Phật giáo không chỉ là danh tự, tạo tượng nghệ thuật cũng là một cách biểu pháp, cho nên tất cả cách thức, không cách nào không phải là biểu pháp, ngay cả kiến trúc cũng không ngoại lệ. Các bạn nếu như chú ý sẽ thấy, khi các bạn vào trong các chùa miếu nhà Phật, bạn xem thấy chánh điện thờ Thích Ca Mâu Ni Phật được gọi là “Đại hùng bảo điện”, bạn xem kiến trúc của nó, bên ngoài xem thấy có hai tầng, bên trong là một tầng, đều là để đề tỉnh chúng ta. Bên ngoài hai tầng dạy chúng ta phải biết tùy tục, “Phật pháp tại thế gian, bất hoại thế gian pháp”. Bên trong thì cần phải bình đẳng, nên bên trong không thể có hai kiểu; bên ngoài có thể không bình đẳng, bên trong quyết định phải bình đẳng. Bên ngoài bình đẳng, thì trật tự xã hội sẽ bị phá hoại. Bên ngoài nhất định có tôn ti, có cha con, có huynh đệ, có già trẻ; đó là có trật tự; không thể đem trật tự này phá hoại được. Hai tầng bên ngoài biểu thị cho trật tự xã hội, quyết định phải tuân thủ, bên trong quyết định phải bình đẳng. Ý nghĩa vô cùng hay!
Đồ vật cúng đều là biểu pháp. Chúng ta trước Phật thắp hương, hương là đại biểu cho cái gì? Trong bài tán hương “Giới định chân hương”, chân hương không phải chỉ cho hương mà bạn thắp, nhìn thấy hương đó liền phải biết: “Ta phải tu giới, phải tu định, phải tu huệ”. Giới định huệ là hương trong chân tâm tự tánh của ta; dạy bạn khi nghe đến hương, nhìn thấy hương, thì phải nghĩ đến “ta phải tu giới định huệ, ta phải đoạn tham sân si”, không có điều gì không phải là đề tỉnh chúng ta. Đồ cúng dường cho Phật, quan trọng nhất và đơn giản nhất là cúng dường một ly nước. Những thứ khác như hoa hương, thứ gì cũng không có, hương không thắp cũng không sao, nhưng nước thì nhất định phải cúng một ly. Nước đại biểu cho cái gì? Nước đại biểu cho tâm. Nhìn đến ly nước, “tâm của ta có thanh tịnh như nước, một trần không nhiễm hay không?” Cho nên nước đại biểu cho thanh tịnh, bình đẳng, phải nắm được ý nghĩa này. Ly nước đó không phải cúng dường cho Phật uống, mà là để cho mọi người chúng ta xem, nhìn đến ly nước này, tâm của ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, dùng cái phương pháp này để đề tỉnh chúng ta. Không cái gì không phải là đau họng nhọc lòng nghĩ ra phương cách để dạy chúng ta, chúng ta mới thể hội được Phật đối với chúng ta, ân đức lớn lao như vậy, sắp đặt chu đáo như vậy, không thể không bội phục đến 5 vóc sát đất. Nào có phải mê tín chứ? Chư vị phải ghi nhớ, nước dùng để cúng Phật không thể dùng nước trà, trà có màu sắc, như vậy thì không thanh tịnh, biểu thị trong tâm có ô nhiễm, cho nên phải cúng nước trong. Nước trong này là dùng nước tự nhiên hoặc là nước sôi, cái đó không quan trọng, chỉ cần nước đó thanh sạch, không có thứ gì không tinh sạch bên trong, như vậy là được rồi, bạn phải hiểu được ý nghĩa biểu pháp của nó; cũng chính là “minh tu lương bằng đề tỉnh – cần có bạn tốt nhắc nhở”. Thời thời khắc khắc phải đề tỉnh chúng ta, chỉ cần một khắc không đề tỉnh, chúng ta liền sẽ bị mê mất, liền làm ra việc sai trái, liền hồ đồ mất. Cho nên cách thực thi trong giáo học nhà Phật, chân thật là rất hay.
Trích Liễu Phàm Tứ Huấn
Lão Hoà Thượng Tịnh Không giảng
kính bạch Quý Thầy,
Quý Thầy cho con hỏi là nếu mua chén/ly nước ở ngoài về hoặc đĩa đựng hoa quả trước khi dùng để thắp hương thì phải tẩy (khai quang). Con thấy mọi người nói là dùng rượu trắng trộn với gừng để lau đồ trước khi sử dụng để đựng nước (chén/ly) hoặc hoa quả (đĩa). Như vậy có đúng không ạ? kính xin Quý thầy chỉ bảo
A Di Đà Phật,
Hình thức Khai Quang Điểm Nhãn thông thường chỉ dành cho Tôn Tượng Phật/Bồ Tát, không dùng cho chén ly nước, đĩa hoa quả…Những vật dụng thờ cúng đó chỉ cần sạch sẽ, nguyên vẹn thì được rồi, ko cần thiết phải “Khai Quang”. Bạn nên đọc thêm bài về ý nghĩa “Khai Quang Điểm Nhãn”:
http://phapsutinhkhong.com/phapngubaigiang/xem/165
Còn việc dùng rượu trắng thì ko nên, vì rượu bản chất là ko thanh tịnh, chẳng nên dùng vào việc thờ cúng ban thờ Phật hay tổ tiên.
Dùng xà bông rửa sạch rồi dùng khăn sạch lau là được, ko nên dùng rượu để lau đồ cúng. Trong năm giới nhà Phật là cấm uống rượu, thì tại sao nay lại dùng rượu lau chùi đồ cúng rồi để xông hơi rượu lên bàn thờ Phật như thế? Việc này là si mê điên đảo, là không cung kính đối với hình tượng Tam Bảo, ko nên làm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Kính bạch các quý đồng đạo, trên bàn thờ Phật ở gia đình tôi có 2 ngọn đèn điện . Tôi nghĩ như vậy là đủ ý nghĩa, nhưng mỗi lần thắp hương, mẹ tôi vẫn muốn thắp thêm đèn dầu. Ngoài một chung nước trong ( chung lớn ), sáng nào cũng kèm theo 3 ly nước trà nóng. Bây giờ nghe các thày giảng là nước trà không thanh tịnh, lòng tôi vẫn hiểu là đúng , nhưng sao vẫn thấy ” … ” ( vì 3 ly trà nóng đó mang lại một cảm giác ấm áp, thân thiết …xiết bao )
Xin các đạo huynh góp thêm ý kiến cho tôi. Xin Cảm ơn !
Gửi bạn Diệu Tiến lời giảng của HT. Tịnh Không về vật phẩm nước cúng trên ban thờ Phật:
“…Chẳng hạn gia đình nghèo khó, không có khả năng mua sắm đồ cúng, vậy chúng ta ở trước mặt tượng Phật, cúng dường đơn giản nhất một ly nước. Đây là vật cúng quan trọng nhất trong các đồ cúng, nước biểu thị cái gì? Nước biểu thị cho tâm, nước trong sạch biểu thị tâm thanh tịnh. Nước không nổi sóng là bình, biểu thị bình đẳng. Cúng dường một ly nước, nhìn thấy nước nghĩ ngay đến thanh tịnh bình đẳng, đây là đồ cúng vô cùng quan trọng. Bạn có thể không cần thắp hương, không đốt đèn nến, cũng không cần hương hoa trái cây cúng dường, nhưng không thể không cúng một ly nước vì nó đại biểu tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Nhìn thấy nước liền nghĩ ngay đến chính mình, trong tất cả cảnh duyên, hoàn cảnh nhân sự, hoàn cảnh vật chất, phải biết thanh tịnh bình đẳng. Tâm thanh tịnh bình đẳng là tâm Phật, cũng chính là chân tâm…”
Bạn chẳng thể theo ý riêng của bạn, nước trong sạch thì trong suốt không có cặn, nước trà thì ko đạt tiêu chuẩn này. Do vậy, nhất định phải buông xuống thành kiến chấp trước của chính mình mà làm theo lời Thầy, chân thật là biết nghe lời thì bạn sẽ thành tựu, còn ngược lại thì sẽ rất khó, rất khó mà thành tựu được đạo nghiệp…quá khó rồi.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật !
Cảm ơn Đạo Huynh Tịnh Thái !
Ngay khi đọc được bài viết của HT .Tịnh Không tôi đã sửa theo lời Thày ngay rồi .
Học Buông Xuống là điều cần thiết phải Làm của Phật tử mà !
Kính thưa các đạo hữu, cho con hỏi
Nhà con chưa có điều kiện lập bàn thờ Phật, nhưng con có 2 ảnh của Phật A di Đà, Một cái treo tường , một cái con để trên Loa thùng để trên tủ, nhà con nghèo, ngoài vị trí đó ra không biết để đâu cho thích hợp, không biết có mắc tội không? Con cũng theo pháp môn tịnh độ. Con đợi làm nhà mới nói chồng lập bàn thờ riêng nên con mong chờ được làm nhà. Nhà con cũ kĩ quá. Mỗi thời khóa tụng kinh con có 1 cốc mới, nước con lấy trong bình nước lọc uống chung cho cả nhà, không biết làm như vậy có sai pháp hay không? Xin các đạo hữu hoan hỉ chỉ dạy, Trong bình nước lọc mỗi lần con đun nước sôi để nguội rồi đổ vào đó. A Di Đà PHật! Mong các đạo hữu trả lời giúp con.
A Di Đà Phật.
Chào Diệu Tiến!
Khi chưa có bàn thờ Phật thì tốt nhất là chọn nơi trang nghiêm mà treo Tôn ảnh, chớ nên để lung tung mà sanh tội bất kính. Việc dâng cúng nước cũng vậy, không nên lấy nước dùng chung cho gia đình mà cúng dường Phật, như thế là không còn tinh tấn nữa. Giả như các loại phẩm vật, bạn mua về với mục đích ăn uống, biếu tặng cho người khác, nhưng rồi không ăn hay không đem tặng cho người khác thì cũng không được cúng dường Phật; lòng tôn kính đối với Phật, Bồ Tát thể hiện ở những vấn đề tưởng chừng là nhỏ nhặt như vậy, nhưng công đức thì khó nghĩ bàn.
Nam mô A Di Đà Phật
Quách nga
Môi lần con gần phật con cam thấy long con thật tịnh,nên con cung muôn lập môt ban thơ phật ,nhưng con không biết bắt đầu từ đâu nên con rất mong các sư chi bảo
Bắt đầu từ niệm Phật hàng ngày nè bạn:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Xin hỏi các đạo hữu, nếu theo ý nghĩa cũng nước, để mình có thể nhìn thấy nước thì có nên để nước trong ly thủy tinh trong không vậy? Trên bàn thờ Phật tại nhà tôi vẫn để nước trong 1 bát bằng sứ, như vậy khi ngồi lễ thì không thể trông thấy nước được.
Chào bạn Anh Dũng,
Nếu như bạn cần phải thấy nước để có thể nhớ và tập trung để cho tâm thanh tịnh thì dĩ nhiên, bạn cần phải thay bằng ly thuỷ tinh.
Khi bạn đã thuần thục, tâm thường tập trung, khi hành lễ hoặc ngoài thời khoá, bạn thường khởi tâm thanh tịnh, bình đẳng thì lúc ấy không cần phải thấy ly nước để tự nhắc nhở mình nữa.
Chúc bạn tu niệm tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kinh thưa các thầy!
con thấy có người thờ phật để trong két sắt, trong két sắt có bánh kẹo, nước, sữa. Con nhớ không nhầm thường thờ phật thì không được để ở két sắt đúng kg ạ ??
dạ cho con hỏi, trên bàn thờ Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát thì nên để 2 ly nước hay 3 ly nước vậy ạ? và con có nằm mơ thấy con lạy tượng Phật, vậy có điềm gì không ạ? con cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Kim Quy,
*Cốc nước là biểu tượng cho tâm thanh tịnh thuần kiết của chính bạn, do vậy mỗi khi dâng cốc nước lên bàn thờ Phật là bạn tự nhắc nhở mình: cần phải giữ tâm cho thanh tịnh như chính ly nước trong mà bạn dâng lên vậy. Do vậy chỉ cần một cốc là đủ.
*Giấy mơ lạy Phật là tốt, nó cho thấy tâm bạn đang hướng về Phật pháp và Phật. Nên dũng mãnh phát tâm Quy Y Tam Bảo và Thọ Ngũ Giới (nếu bạn chưa làm) kế đó tìm chọn cho mình một pháp môn phù hợp với căn cơ của bản thân rồi hàng ngày sắp xếp thời gian để tu học nhằm chuyển hoá những bất thiện nghiệp từ vô lượng kiếp tới nay, giúp cho cuộc sống đời-đạo thêm an lạc. Được vậy lợi lạc thật không thể nghĩ bàn.
Chúc bạn dõng mãnh tu đạo.
TN
Dạ con cảm ơn, nhưng con chưa hiểu lắm, xin hướng dẫn cho con là con nên làm gì?
Thưa các sư thầy cho con hỏi nếu như trên bàn phờ nhà mình cúng 1 ly nước thì mình có được cúng bằng nước nóng không hay chị được cúng bằng nước nguội ạ
Thưa các sư thầy, hàng ngày buổi sang con thường thay nước, thắp 3nén hương như vậy có được không ạ.con khấn nhưng k biết có khấn đầy đủ không.con có thế tim bài khấn ở đâu ạ
Thưa thầy cho con hỏi. Khi mình thắp huong và cúng ngoài mộ. Sau khi cúng xong co được phép đổ rượu lên trên mộ không ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Quốc Anh,
TN lấy một ví dụ nhỏ để bạn quán chiếu nhé: Bạn đến thăm một người thân, mang theo đồ uống, trò chuyện một hồi, bạn mang đồ uống ra, rồi nói với người nọ: Tôi mời anh/chị dùng nước, nhưng thay vì bạn cung kính rót ra ly, bạn đem ly đó đổ toẹt xuống đất. Theo bạn hành vi đó là kính bạn hay chẳng kính bạn?
Đó là pháp thế gian. Trong Phật pháp chân chánh vốn không có cúng đồ mặn và rượu bia, bởi những thứ đó sẽ tạo thêm nghiệp chướng cho người vừa qua đời. Hơn nữa, người đã chết vốn chẳng thể thọ dụng những vật thực mà người sống hiến cúng, mà phải nhờ câu chú của Phật, nhiếp tâm trì tụng, may ra người chết mới có thể thọ dụng. Điều này trên ĐVCT đã nói nhiều rồi, bạn ráng đọc kỹ nhé.
Theo thiện ý của TN, ra thăm mộ người thân là để biểu tỏ tấm lòng với người đã khuất, vì thế một nén nhang là đủ, kế đó nên săn sóc lại ngôi mộ cho phong quang rồi cùng nhiếp tâm khuyên người đã chết, buông bỏ duyên trần, cùng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ trong khoảng 15-30 phút là tốt nhất. Tuyệt đối chẳng nên dâng cúng rượu thịt rồi khấn vái cầu người chết sống khôn thác thiêng, phù hộ cho mình sức khoẻ, tài lộc…làm thế là tạo nghiệp tội cho cả mình lẫn người chết, bởi người chết một mặt vì luyến ái, thương người sống, mặt khác ngỡ mình có khả năng giúp cho người sống nên bám víu vào nấm mộ, không chịu tu học, giác ngộ để giải thoát. Bạn phải cảnh giác để không phạm phải lỗi lầm này.
TN
a di đà phật! dạ xin thưa.con lúc mang bình bông trên bàn thờ bồ tát và bàn thờ tổ tiên xuống lau chùi.con đã quên vị trí của bình bông nào là của bên quan âm bồ tát và bên tôt tiên.và con đã đạt bình bông lên lại.con sợ đặt sai vị trí 2 bên quá.như vậy con có tội và có sao không ạ…con đang lo lắng quá! tại con vô tâm không nhớ…con thấy mình có tội quá…có sao không ạ…
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thanh Hà,
Chuyện rất nhỏ, bạn chớ sanh tâm hoảng loạn làm gì. Bình bông chân quý nhất, đẹp nhất chính là tâm cúng dường của bạn đối với Phật, Bồ tát và Tổ tiên. Tuy nhiên bạn cũng nên có sự sắp xếp sao cho khéo để lần sau không bị nhầm lẫn nữa. Vậy là ổn thôi.
TN
Việc như vậy bạn đã thấy đáng sợ..
Nếu thật sự sợ tội, thì phải nên lo lắng về những việc như hàng ngày có sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo và uống rượu không. Vì những việc ấy mới là tội, và sẽ có quả báo. Những đều ấy mới đáng sợ và đáng lo lắng…
Đức Phật có nói câu kệ:
“Không đáng sợ, lại sợ,
Đáng sợ, lại thấy không,
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.”
Có nên uống ly nước cúng khi đã cúng xong không ạk..hay cúng xong rồi đổ bỏ đi…a di da phat…
Ở đây là nói theo quan điểm tôn giáo, còn trong tín ngưỡng thì li nước trong đó là li nước dương, là nơi nuôi mầm sự sống (nếu ko có nước thì trái đất này sẽ ra sao?) Trên bàn thờ có hương (các vì sao), đèn (mặt trời, mặt trăng) tượng trưng cho “hỏa” nên có li nước trong tượng trưng cho “thủy” để cân bằng. Cúng có gạo và muối cũng là thể hiện sự tôn vinh 2 báu vật nhất đời vì nó nuôi dưỡng sự sống.
Bình hoa để bên tả của ông Phật, là phía tay trái của tượng Phật hoặc tưởng tượng Tổ tiên đang tọa trên bàn thờ nhìn xuống, phía bên tay trái của Tổ tiên là bên tả, đặt bình bông, còn bên hữu đặt nải quả.
Dạ cho con hỏi nhà con cúng trên bàn thờ phật bà 5 ly nước có được không ak
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Dung,
Mong bạn có thể cho biết ý nghĩa của 5 ly nước trên bàn thờ Quán Thế Âm không?
A di đà phật.Dạ Cho con hỏi con muốn lạy sám hối và trì chú thay mẹ con. Vì mẹ con bệnh nên không thể lạy phật được . Mong quý thầy có thể chỉ dẫn con cách sám hối giúp mẹ con giảm bớt bệnh.
Dạ cho con hỏi. Sáng nào con thay nước cũng có kiến bò trong chén nước . Phải đến 20 con bé bé bò ở chén nước ở giũew. Điều này có phải điềm báo gì ko?
Bạn Trang thân mến,
Theo mình hiểu thì khi thời tiết bên ngoài trở lạnh quá sức chịu đựng của kiến, thì chúng thường bò vào nhà và tìm đến những nơi có nguồn nước như vòi nước ở bồn rữa mặt hay sink nhà bếp. Trường hợp của nhà bạn cũng có thể vì một lý do tương tự như thế, chứ mình tin rằng chẵng phải là điềm báo gì cả đâu!
Chúc bạn thân tâm thường lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trang,
*Vô duyên vô cớ chắc chắn là không. Tại sao kiến không bò vào thức ăn hay ở nơi khác mà lại bò lên ly nước bạn cúng Phật? và lại thường xuyên? Điều này bạn phải tỉ mỉ quán sát, tư duy xem bạn đã làm điều gì không đúng?
*Thông thường trong nhà mà có nhiều kiến, ruồi, muồi mòng, gián, chuột… (dạng thấp sanh) phá phách nếu chúng ta không để ý thì sẽ vô tư giết chúng không thương tiếc. Hễ có sát, ắt có sân và oán thù. Những oán thù này nhiều khi chúng ta quá vô tâm nên không để ý đến thôi. Vì vậy theo TN, bạn hãy thành tâm sám hối với đàn kiến đại ý:
Các vị Bồ tát kiến kính mến! Rất có thể từ vô thỉ kiếp, hoặc kiếp này vì tôi hay thân quyến của tôi vì vô minh, không hiểu nhân quả nên đã ra tay sát hại sinh mạng của quý vị, khiến cho quý vị phải bỏ mạng trong sân hận và oán thù. Hôm nay đối trước Tam Bảo, trước Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, trước Đức Phật A Di Đà, Chư Đại Bồ Tát, chư A La Hán, chư hiền Thánh Tăng, chư Long thiên, Hộ pháp tôi (Pháp danh nếu có) xin thành tâm sám hối mọi tội lỗi, tội chướng mà tôi hoặc thân quyến của tôi vì mô minh, mê mờ nhân quả nên đã tạo ra những nghiệp chướng tội, khiến cho chư vị phải sống trong sân hận và oán thù. Tôi xin nguyện từ nay vĩnh viễn về sau không bao giờ sát sanh, hại vật nữa và nguyện phát tâm tu học thanh tịnh, đem công đức đó hối hướng cho các chư vị cùng thân quyến nhiều đời, nhiều kiếp của các chư vị, nguyện cho các chư vị đồng phát tâm tu học thanh tịnh, cùng với tôi niệm Phật A Di Đà để khi xả báo thân sanh về Tây Phương Tịnh Độ, vĩnh ly sanh tử luân hồi. Phật dạy muốn sanh về Tịnh Độ phải quy y Tam Bảo, bỏ ác, hành thiện và sám hối nghiệp chướng. Nay tôi hướng dẫn quý vị thọ lễ quy Y Tam Bảo, mong chư vị tịnh tâm lắng nghe để thọ trì:
Đệ tử chí tâm quy mạng:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Quy y Phật không đoạ địa ngục
Quy y Pháp không đoạ ngạ quỷ
Quy y Tăng không đoạ bàng sanh.
Quy y Phật, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y thiên thần quỷ vật.
Quy y Pháp, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y tà ma, ngoại đạo.
Quy y Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y tổn hữu, ác đảng.
Chư vị đã quy Phật, quy y Pháp, quy y Tăng rồi, nay quý vị phải phát tâm sám hối tam nghiệp để làm nhân sanh về Tịnh độ:
Đệ tử xưa nay thường tạo nghiệp
Đều do vô thỉ tham, sân, si
Từ thân, miệng, ý mà khởi khởi
Đệ tử chí thành xin sám hối.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Nguyện chư Phật, Chư Bồ tát đồng thuỳ gia hộ, giúp cho chư vị kiến (muỗi, ruồi, chuột, gián…) từ nay về sau phát tâm thanh tịnh, không oán thù, và gây trở ngại cho cuộc sống của chúng con nữa; nguyện chư Bồ tát an bài cho các chư vị đến một nơi khác mà an trú, không bị tổn hại, và khi xả báo thân được sanh về Tịnh Độ.
Giờ tôi xin niệm hồng danh A Di Đà Phật để hồi hướng cho quý vị, nguyện cho quý vị khi xả báo thân, sanh về Tịnh Độ.
Nếu bạn thành tâm sám hối, thành tâm thực hành pháp nói trên, TN khẳng định cùng bạn, chỉ vài tiếng sau, đàn kiến sẽ di dời đến nơi khác. Sự hoá giải nhanh-chậm tuỳ thuộc tâm bạn và oán kiết dày, mỏng giữa bạn và đàn kiến. Mong bạn phát tâm thanh tịnh để thực hành pháp hoá giải này nhé.
Chúc sở nguyện viên thành.
A Di Đà Phật
Con xin được hỏi ly nước cúng Phật có cần phải thay mới mỗi ngày không ạ?
A Di Đà Phật
Chào bạn Quảng Mỹ!
Hàng ngày đều nên làm sạch bàn thờ Phật và thay nước mỗi ngày bạn nhé! Nước cũ nên dùng để uống, chớ đem đỗ vãi ra nơi đất. MD từ lâu đã bị bệnh bao tử, tuy không nặng nhưng hay bị chướng bụng,đầy hơi, mấy tháng nay thay nước cúng Phật và uống nước đã dâng cúng nên tự nhiên thấy không còn đau nữa. Mỗi khi uống nước MD thường niệm A Di Đà Phật trước khi uống, nước vào miệng cũng chí tâm, trịnh trọng chớ không dám nghĩ là uống nước đỡ khát.
Nam Mô A Di Đà Phật