiển bày, tuy MD và các đạo hữu ở đây chẳng phải là bậc thiện tri thức nhưng từng lúc từng nơi có thể chia sẻ một ít kinh nghiệm tu tập, chắc chắn sẽ có nhiều sai sót nhưng ý kiến cá nhân tập thể góp ý thì vấn đề sẽ được sáng tỏ.
Chúc mọi điều thuận lợi!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Cảm niệm công đức liên hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT !
Đúng là muốn có 1 nền tảng Phật Pháp vững vàng thì phải đi chậm từng bước một,chậm mà chắc. Vài năm đầu dụng công học Phật Pháp thì những năm sau sẽ đơn giản đi nhiều. Lúc đó thì kiến thức vững vàng,tín tâm kiên cố…
Xin chân thành cảm ơn đạo hữu !
Chúc đạo hữu luôn an lạc,và tinh tấn !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Xin có thêm đôi lời thô thiển:
“Hãy đi từng bước một, chịu khó vài năm đầu dụng công học Phật Pháp thì những năm sau sẽ đơn giản đi nhiều”. Vô thường đến có định kỳ cho chúng ta không? Tu học Phật là tu từ lúc nào?- phải tu ngay từ lúc này; Tu như thế nào?- Niệm A Di Đà Phật là tu hành. Nếu chúng ta không khéo, để hành giả sơ cơ hiểu nhầm mà lạc đường thì đấy chính là sự uổng phí của cả 2 bên.
_()_
Xin cảm ơn đạo hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT !
A Di Đà Phật
Mọi việc đều có lý,có sự.Đạo hữu Nguyễn Huệ cả sự lẫn lý đều chưa rõ.Về lý mình khuyên bạn nên học giáo lý Phât,về sự mình vẫn khuyên bạn ấy trong lúc học giáo lý thì cứ chọn kinh A Di Đà tụng hàng ngày
-Không học giáo lý,chỉ nghe người khác nói về Cực Lạc,mà ngay đó có thể chuyên tâm niệm Phật đến tận lúc lâm chung đó là kẻ đại thiện căn,đại phước đức.
-Nếu Đạo hữu Nguyễn Huệ làm được như đạo hữu Mỹ Diệp nói thì mình rất tán thán và ủng hộ,nếu ko làm được thì hãy tham khảo cách của mình
-Chỉ có bạn mới thực sự rõ được hoàn cảnh của mình,ko phải ai giống ai,mọi ý kiến của người khác chỉ là tham khác.Nếu hợp với Phật Pháp và hoàn cảnh của bạn thì cứ áp dụng
A Di Đà Phật
xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các đạo hữu, mình xem qua kinh địa tạng có thấy đoạn viết :“Lại nữa, này Bồ Tát Quán Thế Âm! Vào đời vị lai, nếu có người thiện nam kẻ thiện nữ nào đối với kinh điển Đại Thừa sanh lòng trân trọng thâm sâu, phát tâm không nghĩ bàn muốn đọc, muốn tụng, dầu gặp được bậc minh sư dạy bảo cho thành thục, song đọc rồi lại quên, trải đến cả tháng, cả năm vẫn không đọc tụng được; những kẻ thiện nam này vì có nghiệp chướng đời trước chưa trừ sạch, cho nên đối với kinh điển Đại Thừa không có tánh đọc tụng.” cái này chuẩn với mình rồi, nên theo như Ấn Quang Đại Sư thì cứ “thiết thực dụng công niệm phật đến khi nghiệp tiêu trí rạng chướng tận phước dầy rồi sẽ lại phát huy, tự sẽ xiển minh Phật ý truyền khăp vũ trụ” biển học bao la Phật ý sâu xa vi diệu, thôi mình cứ vạn sự tùy duyên…cảm ơn mọi người rất nhiểu.
A DI ĐÀ PHẬT! xin chân thành cảm ơn những lời góp ý chân thành của các bạn, mình biết phải đi như thế nào rồi, có vấn đề mình sẽ lại thỉnh giáo các bạn, mong mọi người giúp đỡ, xin cảm ơn! adidaphat
Nam mô a mi đà phật. Kính bạch quí thầy,quí cư sĩ và các bạn đồng tu niệm Phật. Con phát tâm niệm phật cầu vãng sanh và muốn lúc nào cũng nhớ đến câu niệm Phật nhưng vẫn chưa làm đuoc ( hay quên và cũng chưa được tinh tấn).xin quí thầy và quí cư sĩ hoan hỉ chỉ dạy giúp con làm sao để tinh tấn hơn trong khi niệm Phật. Nam mô A Mi Đà Phật
A Di Đà Phật.
Bạn Diệu Hương ban đầu nên dùng xâu chuỗi đeo tay để nhớ niệm Phật khi rảnh rỗi vô sự. DH nên để ý quan tâm đến Tín Nguyện thì sẽ ok, tùy theo thiên tính mà niệm Phật.
“Nếu muốn mau thoát khỏi nỗi khổ luân hồi thì không gì bằng Trì danh niệm Phật, cầu sinh thế giới Cực Lạc. Nếu muốn quyết định được sinh về thế giới Cực Lạc thì lại không gì bằng lấy tín để dẫn đường, lấy nguyện để thúc đẩy. Tin xác quyết, nguyện khẩn thiết, dù tán tâm niệm Phật cũng chắc chắn được vãng sinh. Lòng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng dũng mãnh, dù nhất tâm bất loạn cũng chẳng được vãng sinh.”
(Pháp ngữ của Đại sư Ngẫu Ích)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a mi đà Phật. Xin hoan hỉ cho con được hỏi thế nào là tin sâu và nguyện thiết vậy? Nam mô a mi đà Phật.
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Diệu Hương để tham khảo qua.
Trích dẫn Pháp ngữ của Đại sư Ngẫu Ích
http://www.chuahoangphap.com.vn/chi-tiet-phap-ngu-cua-dai-su-ngau-ich/443/#1
“Thế nào là Tín? Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà. Hai là tin vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật. Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu phương chư Phật. Phàm là bậc chánh nhân quân tử trong thế gian còn chẳng nói dối, huống hồ là Di Ðà, Thích Ca, sáu phương chư Phật há lại vọng ngữ sao? Chẳng tin điều này thì thật chẳng còn cách nào cứu được nữa. Vì thế, trước hết phải sanh lòng tin sâu xa.
Thế nào là Nguyện? Trong hết thảy thời, chán ghét nỗi khổ sanh tử cõi Sa Bà, ưa thích, hâm mộ niềm vui Bồ Ðề cõi Cực Lạc. Làm bất cứ điều gì thiện hay ác, nếu thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, ác thì sám nguyện cầu vãng sanh, không còn chí gì khác. Ðấy gọi là Nguyện.
Tín – Nguyện đã đầy đủ thì Niệm Phật chính là chánh hạnh; cải ác tu thiện đều là trợ hạnh. Tùy theo công sức sâu cạn mà chia thành chín phẩm, bốn cõi Tịnh Ðộ, mảy may chẳng lạm. Chỉ cần tự kiểm điểm lấy mình, chẳng cần phải hỏi người khác nữa.
Nghĩa là: tín sâu nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật, tâm nhiều tán loạn thì là Hạ Phẩm Hạ Sanh. Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật nhưng lúc niệm Phật tán loạn giảm thiểu thì là Hạ Phẩm Trung Sanh. Tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật lại chẳng tán loạn thì là Hạ Phẩm Thượng Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh. Vì thế, tín nguyện trì danh niệm Phật sanh trong chín phẩm, đích xác chẳng lầm.”
——————
Tịnh Độ Pháp Môn
http://tinhdo.net
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
Tịnh Độ Thánh Hiền Lục
http://duongvecuclac.com/tinh-do-thanh-hien-luc/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tin tuyệt đối, nguyện da diết, mãnh liệt như cách mà người gần kề cái chết mong có người đến cứu.
Kính thưa các thầy.
Con năm nay 14 tuổi. Con có bản tính ảo tưởng về tương lai hay tiêu cực về quá khứ, lo chuyện của người khác thái quá mà ít lo cho bản thân, dễ nóng giận, nhạy cảm, ghen tị, tự ti. Nhưng bắt đầu gần 1,2 tháng trước con đã bắt đầu đau khổ, mệt mỏi khi nghĩ về những chuyện như vậy. Con muốn thay đổi tư duy của mình để thành công,kể từ khi con đọc các cách để tĩnh tâm, con đã trở nên ít nói hơn, suy nghĩ về mình nhiều hơn nhưng đôi lúc cái suy nghĩ cũ trong con lại trở về, nhiều lần con đấu tranh, cố gắng tập trung vào hiện tại, tập trung về bản thân nhưng chỉ được một lúc. Hiện giờ con vẫn tiếp tục áp dụng, con tin tưởng dù như thế nào mình có thể thay đổi, con sẽ tiếp tục cố gắng để cuộc đời này có ý nghĩa hơn, mặc dù lúc thất bại con hơi nản nhưng con vẫn sẽ phấn đấu tới cùng. Mỗi ngày con cố gắng nghĩ tới mục tiêu của mình và quyết chí thực hiện. Hiện tại con đang định tập thiền. Khi con tìm tới con đường tĩnh tâm con thấy mắt mình nhỏ đi, chỉ tập trung vào bản thân, cái lợi của bản thân, nhưng một dòng suy nghĩ đi qua nói rằng:’Mình đã thay đổi được rồi’, nó đã kéo con trở lại như cũ. Các sư thầy có thể giúp con được không ạ?
A Di Đà Phật
Khi thật sự tĩnh tâm bạn sẽ thấy mình trở nên bé nhỏ, có thể quên đi lợi ích bản thân cho cộng đồng, cho người khác. Còn nếu càng cố tĩnh tâm cái tôi càng lớn thì phương pháp “tĩnh tâm” của bạn có vấn đề rồi.
14 tuổi, hãy để tâm hồn trong trẻo thay vì phức tạp hóa vấn đề bạn nhé!
Nam mô A Di Đà Phật- xin thường niệm
Con có một chuyện muốn xin ý kiến của các bậc Đại Đức. Con và người yêu con quen nhau một thời gian thì cô ấy mắc bệnh, gia đình có tận tình cứu chữa nhưng cô ấy không qua khỏi. Cô ấy ra đi cách đây 1 tháng, lúc đầu linh hồn cô ấy nhập vào một người bạn của chúng con, cô ấy nói là hợp tuổi nên vào được, con rất buồn nên nói cô ấy ở lại trong người của người bạn đó và cô ấy đồng ý. Nhưng con đã suy nghĩ lại và rất trăn trở về điều này, con đã hai lần thuyết phục cô ấy nên siêu thoát để trả lại thân thể cho người bạn đó nhưng cô ấy không chịu nữa. Con biết cô ấy còn vương vấn cõi trần và cô ấy nói là đánh đổi tất cả để được bên cạnh con. Con biết điều đó nhưng làm như vậy thì thật sự là không công bằng với người bạn kia, dù sau này như thế nào thì vẫn là cuộc sống của người bạn đó. Con tính đi cầu siêu cho cô ấy để cô ấy được siêu thoát, nhưng con có tham khảo một số tài liệu là nếu tâm thức cô ấy không hướng tâm thì cũng khó. Giả sử như nếu con buộc phải đuổi cô ấy đi thì cô ấy sẽ cô độc ở coi bên kia mà vẫn không siêu thoát được. Vậy con muốn hỏi là bây giờ con vẫn làm lễ cầu siêu cho cô ấy nhưng không cho cô ấy biết thì sau 49 ngày thì cô ấy có thể siêu thoát không, vì bây giờ con không thể thuyết phục được cô ấy nữa.
Con muốn nói thêm một chút là từ khi cô ấy nhập vào thân thể người bạn đó thì cô ấy giống như một người bình thường, vẫn làm việc và ăn uống như bình thường, tính cách vẫn là của cô ấy chỉ là thân thể của người khác. Cô ấy vẫn còn có thế biết được một số sự việc mà mắt của người bình thường không nhìn thấy. Con muốn hỏi là cô ấy có thể hòa hợp với thân thể của người bạn đó hoàn toàn không? Con xin cảm ơn sự lắng nghe và giúp đỡ của các Đại Đức. Mong các vị có thể hồi âm sớm để con biết cách giải quyết vấn đề này. Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Hồi đáp trễ thế này,hy vọng là bạn Bùi Anh đọc đc !
Việc “cướp thân xác ng khác” chắc chắn sẽ phải nhận quả báo. Ng yêu bạn nói là đánh đổi tất cả để đc ở bên bạn,nhưng có lẽ cô ấy cũng ko lường hết đc hậu quả nên mới nói như vậy.
Việc “cướp thân xác ng khác” cũng giống như việc ngôi nhà có chủ mà lại bị kẻ cướp vào đuổi chủ nhà đi,rồi độc chiếm ngôi nhà đó. Tội lớn! Tội lớn!
Bạn ko thể khuyên cô ấy trả lại thân xác cho ng bạn kia đc đâu ! Vì bạn là ng thương yêu của cô ấy,giờ lại khuyên cô ấy xa bạn thì ai người ta chịu nghe. Vì bạn ko hiểu rõ về Đạo,về Nhân Quả,nên ko thể phân tích hậu quả khó lường của việc”cướp thân xác ng khác ” cho cô ấy nghe. Việc này phải là 1 vị Thầy xuất gia chân chính,đạo hạnh,mới có thể phân tích ,khuyên nhủ cô âý đc !
Mấy hôm trước ,NV có đến chùa tham gia tu tập. Được Sư Bác( ng hướng dẫn khóa tu) kể cho nghe 1 chuyện mới xảy ra ngay tại chùa:
Một Vong trẻ con nhập vào cậu bé 9 tuổi. Nhập đã 55 ngày rồi. Vong nhập xác muốn đến Chùa. Gia đình cậu bé 9 tuổi kia đưa đến ,& cũng xin nhà Chùa giúp con họ.
Thì Sư Bác thuyết Vong một hồi. Vong nhập xác chăm chú lắng nghe. Đại khái là Vong nói rằng sẽ mượn thân xác này cả đời( có ghê ko ?).Sư Bác nói là ko thể đc.
Vong nhập xác lại nói mượn thêm 1 ngày nữa. Sư Bác nói : Phải trả ngay !
Rồi Sư Bác tiếp tục thuyết Vong,phân tích hậu quả cho Vong nghe. Được cái là Vong này cũng dễ bảo,Sư Bác nói gì Vong cũng vâng dạ.
Cuối cùng Sư Bác nói về cõi Cực Lạc,và dạy Vong ngồi niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Vong nhập xác nghe lời.
Mới ngồi niệm đc vài câu thôi,Vong đã thoát khỏi thân xác cậu bé 9 tuổi kia rồi.
Vậy nên,vấn đề mà bạn hỏi,NV nghĩ rằng bạn nên đến Chùa thỉnh nhờ quý Thầy thuyết Vong.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
nam mô a mi đà phật.kính thưa quý thầy và quý cư sĩ, con muốn niệm phật cầu vãng sanh nhưng điều kiện ở nhà lại không cho phép con công phu niệm phật được(lúc trước còn được).cho nên con chỉ có thể cố găng niệm thầm trong đầu mà thôi,nhưng như vậy làm con rất mệt mỏi và bực bội(con ngày càng giãi đãi và trong tâm thì luôn bị khởi lên ý niệm hủy báng phật dù con không hề muốn).con xin quý thầy và quý cư sĩ hoan hỉ giúp dùm con nên làm thế nào?(có thể công phu và không bị khởi lên ý niệm hủy báng phật) xin hãy giúp con tìm được 1 niệm phật đường để con được niệm phật.nam mô a mi đà phật.
A di đà Phật. Mọi người ₫ồng tu xin cho con hoan hỉ hỏi ạ
Con rất mong ₫ọc kinh nhật tụng và kinh sám hối nghiệp nghèo (vì gia ₫ình con luôn xảy ra chuyện liên quan tới tiền là bị coi rẻ) nhưng con không có ₫ủ thời gian ₫ể tụng mỏi ngày. Nên rảnh là con tranh thủ tụng và con có niệm hồng danh A Di Đà mỏi ngày, vậy con có mắc phải lỗi gì không ạ. Xin mọi người hoan hỉ chỉ cho con với!
A di đà phật. Con rất nóng lòng dược học hỏi thêm và nhận thức ạ. Xin quý phật tử hoan hỷ chỉ dạy cho con với ạ
Chào Lena,
Tụng Kinh, niệm Phật hàng ngày là tốt rồi. Hãy hồi hướng công đức, phước đức này cho tất cả chúng sanh đồng sanh về Cực lạc để công đức, phước đức của mình được nhiều hơn.
Hoàn cảnh gia đình bạn hiện tại khó khăn về tài chính là do kiếp trước không bố thí nhiều. Nay biết được Phật pháp, tin sâu nhân quả, bạn hãy cố gắng thực hành bố thí, nếu bỏ ra 500đ hay 1000đ so với hoàn cảnh khó khăn của bạn nó cũng lớn lao, cũng đáng quý thì phước đức của bạn cũng sẽ lớn. Ngoài ra nếu không giúp được tiền thì bạn cũng thực hành bố thí nụ cười, nói lời an ủi tốt đẹp giúp người khác an lạc, và hoan hỷ với sự làm việc thiện của người khác thì bạn cũng có phước báu. Cứ kiên tâm thực hành lâu ngày, chắc chắn những điều tốt đẹp và cuộc sống may mắn sẽ đến với bạn và gia đình.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Chào bạn Lena,
Thường xuyên niệm A Di Đà Phật nhiều lên đi bạn,cầu vãng sanh Cực Lạc. Giúp tích phước, giải nghiệp tốt nhất. Còn giàu nghèo nó ‘có số’ hết rồi bạn, như bạn Hữu Đại đã phân tích bên trên. Muốn cải vận mệnh chỉ có tu tích phước, năng thực hành cúng dường, bố thí, phóng sanh, lạm việc thiện, giúp đỡ mọi người…Nên nhớ số lượng không bằng ‘chất lượng’, tức là cái tâm lúc làm đó, thật chí thành cung kính bằng tất cả tấm lòng thì công đức mới nhiều.
Chúc bạn mọi sự tốt lành!
A Di Đà Phật
Mẹ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” cưú con mình thoát nạn trên biển
Câu truyện được kể từ Pháp Sư Hải Đào海濤法師 bên Đài Loan, đài trưởng đài truyền hình “Sinh Mệnh”生命電視台, cũng là người phát hành rất nhiều phim hoạt hình về Phật Giáo như phim Kinh A Dì Đà, Lục Đại Minh Chú, vân vân)
Tạm dịch tóm tắt ̣
Một bà mẹ người Phi Luật Tân làm lao động ở Đài Loan, con trai cuả bà ở Phi làm nghề lái tàu trên biển. Bà lúc nào cũng phải sống trong sợ hãi vì con bà làm nghề nay rất nguy hiểṃ.
Chủ của bà là một phật tử tại gia thường tụng kinh niệm Phật. Thấy người chủ lúc nào cũng an lạc̣ Bà ta hỏi chủ có thể chỉ bà ta làm sao để cầu nguyện cho con trai của mình từ xạ có được không. Bà chủ gật đầu mỉm cười hỏi bà có biêt đọc câu “Nam Mô A Di Đà Phật” không? Bà không rành tiếng Đài Loan, nên bà phát âm theo những thức ăn bà thường mua và làm cho chủ mình. Bà hay đọc như vậy: Lian wu ou ni to fu
蓮霧 = lian wu (tráit mận)
芋圓 = au ni (món khoai môn chín đánh nhiễn với đường)
豆腐 = to fu (đậu hủ)
Một ngày nọ, con trai bà bị nạn trên biển trong một cơn bão. Nghe tin bà xin phép về Phi tìm tin tứ́c con. Con bà sống xót và được cứu và kể lại là lúc bị trôi dạc trên biển. Bỏng có một nhánh cây trái mận lớn trôi đến anh liền nắm lấy và anh đã trôi trên hai ngày đêṃ Anh đã ngất đi và tỉnh dậy vài lần. Sau đó anh thấy đàn cá heo bôi lội hướng về anh va giữa bày cá có thùng đồ. Anh chèo lại thấy trong thùng có môn và đậu hủ Anh nhờ những món ăn này ma mà sống sau đó anh được cưu. Anh kể lại cho mọi người nghe nhưng không ai tin, nghĩ là anh là bị loạn tâm thần vi bị trôi dạc trên biển mấy ngày.
Nam mô A Di Đà Phật.
Rất hay, xin cho phép copy lại.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Xin cảm niệm công đức bạn NMADDP!
Đúng là thật màu nhiệm, niệm Phật rồi hồi hướng công đức đến nơi đâu cũng được nhận cả. Nên niệm Phật mình đừng quên hồi hướng đến các hữu tình gần xa, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, họ đang rất cần và tất cả chúng sanh khắp Pháp giới.
A Di Đà Phật
神奇的 蓮霧 芋圓 豆腐
Phim hoạt hình của câu chuyện thần kỳ của mận, khoai môn viên và đậu hủ
The Miracle of Wax Apple, Taro Ball and Bean Curd
(蓮霧 Liên mỏ = mận) (芋圓 âu ni = khoai môn viên ) (豆腐 đau phu = đậu hủ )
蓮霧 芋圓 豆腐 => liên mỏ âu ni đau phu => Nam Mô A Di Đà Phật
Bản Hoa ngữ
https://www.youtube.com/watch?v=_Tx87kFwN8E
Bản Anh ngữ
https://www.youtube.com/watch?v=ewQQkTwo-zk
Chưa tìm thấy bản Việt ngữ – câu chuyện được kể ở trên
(Mẹ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” cưú con mình thoát nạn trên biển)
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch thầy và các cô các chú Phật Tử con tên Minh Huy năm nay con 14 tuổi con muốn hỏi rằng con muốn đăng kí Quy Y Tam Bảo nhưng chùa tổ chức vào ngày con đi học, thời gian làm lễ Quy Y là 15/2/2016 5h30 chiều nhưng con đi học về là 5h30 nhà con hơi xa chùa cho con hỏi con tới hơi trễ được không vì con rất muốn Quy Y Tam Bảo hồi tháng 7 năm 2015 con có đăng kí nhưng không Quy Y được vì hôm đó con đi học. Con nghĩ mình không có duyên để được Quy Y nên kính mong thầy và các cô chú Phật Tử hoan hỷ giải đáp thắc mắc của con. Năm mới con kính chúc các thầy thật nhiều sức khoẻ và chúc các cô các chú Phật Tử luôn mạnh khoẻ và luôn được Tam Bảo gia hộ. A Di Đà Phật
Xuất gia mới là thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ.
Con xin cảm ơn những lời chỉ dạy thật Hữu ý. Giờ con đã Giác Ngộ được một phần nhỏ. Niệm Phật la để Vãng Sanh Kiếp Người Luân Hồi, là để Cứu Nhân Độ Thế, là để Hồi Hướng cứu giúp Tứ Ân và Chúng Sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
Em xin chào các Anh Chị tham gia diễn đàn.
Em xin chia sẻ đôi lời với các Anh Chị. Thực sự những suy nghĩ về tâm linh, em rất khó nói với những người xung quanh khi biết được cuộc đời vô tình và vô tâm như thế nào.
Em biết đến trang web này khi tìm hiểu về Phật pháp. Em cũng chỉ mới biết chút ít thôi, có điều gì chưa đúng mong các anh chị chỉ dạy thêm ạ.
Đường đến Phật pháp của em bắt nguồn từ việc trì tụng Chú Đại Bi. Việc trì tụng Chú Đại Bi của em xuất phát từ nguyên nhân cuộc sống của em có nhiều muộn phiền, con cái hay đau ốm. Mục đích trì tụng của em là để con bớt ốm, chứ em thấy con ốm em khổ tâm lắm. Cái cảm giác bất lực nhìn con gầy yếu như hàng ngàn mũi dao cứa vào tim mình. Trì tụng được một thời gian ngắn, em thấy chưa linh nghiệm (hoặc có thể em làm chưa đúng, hoặc chưa đủ thời gian…) em tìm đến ngôi chùa trên đường đi làm. Đó là một ngôi chùa khá lớn ở HN, có bảo tháp và quần thể các ứng thân của Bồ tát rất đẹp. Lần đầu vào chùa, em cảm giác rất thích mặc dù trước đó em đã đi một vài chùa ở HN rồi. Em đã quỳ dưới Tam Bảo của chùa khoảng 5-6 lần thì hơn 3 lần em khóc. Bao nhiêu muộn phiền, khổ đau như tuôn ra hết. Đến lần thứ 4, sau khi có một em gái khuyên em đi thỉnh tràng hạt về trì tụng Chú Đại Bi, em đã mua một chuỗi hạt tại cửa hàng ngay sát cổng ra vào của ngôi chùa đó, rồi anh bán hàng bảo em vào nhờ một Sư bác thỉnh cho. Em nghe thế xong thì vào nhà trai hỏi nhờ, Sư bác đó thỉnh cho em, và tặng em một cuốn sách. Đó là cuốn Đường xưa mây trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sư bác đó có hỏi mục đích của việc thỉnh tràng hạt là gì, em nói là để tụng Chú Đại Bi. Sư bác khuyên em nên niệm Phật nữa. Cứ lúc nào rảnh và thu xếp thời gian thì niệm Phật, và khuyên em nên niệm Phật chứ đừng trì chú. Lý do Sư bác không nói rõ, chỉ khuyên em thế thôi.
Em mang cuốn sách về, trên đường từ chùa đến nơi làm việc, em đã khóc như một đứa trẻ. Lần đầu tiên em khóc với cảm giác không đau buồn, em không biết miêu tả như thế nào để các anh chị hiểu. Em khóc như vừa nhận ra điều gì đó mà mình chờ đợi bao lâu nay. Em khóc trong cảm giác vui sướng thì đúng hơn.
Trong vòng 01 tháng, em đọc xong cuốn Đường xưa mây trắng. Em vốn rất thích đọc sách, nhưng riêng đọc cuốn này, em mất nhiều thời gian hơn vì vừa đọc vừa suy ngẫm cộng với công việc, sức khỏe cũng như con cái không cho em nhiều thời gian. Và có lẽ, đây là cuốn sách em thích nhất từ trước đến nay. Sư bác đó cũng nói em nên đọc cuốn này trước tiên để tìm hiểu ban đầu về Phật pháp, về Phật. Và đúng như Sư bác khuyên, em thấy các bạn có cùng mong muốn như em nên tìm cuốn sách này của Thích Nhất Hạnh để đọc và chiêm nghiệm. Sau khi đọc sách, em ngộ ra rất nhiều điều cho bản thân và cuộc sống của mình, cũng như nhận thức khác về Phật pháp. Bản thân em, khi tìm hiểu một vấn đề gì, em luôn muốn biết ngọn nguồn của nó. Đọc cuốn sách này xong, em biết về Phật Thích Ca, biết được tư tưởng của người, biết được cuộc đời của người. Nhưng em lại rơi vào trạng thái mông lung khi chưa nắm được các trường phái của Phật giáo, cũng như tư tưởng chủ đạo của các trường phái này, rồi kinh sách nào phù hợp với mình…
Đến thời điểm này, em vẫn tụng 6 chữ hồng danh của Phật và thỉnh thoảng trì chú Đại Bi. Tuy nhiên, em chưa biết mình làm đúng hay không. Mong muốn có nơi thờ cúng của riêng mình để thỉnh tượng Phật và Bồ tát (em đã ở nhà thuê) nhưng cũng chưa biết làm thế nào cho đúng…Có phải những mong cầu của mình tùy duyên mới thực hiện được hả anh chị?
Em cảm giác từ ngày em biết đến Phật pháp, em thấy tâm mình rộng lượng hơn, lời nói cẩn thận hơn và nhìn cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Chỉ một chút thay đổi nhỏ thôi, em thấy khá hơn rất nhiều rồi.
Có một sự việc em muốn chia sẻ thêm là cách đây hai hôm, em đang nằm ác mộng, đang rất sợ, thì em bất đầu niệm Nam mô a di đà Phật. Đây là lần đầu tiên trong cơn ác mộng, em niêm hồng danh của Đức Phật. Và cũng lần đầu tiên trong mơ, em nhìn thấy một hình ảnh rất đẹp, rõ nét, màu sắc. Em nhìn thấy hình ảnh của Phật A đi đà hiện lên trong giấc mơ của em, trong một vòng tròn lớn trên bầu trời. Ban đầu hình ảnh mờ mờ, sau đó rõ nét dần. Em đã khóc trong giấc mơ đó (khóc thật vì tỉnh dậy em thấy nước mắt của mình). Và cũng điều là nữa là lần đầu tiên trong cơn ác mộng, em tỉnh dậy với tinh thần phấn chấn chứ ko mệt mỏi êm ẩm như bình thường. Em có đọc về việc mơ thấy Phật, có người bảo là tốt, có người bảo vọng tưởng và không nên chấp vào đấy. Em không biết là lý do gì, nhưng em thấy mình thật may mắn khi nhìn thấy hình ảnh đẹp như vậy, chỉ thế thôi.
Có rất nhiều điều em muốn tâm sự thêm nữa. Có lẽ em sẽ viết thêm sau này. Em rất vui vì biết đến website của các anh chị. Chúc anh chị nhiều sức khỏe và tu tập tinh tấn.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Hồng,
Đọc thư bạn mình rất hoan hỉ và cảm niệm Đạo tâm của bạn.
Không biết bạn đã biết chưa nhưng mình xin giới thiệu thêm địa chỉ các trang web để bạn nghe Pháp
Chùa thầy Giác Nhàn
http://voluongtho.vn/
Trang web Pháp ngữ của HT Tịnh Không
http://www.tinhkhongphapngu.net/
Chúc bạn nhiều an lạc và tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn anh Hữu Nghĩa đã phúc đáp bài viết của em.
Em sẽ dành thời gian tìm hiểu những trang web anh giới thiệu ạ.
Mô Phật
Bạn Minh Đức,
Theo bạn thế nào mới gọi là xuất gia?
TĐ
Cái trang này hồi âm một đàng nó nhảy 1 nẻo. Bạn Trung Đạo thông cảm ta bon chen hơi nhiều ko biết đã nói sai chỗ nào rồi. ko rõ vì sao bạn lại mình câu này. [email protected] có gì chỉ giáo
Mô Phật
Bạn Minh Đức, đây là link bạn trao đổi:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/comment-page-8/#comment-25359
tôi trả lời câu khác mà nó nhảy lên câu đó. có bạn nói bạn ấy niệm Phật là cứu giúp tứ ân. Nên tôi mới nói xuất gia mới là thượng báo tứ trọng ân. Hạ tế tam đồ khổ
Mô Phật
Bạn Minh Đức,
Sai thì sửa sai. Trong Kinh Pháp Cú Phật dạy: “Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo”.
Ý bạn khởi lên những dòng chữ đó, tay bạn sẽ gõ lên bàn phím và sẽ gửi đi. Gõ sai thì sửa, luận kiến sai thì sửa; dụng pháp sai thì sửa. Tu là sửa không ngưng nghỉ. Chuyện thật nhỏ, nhưng bạn phải vòng vo, đổ lỗi mình gõ một đằng, chữ hiện một nẻo và DVCT đã publish không đúng ý bạn, thật chẳng nên.
Một chuyện nhỏ vậy đã khiến bạn trở nên thiếu trung thực, làm sao để khuyến tấn hành giả?
TĐ
Có chuyện gì thì nói rõ hơn đi. úp úp mở mở
làm ơn chỉ dùm chỗ sai
Mô Phật
Bạn Minh Đức,
Chư Tổ dạy: Một phần cung kính được một phần lợi ích. 10 phần cung kính được 10 phần lợi ích. ĐVCT là trang Phật học vì thế chúng ta cho dù viết một chữ cũng phải tương kính lẫn nhau. Bạn chớ nên khởi nghĩ: trang này toàn cư sĩ, lại toàn là người sơ tâm học đạo, vì thế thích nói, thích viết gì cũng được. Khi niệm đó khởi lên, ngay lập tức bạn đã tổn phước rồi. Đó là điều TĐ muốn nhắn nhủ bạn. Người học đạo cần nhất nơi cái tâm: thanh tịnh-bình đẳng-giác, chẳng nương chấp nơi kiến thức. Tâm bạn thanh tịnh, thân, khẩu sẽ hành tương ưng. Người luôn giữ được tam nghiệp thanh tịnh, đồng nghĩa người đó luôn sống trong tỉnh giác. Bạn đang hành sai hay đúng, chỉ cần nhìn nhận lại sẽ tự thấy. Thấy mình, tất sẽ thấy đạo.
TĐ
làm ơn nói rõ ràng đi, bạn ko chỉ ra chỗ sai mà cứ nói vòng vo, ta bất kính ai, bất kính chỗ nào.
thì ra là chấp nơi ta,
Bạn Minh Đức,
Bạn sinh năm 1983 ?
Vậy thì tiền bối Trung Đạo là bậc cha chú đó.
Mong bạn giữ chữ “Kính”,xưng hô và thái độ hợp lý đối với người lớn tuổi !
ta với tôi tiếng địa phương thôi.ở đây ko biết ai tuổi tác nhiêu, cho dù lớn hơn cũng ko cấm người khác xưng ta được.
ở đây ko phải là chuyện chấp hay ko chấp.Cũng ko có ai cấm bạn xưng ta. Nhưng nếu bạn ít tuổi hơn thì nên giữ chữ “Kính”.
Con mong các cô chú chi dan cho con bước dau tiên vào phật pháp ạk, con tin vào phật muốn theo học phật nhưng không biết bắt đâu tư` đâu, hoàn cảnh cuả con cũng bất tiện vi` gia đình nha`chông con không tin vào phật nên con không tiện `đến chua để học hoi . Con mong nhân được hoi âm, con xin cảm ơn nhiều
A Di Đà Phật
-Nếu bạn có tin Phật thì đây bạn hãy dùng 19 ph để xem đoạn video này
https://www.youtube.com/watch?v=qT_OeosIaMo&index=1&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt
-Ngay sau đó bạn hãy phát nguyện đời nay nhất định vãng sanh Cực Lạc.Bạn hãy dùng 1 ngày lên chùa,mang hương,hoa, qủa cúng dường tam bảo,đứng trước tượng Phật mà phát nguyện đời nay con nguyện được vãng sanh Cực Lạc,mong chư Phật gia trì cho con
-Trong đời sống,bạn phải thực hạnh bố thí,chẳng hạn như bạn chọn ấn tống kinh điển để bố thí,thì hàng tháng bạn hãy dành một phần tiền ra để làm việc này.Có 10 nghìn thì ấn tống 10 nghìn,30 nghìn thì ấn tống 30 nghìn,….Bố thí nhiều hay ít không cần biết,ra tay bố thí ngay với những gì mình đang có mới thật đáng qúy
-Về việc ấn tống,bạn tham khảo ở đây xem
http://voluongtho.vn/tintuc/TUY-HY-PHAT-TAM-AN-TONG-KINH-DIA-TUONG-PHAT-PHONG-SANH-18.html
-Còn về việc học thì bạn có thể tham khảo tại đây,cái phần duy thức luận khó,bạn chẳng đọc cũng được,bạn hãy chọn phần nào cảm thấy dễ đọc,ko nhất thiết phải đọc hết.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/comment-page-8/#comment-23809
-Gia đình bạn phản đối,thì trước mắt bạn hãy tu hành ẩn mật,khéo léo,kín đáo,học ở nhà cũng được.Việc học được bao nhiêu thì học,tùy theo sức của mình. Quan trọng là nguyện sanh Cực Lạc,hàng tháng cứ thực hành ấn tống kinh điển đều đặn.
A Di Đà Phật
Cảm niệm bài viết rất hữu ích này của huynh Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT !
Kimmay cũng xin cảm ơn bài viết mấy hôm trước của huynh hồi đáp nhận xét của kimmay.Trân trọng những lời huynh nói !
Nguyện cho huynh luôn đc Phật từ gia hộ !
Nam mô A Di ĐÀ PHẬT.
Con xin cảm ơn lời chỉ day cuả chú rất nhiều
A Di Đà Phật.
Chào Bạn Hồng.
Đọc những lời chia sẻ của Ban mình thấy rất hoan hỉ và xúc động. Phật pháp khó gặp. Những người biết đến Phật Pháp và tin sâu Phật Pháp không phải dễ phải có căn lành từ nhiều đời nhiều kiếp bạn ạ.Bạn thật hữu duyên khi được Sư Bác tặng cuốn “Đường Xưa Mây Trắng”. Mình cũng đã nghe đọc rồi, mình nghe đi nghe lại nhiều lần và cảm thấy ấm lòng khi đời này kiếp này được biết đến Phật Pháp được cảm niệm vị giải thoát và lòng từ bi vô hạn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Bạn cũng nên giành thời gian niệm Phật hàng ngày và nghe những bài giảng pháp của thầy Thích Giác Nhàn bạn sẽ cảm nhận được sự vi diệu của pháp môn Niệm Phật.
Chúc bạn luôn tinh tấn và tăng trưởng đạo tâm.
Chào anh Bùi Ngọc Xuyên,
Cảm ơn anh đã hồi âm bài viết của em. Em cũng dần tin rằng em có duyên với Phật pháp. Điều mà năm trước em chưa dám nghĩ tới và chưa hề nghĩ tới có ngày em sẽ nghiên cứu, yêu thích và sống cùng với nó. Mặc dù chưa làm đúng và đủ về giữ giới trong giáo lý nhà Phật, nhưng tâm em đã biến chuyển theo chiều hướng tích cực. Em nhìn nhận sự việc và con người nhẹ nhàng hơn. Em cũng bắt đầu cầu mong và tìm cách nào đó thật khéo léo để những người thân của mình được biết đến Phật, nghe giảng pháp, niệm Phật để được vãng sanh. Nhưng em băn khoăn, liệu việc đến Phật pháp là cái duyên hay mình có thể chủ động hả anh? Bởi vì nếu tùy duyên, thì dù em hay ai đó tác động thế nào đi nữa cũng không mang đến hiệu quả?
Chào Bạn Hồng!
Trong các hạnh bố thí, bố thí Pháp là đầy đủ nhân duyên phước đức nhất bạn ạ. Bạn đang phát tâm bố thí Pháp cho mọi người trong gia đình thì chính bạn đang gieo duyên cho họ rồi đấy; còn kết quả đến đâu thì bạn cũng đừng nghĩ ngợi nhiều. Khi mình đang gieo nhân tốt thì chắc chắn mình sẽ gặt hái quả lành, mình tin điều này lắm. Bạn hãy tinh tấn niệm Phật, phóng sanh, phát Bồ Đề tâm bạn nhé.
Gửi tới anh Bùi Ngọc Xuyên,
Nghe anh nói thế em thấy vui lắm. Bởi trong thời gian ngắn qua, dù ko biết hạnh bố thí Pháp có ý nghĩa lớn như vậy, nhưng em cũng khuyên một vài người bạn gặp buồn phiền trong cuộc sống, mất mát trong gia đình niệm Phật, trì chú Đại Bi để họ bớt đau khổ, tìm kiếm chút an bình trong tâm. Về phía gia đình, em thấy ko dễ dàng lắm. Nhưng em vẫn muốn làm. Hi vọng thời gian tới, em sẽ biết cách truyền đạt, hay như anh nói là bố thí Pháp. Cảm ơn anh rất nhiều ạ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT_()_
Chư vị cho con hỏi: sau khi giáo pháp của Phật THÍCH CA MÂU NI hoàn toàn không còn, trước lúc Phật DI LẶC đản sinh thì sinh linh trải qua một thời gian rất dài lâu mà không có Phật Pháp, vậy tại sao trong thời gian đó không có chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh hiền xuất thế cứu đọ chúng sinh? kính xin chư vị hoan hỉ giúp con, vì con thấy người tu nào cũng nguyện độ chúng sinh!
Chào bạn Tin Phật,
Phật, Bồ tát độ chúng sanh cũng tùy theo Duyên và căn cơ. Sau 10.000 năm nữa Phật pháp không còn, đời ngũ trược ác thế, chúng sanh căn cơ thì không có, duyên thì chẳng còn, chỉ đầu thai để trả ác nghiệp, nếu Phật Bồ tát có tái sanh cũng chẳng độ được vì nghiệp chúng sanh rất nặng, chẳng tin Phật pháp. Nam Diêm Phù Đề vào Kiếp Không nên tất cả chúng sanh sẽ bị hủy diệt. Sau đó Trái Đất sẽ xanh tươi trở lại, hình thành con người mới với Tâm thanh tịnh nên rất dễ tu Thiền, do đó gần 600 triệu năm sau Di Lặc Tôn Phật sẽ hạ sanh để giáo hóa chúng sanh tu Thiền để tùy theo nguyện của mỗi người mà sanh về các cõi Tịnh Độ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN PHẬT.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật
1. Nếu như có người khoãng 45 tuổi muốn xuất gia đi tu theo pháp môn Tịnh Độ ở Mỹ này thì chùa nào có vị minh sư nhận người xuất gia?
2. Làng Di Đà ở Úc của pháp sư Tịnh Không có nhận người xuất gia không? và nên liên lạc với vị nào ở bên đó để được nhận xuất gia?
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Con xin đảnh lễ quý thầy, và các vị cư sĩ. Con vô tình thấy trên mạng có một ngôi chùa đang xây không đủ kinh phí. Mong các vị có lòng chuyển thông tin này đến những vị hảo tâm. Một mình con không đủ khả năng làm việc này. Mong quý thiện hữu cùng nhau giúp đỡ.
http://vedepphatphap.vn/phat-tam-xay-dung-ngoi-tam-bao-chan-nguyen-tai-van-gia-khanh-hoa.html
Đây là đường link mà con đọc được.
Mô phật, cảm tạ Đường Về Cõi Tịnh rất nhiều ạ.
A Di Đà Phật!
Con xin làm phiền các quý thầy. Con bản thân ngu muội nhưng luôn rất thích đọc các câu chuyện có kèm theo lời giáo lý của nhà Phật. Con đã đọc đoạn này rất nhiều lần nhưng vẫn không hiểu được vị sư phụ Pháp Tướng trong câu chuyện này đã hiểu được điều gì. Rất mong các thầy chỉ điểm.
Pháp Tướng nhìn ánh tà dương ở xa, dường như xuất thần, y đã đứng đó một ngày một đêm,
trên gương mặt thanh tú tựa hồ không để lộ ý nghĩ gì, trái với mục quang trong sáng, lấp lánh
ánh sáng trí tuệ thâm thuý.
“Ngươi đang nhìn gì vậy?”. Đột nhiên, có tiếng nói cất lên ở bên cạnh, Pháp Tướng giật mình, như chợt tỉnh cơn mê, nhìn thấy Phổ Hoằng thượng nhân không biết từ lúc nào đã đi đến đình viện, đang đứng đó mỉm cười nhìn y.
Pháp Tướng chắp tay trả lời: “Hồi bẩm sư phụ, đệ tử đang nhìn ánh tà dương ở phía tây, bỗng
nhiên sở ngộ, xuất thần suy nghĩ, không biết sư phụ đã đến, thật thất lễ”.
Phổ Hoằng thượng nhân cười nói: “Không cần quan tâm đến lễ nghi quá như vậy, con nhìn ánh
tà dương, đã hiểu được điều gì?”.
Pháp Tướng trầm ngâm một hồi, nói: “Đệ tử đứng đây một ngày một đêm, ban đêm ngắm tinh
tú, ban ngày nhìn thấy trời xanh, thấy phồn hoa cũng giống như mặt trời, ban ngày mọc ở
phương đông, đến cuối ngày chỉ còn lưu lại chút dư quang ở phương tây. Bất giác trong lòng cảm thấy bi thương, nhân sinh như vậy, ánh sáng như vậy, thiên địa vạn vật tất cả đều như vậy,
đệ tử nhất thời không biết tại sao sinh ra trên đời để làm gì, con người thật chỉ nhỏ bé chẳng có
giá trị, vậy còn sinh ra để làm gì?”.
Phổ Hoằng thượng nhân gật đầu nói: “Đồ nhi, ngươi quả thật có trí tuệ hơn người, thiên địa vạn
vật, cái gì cũng có số mệnh riêng, mặc dù thiên biến vạn hoá, cuối cùng cũng không thể đi
ngược lại ý trời. Ngươi nhờ nhìn mặt trời mọc rồi lại lặn, hiểu được đạo lý này, vậy là quá tốt
rồi”.
Pháp Tướng cung kính hướng Phổ Hoằng thượng nhân hành lễ, nói: “Đa tạ sư phụ khen
thưởng, đệ tử thật không dám nhận. Chỉ có điều đệ tử tuy gần như đã giác ngộ, nhưng trong
lòng vẫn còn có chút nghi hoặc. Đệ tử không giải thích được, nếu thiên mệnh đã định sẵn, vạn
vật cuối cùng cũng diệt vong, vậy vô số chúng sinh, chịu đựng bao ân oán tình ái trong cuộc
sống, là vì mục đích gì? Phật dạy phải phổ độ chúng sinh, chúng sinh đều có khả năng được độ
thoát, nhưng nếu chúng sinh không muốn được phật độ, vậy thì phải làm cách nào? Phật dạy ở
thế giới tây thiên cực lạc, vô oán vô hận vô tình vô dục, nếu như vậy không thể hấp dẫn được
chúng sinh, thì phải làm sao? Đệ tử ngu muội, thỉnh sư phụ chỉ điểm”.
Nói xong Pháp Tướng cúi đầu, chắp tay niệm phật.
Phổ Hoằng thượng nhân chăm chú nhìn Pháp Tướng một lúc lâu, chậm rãi gật đầu, nét mặt lộ
vẻ tươi cười, không trả lời ngay, thay vào đó nhìn về ráng chiều ở phía tây nơi Pháp Tướng đã
nhìn trước đó, một hồi sau mới cất tiếng nói: “Vừa rồi ngươi nhìn về hướng tây, có thấy ráng
chiều hay không?”.
Pháp Tướng trả lời: “Dạ, đệ tử thấy thời gian trôi nhanh, mặt trời lặn về hướng tây, ánh sáng mờ
dần, trong lòng cảm thấy bi thương khôn tả, nên mới thỉnh vẫn sư phụ”.
Phổ Hoằng thượng nhân cười nói: “Trong chốc lát nữa đây, mặt trời sẽ xuống núi, vào lúc đó
ngươi sẽ không còn thấy ráng chiều nữa”.
Pháp Tướng tràn đầy nghi hoặc, không hiểu Phổ Hoằng thượng nhân muốn nói điều gì, chỉ biết
trả lời: “Đúng thế, thưa sư phụ”.
Phổ Hoằng thượng nhân ung dung nhìn về chân trời phía tây, chỉ thấy ánh mặt trời từ từ lặn
xuống, bầu trời tối dần, chỉ còn lại ánh sáng mờ nhạt, thản nhiên nói: “Tịch dương vốn vô tình,
không thể lưu giữ lại. Nhưng đến sáng sớm mai, ngươi lại có thể nhìn thấy cảnh bình minh phải
không?”.
Pháp Tướng giật mình, tâm tư rúng động, nhất thời không biết nói gì, sắc mặt lộ rõ vẻ suy nghĩ.
Phổ Hoằng thượng nhân quay đầu lại nhìn Pháp Tướng, mặt phảng phất nét cười, không nói
thêm gì nữa.
Trời mỗi lúc một tối, mặt trời cuối cùng đã hoàn toàn khuất sau núi, chẳng bao lâu sau, chỉ nhìn
thấy một vầng trăng sáng từ phía đông dần dần lên cao, ánh trăng mềm mại như nước, lặng lẽ
soi sáng thế gian.
Đêm về khuya, Thiên Âm Tự dưới ánh trăng sáng đầy vẻ thanh u yên tĩnh, tuy không giống lúc
ban ngày tràn đầy phồn hoa náo nhiệt, nhưng so ra lại có vẻ mỹ lệ thanh đạm hơn hẳn.
Tu Di Sơn, Thiên Âm Tự, tiểu đình viện, sư đồ họ hai người không nói năng gì, an tĩnh đứng tại
đình viện, y phục nhẹ nhàng lay động trong gió núi.
Không biết bao lâu sau, chỉ thấy vầng trăng đã sắp lên đến giữa trời, giữa tiểu viện an tĩnh bỗng
nổi lên một tràng tiếu ngạo.
Pháp Tướng mặt lộ vẻ vui mừng, bước vài bước tới giữa tiểu viện, ngẩng đầu vọng nguyệt, chỉ
thấy ánh trăng chiếu sáng phủ lên tăng bào nguyệt bạch tựa như sương như tuyết.
Pháp Tướng cười lớn, quay người lại, mỉm cười rồi quỳ xuống dưới chân Phổ Hoằng thượng
nhân, chắp tay hành lễ: “Đa tạ sư phụ chỉ điểm, đệ tử đã hiểu rồi”.
Phổ Hoằng thượng nhân ánh mắt tỏ rõ nét vui mừng, nhìn xuống tên đệ tử đang quỳ dưới chân,
mặc dù ông ta tu hành đã đến cảnh giới không còn quan tâm đến chuyện được mất, sắc mặt vẫn
lộ vẻ hoan hỉ chân tâm. Ông nhẹ nhàng vuốt đầu Pháp Tướng, cảm khái thốt lên:
“Hảo!”.
“Hảo!”.
“Hảo!”.
“Ngươi thiên tư thông minh, thế gian hiếm có, nhưng điều quan trọng nhất là ngươi có tuệ tâm
đối với phật học phật lý. Trước đây trong bốn sư huynh đệ chúng ta, kỳ thật Phổ Trí sư thúc
ngươi là người thông tuệ nhất, y tuy thông minh, nhưng cuối cùng cũng đi lầm đường, lơ là phật
học, vọng cầu trường sanh bất tử, tựu chung cũng không tránh nổi số mệnh. Hôm nay ngươi đã
hiểu được điều này, là phúc phận của ngươi mà cũng là phúc phận của Thiên Âm Tự chúng ta ….
A Di Đà Phật, gửi bạn Trần Tuấn Việt, đoạn thoại trên vị sư phụ Pháp Tướng trong câu chuyện này đã hiểu được điều gì, huệ sanh xin chia sẻ đạo tâm của mình về cuộc thoại trên như sau:
Cái mà ngài Pháp Tướng thắc mắc đó chính là “Đệ tử đứng đây một ngày một đêm, ban đêm ngắm tinh tú, ban ngày nhìn thấy trời xanh, thấy phồn hoa cũng giống như mặt trời, ban ngày mọc ở phương đông, đến cuối ngày chỉ còn lưu lại chút dư quang ở phương tây. Bất giác trong lòng cảm thấy bi thương, nhân sinh như vậy, ánh sáng như vậy, thiên địa vạn vật tất cả đều như vậy,đệ tử nhất thời không biết tại sao sinh ra trên đời để làm gì, con người thật chỉ nhỏ bé chẳng có giá trị, vậy còn sinh ra để làm gì?”.
Đây chính là điều mà PT đã ngộ ra hiểu được chân lý vô thường, sớm nở tối tàn, có sanh ắt có tử nhưng chính điều này lại sinh ra vấn đề con người vạn vật sinh ra để làm gì?
Trong đoạn này ngài PT đã tìm ra câu trả lời nhưng nhất thời chưa thể ngộ ra
“Đệ tử không giải thích được, nếu thiên mệnh đã định sẵn, vạn vật cuối cùng cũng diệt vong, vậy vô số chúng sinh, chịu đựng bao ân oán tình ái trong cuộc sống, là vì mục đích gì? Phật dạy phải phổ độ chúng sinh, chúng sinh đều có khả năng được độ thoát, nhưng nếu chúng sinh không muốn được phật độ, vậy thì phải làm cách nào? Phật dạy ở thế giới tây thiên cực lạc, vô oán vô hận vô tình vô dục, nếu như vậy không thể hấp dẫn được
chúng sinh, thì phải làm sao?”
Và đây là những lời chỉ điểm của Phổ Hoằng thượng nhân:
“Vừa rồi ngươi nhìn về hướng tây, có thấy ráng chiều hay không?”.
“Trong chốc lát nữa đây, mặt trời sẽ xuống núi, vào lúc đó ngươi sẽ không còn thấy ráng chiều nữa”.
“Tịch dương vốn vô tình, không thể lưu giữ lại. Nhưng đến sáng sớm mai, ngươi lại có thể nhìn thấy cảnh bình minh phải không?”.
Điều mà ngài PT nhận ra đó chính là lý vô thường nhưng trong cái lý vô thường đó có cái bất sanh bất diệt. Chúng sanh đều có thể được độ thoát, niệm Phật cầu vãng sanh đó chính là liễu sanh thoát tử. Con người và vạn vật sinh ra đều phải chết, có sanh ắt có tử vậy sinh ra để làm gì? Sinh ra là để chết, chết rồi lại sinh theo quy luật tự nhiên, “bên kia cửa tử hãy còn sinh” chúng ta sinh ra rồi chết, chết rồi sinh để tiến hóa, nếu tiến hóa từ từ không khéo rồi sẽ bị đọa trở lại, chỉ có liễu sanh thoát tử về Tây phương rồi thì có kim thân bất sanh bất diệt.
Mặt trời soi sáng hết vạn vật con người có thể nhìn thấy mọi thứ nhưng những cái chúng ta nhìn thấy chỉ là cái giả tạm, ánh trăng sáng nhẹ nhàng nhưng không thể soi thấy hết mọi vật nhưng thật chất là chân tâm bổn tánh của chúng ta, nếu chỉ dùng mắt để thấy thì thật là cái giả tạm, phải dùng tâm để thấy đó chính là liễu ngộ, điều này cũng giống như đạo Phật với các đạo khác vậy. Khi đức Phật thả bát xuống dòng sông Ni Liên phát thệ nguyện, dòng thì chảy xuôi bát chảy ngược, đạo mà Đức Phật giác ngộ đi ngược với đời” cũng như “dưới ánh trăng sáng đầy vẻ thanh u yên tĩnh, tuy không giống lúc
ban ngày tràn đầy phồn hoa náo nhiệt, nhưng so ra lại có vẻ mỹ lệ thanh đạm hơn hẳn”
Con người và vạn vật có sanh ắt có tử, tử rồi lại sanh theo quy luật tự nhiên để tiến hóa hằng ngày chúng ta cuốn theo những cái tráng lệ bên ngoài dùng mắt thể thấy mọi vật khi ban ngày mà cho đó là thật khi đêm xuống dưới ánh trăng mờ ảo mà cho chấp vào ánh sáng yếu ớt của ánh trăng cho rằng cảnh vật không có chẳng phải đó là điên đảo sao. Chỉ có dưới ánh trăng dùng cái chân tâm bổn tánh mà nhìn thì sẽ nhận lại cái bất tử. Học Phật chính là buông xuống, buông xuống sẽ được tất cả, được tất cả tức là không được gì đó chính là tông yếu của niệm Phật chân thật rõ ràng để đi trên con đường về Tây phương.A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, nếu có gì khó khăn con xin tiếp tục làm phiền ạ, cám ơn thầy đã tận tình chỉ điểm.
A Di Đà Phật
Dạ Bẩm thầy cho con được Bài tỏ, Năm nay con 25 tuổi công việc thì luôn gặp bế tắc không thành công, con chưa có gia đình nhưng trong nhà con luôn rối ren và sầu não mặc dù con không ăn chơi quậy phá gì hết. Dạo này con thường thấp hương Phật niệm chú Đại Bi, Cầu Siêu và Văn Sám Hối Mong thầy giải bài cho con kiếp trước con đã tạo Nhân gì?
A Di Đà phật.
Chào bạn Trọng Nhơn, mình (một người trẻ – không phải thầy) đọc được những chia sẻ này của bạn chỉ muốn khuyên bạn rằng: Con người sống trên đời đều có vận mệnh, có lúc này, có lúc khác … giống như cây mía có cây lành, có cây có đốt sâu vậy, nhưng nếu cố gắng vươn lên, cố gắng vượt qua thì cuối cùng vẫn vượt qua được, vẫn vươn lên giữa bầu trời. Đừng quan tâm đến kiếp trước ta là ai, kiếp trước ta gây tội nghiệt gì, hãy nghĩ một cách tích cực rồi sẽ tốt đẹp cả thôi. Chúc bạn mạnh khỏe, sống tích cực và hạnh phúc.
A Di Đà Phật
Bạn Trọng Nhơn,
Bạn hãy còn trẻ tuổi, mới 25 tuổi, tương lai sự nghiệp còn đang ở phía trước. Những khó khăn bế tắc lúc này thực ra có cả hai mặt tiêu cực và tích cực. Thậm chí mặt tích cực còn lớn hơn, nó giúp bạn có những trải nghiệm, những bài học quý giá mà không có trường lớp nào nói cụ thể cả, chỉ người trong cuộc mới thấm thía. Không ai thành công một cách lâu bền mà không phải trải qua những vấp váp lúc ban đầu. Thế nên bạn hãy cứ tự tin vào cuộc sống. Mình xin có vài lời khuyên cụ thể cho bạn nhé:
1. Bạn hãy tìm đọc cuốn sách Làm chủ vận mệnh (Liễu Phàm Tứ Huấn) do HT Thích Minh Quang dịch. Bạn hãy tìm mua ở các chùa hay cửa hàng sách Phật pháp đều có bán. Để dành đọc, đọc đi đọc lại thật nhiều lần trong thời dài. Nó sẽ rất hữu ích với bạn, cũng như mọi người trẻ tuổi khác. Từ từ nó làm thay đổi tâm tư suy nghĩ của mình, giúp mình sống năng động, hướng thiện, tích lũy vun trồng cội nguồn công đức lâu bền mà chuyển hóa dần cuộc sống của mình.
2. Bạn đã thường trì tụng Chú Đại Bi, như vậy rất tốt. Mình xin khuyên bạn như vầy. Mỗi ngày hãy dành một thời khóa khoảng 1h làm những việc này:
– Đọc Kinh Vô Lượng Thọ 15ph. Cuốn Kinh này ai thường hành trì đọc tụng mới thấy diệu năng của nó, không thể nói được.
– Niệm A Di Đà Phật 30ph (nên niệm có âm điệu để dễ niệm dễ nhiếp tâm).
– Trì Chú Đại Bi 7 biến.
Đó là hàng ngày giữ thời khóa chính như thế, đừng thay đổi. Còn hôm nào có thời gian hơn thì thêm thời khóa lạy Phật khoảng 1h.
Bạn cứ giữ đều đặn như thế. Vì bạn còn trẻ còn phải gánh vác nhiều công việc với gia đình xã hội nên mình chỉ khuyên bạn thời khóa ngắn thế thôi. Cứ duy trì đều đặn, kiến tha lâu đầy tổ, dần dần tích lũy công đức Tịnh nghiệp không thể nghĩ bàn. Về lâu dài cuộc sống của bạn sẽ dần an ổn yên vui, mọi thứ đều thuận lợi.
3. Một điều nữa rất quan trọng là phải hiếu kính cha mẹ, chăm lo cho cha mẹ thật chu đáo. Đây là bổn phận của một người con. Hãy lo bằng tất cả khả năng, tất cả tấm lòng, những lúc cha mẹ đau ốm hãy luôn bên cạnh tận tâm chăm sóc. Lòng hiếu kính cha mẹ có một ý nghĩa hết sức thiêng liêng chẳng thể diễn tả bằng lời được. Có thể xem việc chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ như là một đặc ân của mình vậy. Nói ‘Vạn thiện Hiếu vi tiên’ là thế.
—
Vài chia sẻ thật chân tình. Mong tiếp thêm bạn nhiều nghị lực, niềm vui trong cuộc sống. Chúc bạn mọi điều tốt lành!
Nam Mô A Di Đà Phật
Tôi ủng hộ trang web đường về Cõi tịnh, vì nơi đây đã sở hữu vô số lợi ích thiết thực. Cảm ơn Tịnh Thái và các liên hữu đồng đạo. Công đức trang web này rất lớn. Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính gửi các vị thiện tri thức !
Cho tôi xin hỏi 1 việc mà bấy lâu nay tôi đang thắc mắc
Dẫu biết luật nhân quả là có thật cho nên đức Phật đã chỉ cho chúng ta rõ.
Hiện giờ quả báo xấu đã đến với tôi cũng nhiều năm nay. Cuộc sống rất khó khăn vì nhiều khoản nợ nần ( lí do là do cờ bạc và tiêu xài hoang phí ) mặc dù trong thời gian này cũng có những lúc tôi giúp được và bố thí rất nhiều người.
Từ dạo sau đó tôi dần giác ngộ ra những việc làm trước đây là sai trái
Rất ăn năng và hối hận vô cùng
Tôi bắt đầu nghe pháp nghiên cứu Phật pháp ( mẹ tôi là 1 phật tử nên việc này giúp tôi đến với đạo cũng nhanh ).
Cũng tạm gọi là có duyên , tôi nghe nhiều và cũng nghiên cứu nhiều, cũng thực hành nhiều việc thiện duyên lành , tụng kinh niệm phật bố thí cúng dường phóng sanh in kinh … kể ra để quý vị chỉ thêm chứ KHÔNG CÓ Ý GÌ KHÁC.
SÁM HỐI – RẤT THẬT TÂM SÁM HỐI và cũng đã rất nguyện cầu chư vị bồ tát va chu Phật giúp cho có lối đi đúng để mong sau có thể LẤY CÔNG CHUỘC TỘI
những việc làm càng nhiều càng rơi vào bế tắc chẳng biết phải làm sao, như đang ở biển khơi dẫu đã thấy được hướng bờ nhưng chẳng thể nào bơi nổi dẫu có hết sức cũng không thể bơi vào được
Xin quý thiện tri thức chỉ dùm
Cảm ơn
Quả xấu do nhân xấu đời này gây ra , tiếp tục gieo nhân tốt chẳn lẽ đến đời sau và sau nữa mới thấy ! trong khi ngay lúc này rất cần 1 sự trợ duyên để sữa sai ngay tại đời này . Vì ngay lúc này đây những người ta có lỗi lầm với họ vẫn còn đó.
Giả sử đời ta gắng công tu tập thật tốt thì đời sau ta trả mới cho họ. Lúc đó họ biết không ? vì đâu phải người nào ta có lỗi cũng hiểu nhân quả đâu
Những người khinh khi ta đời này sẽ chẳng có cơ hội để thấy ta có sửa sai hay sao !
Những người thực sự sám hối và cải tạo tốt chẳng lẽ không có được ” GIẢM ÁN hay TÙ TREO ” hay sao
A Di Đà Phật
Bạn Tâm Như,
Mình đọc các thư bạn cũng mấy lần rồi. Quả thực những người rơi vào hoàn cảnh như bạn hiện nay trong xã hội nhiều lắm. Khi còn phước báu, người đời gọi là có ‘thời’, họ mặc tình phóng túng, tạo tác, gây nghiệp, tiêu sài cho hết phước. Khi phước tận rồi thì nghiệp bắt đầu tới, quả ngọt đi qua thì quả đắng bắt đầu xuất hiện. Nó là một chu kỳ đó bạn. Lúc có phước không biết gìn giữ, mặc tình phóng giật, lại chẳng biết đắp bồi phước mới, hành hạnh thiện lành, khi quả báo đến thì hối hận ăn năn đã muộn rồi. Cái này Đức Phật đã nói nhiều trong Kinh rồi, Ngài đã thấu các đời mạt Pháp sau này chúng sanh hành sự ra sao rồi, nên ra sức khuyên bảo, nhưng số người nghe theo, ngộ Đạo thì chẳng là bao.
Trở lại vấn đề của bạn. Thật ra bạn cũng còn may mắn, chính xác là cũng còn lại chút phước thừa mà bắt gặp lại được Chánh Pháp của Như Lai. Đã thực sự bắt đầu chịu hồi đầu quay hướng. Như người trong đêm tối mù mịt bắt gặp được ánh sáng ở cuối con đuờng. Như vậy xem ra còn quá may mắn so với khối người kia vẫn trượt dài trượt dài ngày càng lún sâu trong bể ái nghiệp, càng vùng vẫy cố thoát thì càng lún sâu do vô minh nên không biết đâu là bờ bến, cho đến khi phước tận nghiệp trùng duyên đời cũng hết. Thế là thứ lớp phải mang ‘núi nghiệp’ của mình mà đi thọ sanh vào tam ác Đạo, chịu vô lượng khổ từ đời này qua đời khác, kiếp này qua kiếp khác, đến trăm kiếp, nghìn vạn kiếp, thọ từ thân hình này đến thân hình khác toàn là cực hình kịch khổ cả mà không biết đến ngày nào ra.
Nói ra như vậy để bạn hiểu rằng nhân quả nghiệp báo của chúng sanh là không thể nào tưởng tượng nổi, không thể nghĩ bàn được. Chúng sanh vô minh thì cứ mặc tình tạo tội, như con thiêu thân cứ lao đầu vào lửa, lời Phật dạy lại chẳng tin theo, đến khi nhắm mắt xuôi tay, vô thường đến hỏi, Diêm Vương luận tội thì hối hận ăn năn thế nào nữa đây. Đức Phật từ bi thương xót chúng sanh như vậy nên mới từ bi chỉ dạy nhiều phương tiện thiện xảo hòng cứu thoát chúng sanh hãy thức tỉnh ‘đêm dài lắm ác mộng’ này mà hy vọng còn đủ thời gian để hối cải tu tập, để kịp quay về bờ giác, thoát khổ.
Mình nói nhiều một chút là cũng để bạn rộng đường suy ngẫm. Một chu kỳ ‘Thành – trụ – hoại’ trong cuộc đời bạn đã qua. Kết quả nhận được là gì? Một đống nợ, nợ thế gian (tiền bạc), nợ nghiệp chúng sanh (tạo nghiệp xấu ác), bây giờ phải sao đây? Buông xuôi? Không xong đâu, bạn nợ tiền của người thế gian thì biết rồi đấy, họ sẽ truy tìm bạn đến cùng để đòi nợ. Thì cũng vậy, với luật Nhân Quả cũng thế, bạn gây bao nhiêu nhân xấu thì bây giờ những quả xấu nó cũng truy đuổi bạn như vậy, nhưng mức độ thì gấp bội phần. Nghiệp nhân quả báo của chúng sanh không phải là một cộng một bằng hai như phép nợ ở thế gian đâu. Tôi nợ anh bao nhiêu giờ tôi trả lại bấy nhiêu, thiế là xong nhé. Không như vậy đâu, không đơn giản như vậy, nên Đức Phật mới nói là bất khả tư nghì, không thể nghĩ bàn được. Thế thì làm sao đây? Chỉ có mỗi cách là phát tâm tu tập đi bạn.
Vậy tu tập là thế nào? Tu tức là sửa đổi, bỏ cái cũ làm cái mới. Tức là phải bỏ ác làm lành, đọan ác tu thiện. Từ bỏ những việc làm sai trái xấu ác trước kia, bắt đầu bằng những việc thiện lành. Trước kia làm là vì mình, giờ làm là vì người. Nhưng bạn thắc mắc, nhưng mình bây giờ hành thiện sao được đây, đang nợ nần thế kia, tiền bạc đâu mà làm việc thiện lành để tích phước đây. Bỏ ác, đoạn ác thì tôi ok, tôi sẽ quyết tâm từ giờ trở đi sẽ không tái phạm nữa, không bao giờ. Nhưng lấy gì mà sống đây, lấy gì trả nợ đây? Mình xin trả lời là bạn không còn cách nào khác phải cố gắng đắp đổi mà sống, mà tu thiện tích phước mới được, tuyệt đối không làm điều giả dối, xấu ác nữa. Nó giống như một chu kỳ vậy. giờ bạn đang ở dưới đáy rồi mà muốn ngoi lên lại thì sao dễ dàng nhanh chóng được. Bạn tạo tác làm nhiều điều xấu phước đức mất hết rồi bây giờ muốn gầy lại thì phải nhẫn nại mà gom góp chứ sao nữa. Nó giống như một khúc quanh vậy, phải nổ lực vướt qua giai đoạn này. Đó là đoạn ác, bạn phải quyết giữ được năm giới Phật dạy, không phạm. Còn tu thiện thì tu thế nào trong hoàn cảnh này đây? Chúng ta đã cạn phước thì muốn tu tập thì phải phước huệ song tu thôi.
Mình xin khuyên bạn thực hành cụ thể những việc như thế này:
1- Hàng ngày mỗi thời sáng tối bạn phải lập thời khóa hành trì như sau:
* Niệm A Di Đà Phật: 30 phút
* Tụng Chú Đại Bi: 21 biến
* Niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát: 10 phút.
Đó là thời khóa hàng ngày của bạn. Cố gắng giữ đều đặn, đừng lỗi sót.
2- Phóng sanh định kỳ mỗi tháng một lần. Nếu điều kiện kinh tế không cho phép thì buộc phải hạn chế những khoản chi tiêu hàng ngày để làm việc này. Phải làm quyết tâm, có kỷ cương, định kỳ đàng hòang chứ không phải làm kiểu bộc phát nhất thời được. Không có đủ tiến thì nhịn mua sắm, tiêu sài để dành tiền mà cứu vớt các chúng sanh tội nghiệp kia. Bạn tạo tác nhiều rồi thì giờ phải trả nợ bằng cách ban ơn cho các chúng sanh kia như vậy. Thực sự sám hối là phải như vậy, mình tạo lỗi cho người nhiều rồi thì bây giờ phải đới công chuột tội, ban phước cho những chúng sanh khác, người khác, không nhất thiết phải chính người mình đã gây. Như vậy mới là chân sám hối, chứ không chỉ là những lời hứa suông. Phải chịu tổn hại về mình, nhín nhục mà vì chúng sanh, như thế mới là sám hối, giải nghiệp, tích lũy phước điền. Khi phóng sanh nhớ là phải bỏ công bỏ sức ra vào hẳn các khu chợ, nhà hàng mua những con cá con chim sắp bị giết thịt mà mua ra rồi phải lựa chọn những con sông lớn cho chúng sống tốt, sinh trưởng được lâu dài. Làm phải bằng tận tâm để cứu vớt mạng sống của chúng, chứ không phải làm qua loa cho xong chuyện. Nên nhớ làm việc thiện thì phải tận tâm tận sức thì mới sanh công đức được. Đó là việc bạn phải làm mỗi tháng, mình khuyên như thế.
Ngòai ra thì tùy duyên bạn có thể làm thêm những hạnh lành khác như cúng dường, ấn tống, bố thí, giúp đỡ người khó khăn, đặt biệt quan tâm chu toàn cho cha mẹ anh em người thân trong nhà và mọi người xung quanh…Làm càng nhiều càng tốt, với tâm từ bi ai mẫn, không cần những hồi báo trước mắt. Cốt yếu mình làm là tạo dựng phước điền lâu dài, khi có phước rồi thì mọi sự hanh thông, chuyện không cầu cũng đến.
Trên đây là những việc bạn phải làm trong thời gian tới. Tùy trong giới hạn của mình mà làm, nhưng phải thực làm mới được, nghĩa là phải làm thật nghiêm túc, thật siêng năng, không biếng trễ. Vậy thời gian làm đến bao lâu?
Như trên đã phân tích nhiều, từ giờ trở đi, câu trả lời là vậy. Đọan ác tu thiện, hành trì tu tập là một việc làm của cả cuộc đời, không có kỳ hạn. Nếu còn kỳ hạn cho xong nghĩa là chưa phát tâm thật sự. Tu tập là việc từ khi phát tâm đến cuối cuộc đời, không sao nhãng, biếng trễ. Dĩ nhiên là trong giai đọan này thì mình khuyên bạn nên thực hành như vậy khoảng một vài năm. Đó là những việc thực sự cần làm lúc này. Dần dần khi cuộc sống biến chuyển tích cực, phước báu đã trở lại thì tính sau vậy. Nhưng việc giữ giới và hành thiện nói chung thì phải đi hết cùng cuộc đời này, còn thời khóa công phu tu tập thì có thể điều chỉnh đôi chút.
—
Trên đây là những dòng chia sẻ chân tình đến bạn. Chúc bạn hành trì tốt, cuộc sống được nhiều niềm vui, hạnh phúc!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
NHÂN QUẢ KHÔNG BIẾT NHAU
NHÂN QUẢ Ở đây là nhân diệt thì QUẢ sanh.Qúa khứ diệt thì hiện tại sanh,hiện tại diệt thì tương lai sanh.
-Cái diệt đã mất rồi thì cái Sanh chẳng thấy được cái diệt,cái sanh khi chưa sanh thì cái diệt ko thấy được cái sanh
-Cho nên khi đang là Nhân thì ko thấy được QUẢ,khi đã là QUẢ rồi thì ko thấy được Nhân nên NHÂN QUẢ ko biết nhau.
– Qúa khứ thì ko thấy được hiện tại,hiện tại thì ko thấy được tương lai,tương lai thì ko thấy được Qúa khứ
-Tuy NHÂN QUẢ ko biết nhau nhưng chúng lại nương nhau duyên khởi ảnh hưởng đến nhau.Ở địa vị phàm phu thì NHÂN QUẢ ko biết nhau nhưng ở các bậc giác ngộ
thì biết được,nên phàm phu phải tin sâu NHÂN QUẢ mà các bậc thánh nói,chứ nếu phàm phu mà tự thấy được NHÂN QUẢ rõ ràng thì các bậc thánh đã chẳng phải nhọc công khuyên họ
-NHÂN QUẢ ko phải tình thức nên ko thể lý luận được,NHÂN như thế nào thì QUẢ như thế vậy,dù ko muốn thì nó vẫn như vậy,như nam nữ ngủ với nhau đủ
duyên thì phải sanh con,chẳng thể bảo là vì hoàn cảnh mà nói tôi ko muốn nó ra đời thì nó sẽ ko ra đời nữa.
-Bạn làm việc tốt mà người khấc ko biết,ko hiểu thì là chuyện xảy ra thường xuyên.Tất cả những việc tốt của Phật,Bồ tát,bạn biết đươc ko.Đâu phải vì người ta ko biết thì mình sẽ ko làm.
-Những người thực sự sám hối niệm Phật vãng sanh Cực Lạc,đó chính là ân đức còn hơn là ” GIẢM ÁN hay TÙ TREO ”,còn có những khó khăn trước mắt trong công đức này thì đôi khi phải chấp nhận thôi,thấy khổ thì mới mong giải thoát
-Xin được trích trong kinh Hoa Nghiêm
Lúc bấy giờ, Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Giác-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Tâm-tánh vốn là một, sao lại thấy có các thứ sai khác ? Những là :Đến đường lành nẻo dữ, căn thân có đủ có thiếu, thọ sanh đồng và khác, đẹp-đẽ cùng xấu-xí, nào vui nào khổ, nghiệp không biết tâm, mà tâm cũng chẳng biết nghiệp, thọ không rõ báo mà báo cũng chẳng rõ thọ, tâm chẳng biết thọ mà thọ cũng không biết tâm, nhơn không biết duyên mà duyên cũng chẳng biết nhơn, trí chẳng biết cảnh mà cảnh cũng chẳng biết trí.
Giác-Thủ Bồ-Tát nói kệ để đáp :
Nay ngài hỏi nghĩa này
Vì Liễu-ngộ quần-mông
Cứ tánh kia, tôi đáp
Xin ngài lóng nghe cho.
Các pháp không tác dụng
Cũng không có thể tánh
Vì thế nên các pháp
Đều chẳng biết được nhau.
Ví như nước trong sông
Các dòng đua nhau chảy
Chúng đều chẳng biết nhau
Các pháp cũng như vậy.
Lại cũng như đống lửa
Đồng thời phát ngọn to
Chúng đều chẳng biết nhau
Các pháp cũng như vậy.
Lại như gió lớn thổi
Xao động các cảnh vật
Chúng đều chẳng biết nhau
Các pháp cũng như vậy.
Lại như các địa-giới
Xây vần nương tựa nhau
Các pháp cũng như vậy.
Lúc đó, Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Bửu-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Tất cả chúng-sanh đồng có tứ-đại, không ngã, không ngã-sở, tại sao lại có những sự khác biệt, như khổ vui, tốt xấu, ưa trong chuộng ngoài, thọ ít hưởng nhiều, hoặc hiện báo, hoặc hậu báo. Nhưng trong pháp-giới vẫn không tốt xấu ?
Bửu-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :
Cứ theo nghiệp đã tạo
Sanh quả báu như vậy
Đều không có tác-giả
Đây là lời chư Phật.
Như mặt gương sáng sạch
Tùy theo cảnh đối tượng
Hiện bóng sai khác nhau
Nghiệp tánh cũng như vậy.
Cũng như ruộng gieo giống
Chúng đều chẳng biết nhau
Tự nhiên mọc lên cây
Nghiệp tánh cũng như vậy.
Như nhà ảo thuật giỏi
Ở tại ngã tư đường
Hiện ra những sắc-tướng
Nghiệp-tánh cũng như vậy.
Như người gỗ máy móc
Hay vang ra các tiếng
Nó không ngã ngã-sở
Nghiệp-tánh cũng như vậy.
Cũng như giống chim bay
Từ trứng nở sanh ra
Tiếng kêu không đồng nhau
Nghiệp-tánh cũng như vậy.
Ví như trong thai-tạng
Căn thân đều thành-tựu
Thể-tướng không từ đâu
Nghiệp-tánh cũng như vậy.
Lại như ở địa-ngục
Bao nhiêu là sự khổ
Kia đều không từ đâu
Nghiệp-tánh cũng như vậy.
Như vua Chuyển-luân-vương
Có đủ bảy thứ bảo
Chỗ đến không từ đâu
Nghiệp-tánh cũng như vậy.
Lại như các thế-giới
Lúc đại-hỏa cháy tan
Lửa này không từ đâu
Nghiệp-tánh cũng như vậy
Lúc đó Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Đức-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Chỗ giác-ngộ của Đức Như-Lai chỉ là một pháp duy-nhứt, sao lại bảo là vô-lượng-pháp, hiện vô-lượng cõi, hóa vô-lượng-chúng, diễn vô-lượng âm, thị vô-lượng thân, biết vô-lượng tâm, hiện vô-lượng thần-thông, có thể chấn động khắp vô-lượng thế-giới, thị-hiện vô-lượng sự thù-thắng trang-nghiêm, hiển-thị vô-biên nhiều loại cảnh-giới. Nhưng trong pháp-tánh các tướng sai-biệt này đều bất-khả-đắc.
Đức-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :
Nghĩa của Phật-tử hỏi
Rất sâu khó rõ được
Người trí biết nghĩa này
Thường chứa công-đức Phật.
Như đất chỉ một tánh
Mọi loài ở riêng chỗ
Đất không nghĩ đồng khác
Pháp chư Phật như vậy.
Cũng như một đại-hải
Ngàn vạn lượng sóng trào
Nước biển vẫn duy nhứt
Pháp chư Phật như vậy.
Cũng như gió một tánh
Thổi động tất cả vật
Gió không nghĩ đồng khác
Pháp chư Phật như vậy.
Cũng như mây sấm lớn
Mưa khắp cả mọi nơi
Nước mưa vẫn không khác
Pháp chư Phật như vậy.
Cũng như mặt đất kia
Mọc lên nhiều mầm mộng
Mặt đất chỉ là một
Pháp chư Phật như vậy.
Mặt nhựt không mây mờ
Chiếu sáng khắp mười phương
Quang-minh không sai khác
Pháp chư Phật như vậy.
Như mặt nguyệt trên cao
Mọi nơi đều nhìn thấy
Mặt nguyệt vẫn một chỗ
Pháp chư Phật như vậy.
Ví như Đại-Phạm-Vương
Ứng hiện khắp đại-thiên
Thân ngài vẫn không khác
Pháp chư Phật như vậy.
Lúc đó Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Mục-Thủ Bồ-Tát : ‘Phật-tử ! Như-Lai phước-điền đồng một không sai khác, sao lại thấy chúng-sanh bố-thí được của quả-báo chẳng đồng? Những là :
Nhiều loại sắc, nhiều loại thân, nhiều loại căn, nhiều loại nhà, nhiều loại chủ, nhiều loại quyến thuộc, nhiều loại quan-chức, nhiều loại công-đức, nhiều loại trí-huệ.Nhưng đức Phật đối với họ, tâm Phật thường bình-đẳng, không có quan-niệm riêng khác ?
Mục-Thủ Bồ-Tát nói kệ đáp rằng :
Như tất cả vẫn là một
Theo giống mọc mầm khác
Đất không ý thân sơ
Phật phước-điền cũng vậy.
Lại như nước một vị
Nhơn đồ đựng có khác
Phật phước-điền vẫn một
Do tâm người thành khác.
Như nhà ảo thuật khéo
Làm mọi người hoan-hỉ
Phật phước-điền cũng vậy
Khiến chúng-sanh kính vui.
Như vua có tài trí
Hay khiến nhơn-dân mừng
Phật phước-điền cũng vậy
Khiến chúng đều an-vui.
Như mặt gương sáng sạch
Theo hình mà hiện bóng
Phật phước-điền cũng vậy
Tùy tâm được báo khác.
Như thuốc A-gìa-đà
Trị được tất cả độc
Phật phước-điền cũng vậy
Dứt các hoạ phiền não.
Như lúc mặt trời mọc
Chiếu sáng khắp thế-gian
Phật phước-điền cũng vậy
Phá trừ những tối tăm.
Như mặt nguyệt tròn sáng
Chiếu khắp cõi đại-địa
Phật phước-điền cũng vậy
Bình-đẳng với tất cả.
Ví như gió tỳ-lam
Chấn-động khắp đại địa
Phật phước-điền cũng vậy
Động chúng-sanh ba cõi.
Như đại hỏa nổi lên
Đốt cháy tất cả vật
Phật phước-điền cũng vậy
Đốt tất cả hữu-vi.
A Di Đà Phật
Dạ ! Xin cảm ơn lời chỉ dạy của chư vị
Điều đầu tiên tôi muốn nói là việc trên tôi nói lên ý nghĩ của mình thôi chứ không có ý gì hết
Tại dạo gần đây tôi đã ý thức được rằng sẽ chấp nhận hết quả xấu do mình gây tạo ,nhưng chỉ muốn xin quý vị chỉ dẫn cho cách nào để chuyển nghiêp mà thôi
Không hiểu là vì sao mỗi ngày qua đi là như có ai sắp đặt sẳn những chướng ngại liên tục không như ý kéo đến
A Di Đà Phật
Bạn Tâm Như,
Một khi phước cạn thì nghiệp tới, chắc chắn là vậy. Vì sao vậy? Vì chúng sanh từ vô thủy kiếp đến nay nghiệp chướng trùng trùng, không sao kể hết, việc chúng ta kiếp này được thọ thân người này là chúng ta có phước báu lắm đó, do nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp tu hành tích phước mới được thọ thân người này đấy, không phải dễ dàng gì đâu. Rồi lại trong kiếp người này có người sang kẻ hèn, người giàu kẻ nghèo, người trí kẻ ngu… đó đều là do nhân đời trước tích lũy mà ra, phước nhiều thì đời này được hưởng nhiều, phước ít thì quả ít. Hơn nữa phước đức không chỉ đến từ tiền kiếp không thôi đâu, mà chính ngay tại đời này có chịu làm thiện tích phước không nữa, hay lại tòan sài phước rồi tạo nghiệp ác thì phước đức càng tiêu nhanh lẹ hơn nữa. Một khi phước hết rồi thì lấy cái gì mà ‘sài’ đây? Giống như đi chợ mà trong túi chẳng có đồng nào thì sao mua sắm được gì. HT Tịnh Không có nói là từ trung niên trở đi thì cuộc sống của chúng ta ảnh hưởng nhiều từ kết quả chúng ta sống như thế nào trong nửa đầu cuộc đời mình vậy. Bạn hãy tìm đọc cuốn Làm Chủ Vận Mệnh do Thầy Thích Minh Quang, cuốn sách rất hay nói về cách sống chúng ta ảnh huởng ra sao đến cuộc đời sau này của chúng ta. Là ngay trong đời này chứ chẳng phải đợi kiếp nào. Bạn hãy tìm đọc, các chùa nhà sách Phật Pháp đều có cả.
Một khi phước cạn, nghiệp ác chẳng còn bị cản trở, duyên khởi thì trùng trùng, nên cứ gặp duyên là khởi quả ác, chúng ta phải thọ lãnh thôi. Tòan là quả ác, chẳng thấy quả thiện đâu cả. Vì sao vậy? Vì nghiệp thiện phước báo cạn hết rồi còn đâu nữa, chỉ còn tòan quả ác nó đang xếp hàng đợi ta bây giờ thừa dịp là xông tới, cứ có duyên là có quả, duyên khởi trùng trùng thì quả xấu cũng trùng trùng. Mặc sức mà gánh lấy khổ đau, hết lớp này qua lớp khác, cho đến khi thọ mạng hết thì đi đọa vào ba ác Đạo: Địa Ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Vì sao vậy? Vì những khổ đau phải gánh chịu kia chỉ là quả báo ngay trong đời này thôi, đó chỉ là quả báo hiện tiền thôi. Quả báo thực sự đến là phía sau cửa tử, bên kia cái chết kìa, cái này mới khủng khiếp, gấp bội phần quả báo hiện tiền kia. Sau khi mất chúng ta ‘gánh’ một núi nghiệp để đi thọ sanh, nghiệp thế nào thì thọ sanh cảnh giới đó. Thử hỏi lúc đó ‘hành trang’ núi nghiệp chúng ta mang theo đó chứa những gì? Nghiệp thiện thì hết veo rồi, chỉ tòan là nghiệp ác là ác, thế thì đi thọ sanh ở đâu đây? Tham, Sân, Si tương ưng với ba Ác Đạo Địa Ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Còn tránh đâu được nữa. Trăm ngàn vạn kiếp trầm luân thống khổ, không sao nói được.
Nói như vậy để bạn hiểu thấu mà phát tâm hành trì tu tập đi. Để làm chi? Thứ nhất, tiêu trừ dần ác nghiệp bạn đang mang đầy đấy (bạn hỏi làm sao để chuyển nghiệp đấy). Thứ hai, để tích lũy công đức để nửa sau cuộc đời mình sẽ thay đổi, tươi sáng hơn, an vui hơn nhờ phước báu mình tích được lúc trẻ đây này. Thứ ba, để sau này khi thọ mạng hết thì đi cảnh giới nào đây? Vòng luân hồi sanh tử thì những khổ đau sanh tử cứ nối nhau mãi mãi, chẳng bao giờ ngưng. Thế thì chi bằng hãy thoát vòng sanh tử này về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật, vĩnh viễn thoát vòng sanh tử, vĩnh viễn thoát mọi khổ đâu, vĩnh viễn được an vui, thọ mạng thì vô cùng vô tận cho đến quả vị Phật. Như thế không hay sao?
Nói đi nói lại rồi thì cũng nhấn mạnh bạn phải phát tâm tu tập mới được. Đọan ác tu thiện. Từ nay phải dứt trừ mọi việc xấu ác. Từ nay phải chuyên làm việc thiện lành, vì người, vì chúng sanh. Tích cực phóng sanh, cúng dường, hành thiện tích phước. Hàng ngày lập thời khóa công phu hành trì sáng tối, như bên trên mình có khuyên bạn rồi đó: niệm Phật, niệm Quán Thế Âm Bồ tát, trì tụng Chú Đại Bi, đọc Kinh Vô Lượng Thọ. Đó là nội dung đọc tụng chính, còn nghi lễ cách thức thế nào thì bạn tham khảo ở đây
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Chúc bạn phát tâm hành trì tu tập tốt!
Nam Mô A Di Đà Phật
Con năm nay 18 tuổi đang là một học sinh , con rất thích làm từ thiện công đức và nghe nhạc phật , nhạc của con nghe là nhạc : Chú đại bi ( tiếng phạn ) và um ma ni pad me hum ( tiếng tây tạng ) hồi trước cách đây mấy tháng tính từ 6-5 hôm nay thì sự việc đối với con không có gì , nhưng dạo gần đây con nghe vào ban ngày thì ban đêm y như rằng con nằm mơ thấy những hình ảnh phản cảm khi tỉnh dậy thì quần con “bẩn ” và người rất mệt mỏi , con làm đi làm lại nhiều lần đều như vậy , bây giờ con rất hãi khi bật nhạc nghe vì sợ những hình ảnh ô uế trong những giấc mơ , mong thầy và các bậc thiện tri thức giảng giải cho con , con cảm ơn !
Vì Sao Khi Phát Tâm Niệm Phật Tà Niệm Liền Khởi Lên Mạnh Mẽ?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/07/vi-sao-ta-niem-khoi-len-manh-me-luc-moi-phat-tam-tu-hanh-va-cach-khac-phuc-ra-sao/
Nam mô a di đà Phật, con là Đặng Nguyệt Ánh, năm nay con 16 tuổi , con có thể tự mình quy y tam bảo để trở thành Phật tử tại gia được không ạ ? Nam mô a di đà Phật mong mọi người đặt Pháp danh cho con ạ .
Con đem hết lòng thành kính, xin quy y Phật, từ nay trở đi thà bỏ thân mạng,trọn đời không quy y trời,thần,quỷ,vật
Con đem hết lòng thành kính,xin quy y Pháp,từ nay trở đi thà bỏ thân mạng,trọn đời không quy y ngoại đạo tà giáo
Con đem hết lòng thành kính,xin quy y Tăng,từ nay trở đi thà bỏ thân mạng,trọn đời không nương theo nhóm hư,bạn xấu
A Di Đà Phật
Bạn Đặng Nguyệt Ánh!
Hình như đây là lần thứ hai bạn phúc đáp với nội dung tương tự, lần trước có lẽ chưa đủ duyên, lần này MD có đôi lời chia sẻ.
trước hết là tán dương tinh thần tham cầu tu học của bạn, 16 tuổi đã có chí cầu Đạo, bạn là tấm gương sáng cho các bạn trẻ noi theo.
Về vấn đề bạn thắc mắc “có thể tự quy y”
-Quy y có nghĩa là quay về, nương tựa. Bạn muốn quay về (quay về tự tánh, tri kiến Phật, sự thanh tịnh) có ai ngăn cản bạn không? Bạn tự mình phát nguyện quy y- đó là lý.
-Về sự thì đúng là bạn không thể tự quy y, cũng như các cư sỹ ở đây chẳng thể quy y cho bạn. Bạn cần đến chùa đăng ký.
-Trước khi quy y bạn nên vào trang http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/08/quy-y-co-phai-la-tim-mot-vi-thay-nao-do-de-nuong-tua-khong/ để biết rõ ý nghĩa việc quy y Tam Bảo.
Trong việc tu hành chúng chẳng nên bỏ sự mà chấp lý, chấp lý mà bỏ sự. Quy y Tam Bảo, trì nghiêm ngũ giới sẽ sinh tấn, định, huệ. Vì có tấn, định, huệ nên việc niệm Phật rất dễ thành tựu.
Cố gắng!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà Phật, con xin cảm ơn ạ
mọi người cho con hỏi chút ạ, mấy hôm trước con có vào 1 bài pháp có tên là : ” hiểu thế nào về 2 chữ vãng sanh” .Họ nói là nếu niệm 10 niệm mà không nghĩ tới sau khi vãng sinh cứu độ chúng sinh mà chỉ cầu mỗi vãng sinh, đến khi lâm chung dù có vãng sinh cũng chỉ ở bậc phẩm thấp. Như vậy có đúng không ạ ? Mong mọi người góp ý ạ, con xin cảm ơn
A Di Đà Phật
Đặng Nguyệt Ánh!
Bạn hãy hoan hỷ vào link http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/dai-nguyen-luc-thu-18-19-cua-duc-phat-a-di-da/ ở đây Thầy Thích Thiện Thuận có giảng giải rất rõ về pháp “mười niệm tất vãng sanh”.
Chúc bạn tu hành tinh cần, sớm đặng ngày giải thoát!
nam mô a di đà Phật , con cảm ơn cư sĩ Mỹ Diệp ạ
Nam Mô A Di Đà Phật
Con kính chào quý thầy! Con có một câu hỏi hàng ngày ở nhà con nên tụng kinh gì cho đúng mong quý thầy hoan hỉ cho con biết con xin đội ơn quý thầy
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Bạn Văn Thuấn,
Mình xin khuyên bạn nên tụng Kinh Vô Lượng Thọ (hoặc Kinh A Di Đà), đây là bộ Kinh được HT Tịnh Không khuyến khích quý đồng tu thọ trì đọc tụng. Thời khóa mỗi ngày sớm tối nên: Chỉ một bộ Kinh, một câu A Di Đà Phật làm chính. Ví dụ, mỗi thời khóa bạn tụng Kinh Vô Lượng Thọ 20ph, niệm A Di Đà Phật 40ph, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát 5-10ph. Ngoài các thời khóa chính ra, lúc sinh hoạt, đi dứng nằm ngồi, lúc rảnh rỗi không dụng tâm trí nên tập niệm A Di Đà Phật trong tâm, dần dần thuần thục sẽ thành thói quen tốt, câu Phật hiệu luôn trong tâm. Cách thức hành trì thời khóa bạn tham khảo ở đây
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Ngoài việc hành trì như thế, để Tín tâm ngày càng tăng trưởng bạn nên thường xuyên Nghe Pháp, đọc sách chư Tổ, vào đọc nghe ở các trang web Tịnh Độ như: duongvecoitinh.com, niemphat.vn, tinhdo.net, tinhkhongphapngu.net,…
—
Chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
bạn thích xem kinh nào nhất thì lấy kinh đó ra xem. quan trọng là biết mình học Phật để làm gì, mục tiêu như thế nào. Xác định được mục tiêu trước rồi tìm kinh điển gần với mục tiêu đó, người học Phật là cầu giải thoát, cầu vãng sanh, phải xác định rõ ràng như vậy thì học mới tinh tấn, nếu lâu lâu mới lấy đọc lâu lâu mói xem kinh thì khó thấy tác dụng lắm. Bản thân tôi tìm hiểu học Phật muốn biết được đức Phật đã giải thoát như thế nào và ở đâu, càng học càng muốn biết sự giải thoát, càng muốn biết nơi mà các đức Phật đang ở, tôi đã đi từ những lời khai thị của ngài Tịnh Không đến Kinh Vô Lượng Thọ, đến Kinh Chuyển Pháp Luân, Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng, và đến Kinh Đại Bát Niết Bàn. Tôi muốn tìm ra sự thật của khổ, muốn nhận thấy nó muốn thoát khỏi nó, tôi tìm đọc tất cả câu truyện, phim hoạt hình nói về lời dạy của đức Phật, tôi trầm ngâm, tư duy liên tục những điều đó, tôi quán sát xung quanh mình, quan sát lục căn mình, quán sat tất cả mọi thứ diễn ra. Tôi dần nhận ra được những gì là phiền não, nhận ra những gì là khổ, những gì là giải thoát, và tôi dần cảm nhận được niềm vui trong đạo, có lúc tôi thấy mình rất gần đức Phật, tôi thường xuyên rớt nước mắt về đức hạnh của người và các vị tổ, tôi thích một mình nơi vắng lặng như cách mà người đã tu hành và đắc đạo, tôi thích lặng lẳng phía sau như cách ngài Ca Diếc niếm trải niềm vui trong đạo. Tôi muốn chia sẻ muốn đem tất cả những gì mà tôi biết tôi cảm nhận đến với mọi người.