Trong bút ký tiểu thuyết có ghi đoạn truyện như sau: Triều đại nhà Minh có viên đại tướng tên là Thích Kế Quang. Ông là một tín đồ Phật giáo kiền thành. Có lần ông nằm mộng thấy một binh sĩ chết trận đến xin siêu độ, cầu ông tụng Kinh Kim Cang hồi hướng cho anh ta, ông nhận lời. Hôm sau, ông một lòng cung kính tụng Kinh Kim Cang, đang đọc tụng phân nửa thì có người hầu mang trà đến cho ông, ông không nói chuyện, chỉ khoát tay với dụng ý “không cần”, người hầu mang trà trở ra. Đêm hôm đó, ông lại mộng thấy vị binh sĩ đến cám ơn ông, anh nói: Tôi chỉ nhận được phân nửa bộ kinh, vì khoảng giữa ông có xen vào một cái “không cần”.
Ông mới nhớ lại vụ người hầu bưng trà, tuy ông không nói chuyện, nhưng có sanh ý niệm “không cần”. Toàn bộ kinh có xen tạp một cái “không cần”, hiệu quả bị giảm phân nửa. Qua ngày hôm sau, ông phải tụng lại toàn bộ kinh và hồi hướng công đức cho người tử sĩ kia. Vì vậy lúc công phu kỵ nhất là xen tạp, một khi có xen tạp thì hiệu quả không còn. Chính vì vậy, người xưa có nói: tụng kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật, vì càng đơn giản, càng ngắn, càng không dễ bị xen tạp. Niệm đến thật sự không bị xen tạp, không nghi ngờ, không gián đoạn, đó chính là công phu.
Niệm Phật thường phát ra từ trường an tịnh ổn định. Niệm Phật tỏa ra sóng tư tưởng thanh tịnh bình đẳng giác, có thể làm hòa hoãn và quân bình làn sóng tư tưởng tà ác của thế nhân. Dòng sóng tư tưởng bình lặng thăng bằng của chúng ta xung kích vào ngọn sóng tà ác cuồn cuộn của thế gian, có thể làm nó giảm yếu đi, đó là nguyên lý hóa giải tà ác và tai ương. Cho nên khi chúng ta niệm Phật với tâm bình khí hòa sẽ có tác dụng hữu ích cho nền hòa bình của thế giới và sự ổn định của xã hội. Phát tâm niệm Phật chân chánh sẽ mang lại lợi ích tự độ độ tha, cứu vãn tai kiếp trên thế gian.
Làm Phật sự Tam Thời Hệ Niệm phải nhất tâm chú niệm một câu hồng danh sáu chữ, nhờ sức mạnh oai đức gia trì của chư Phật, lễ thỉnh chư vong linh, cô hồn, những chúng sanh khổ nạn đến dự thắng hội, nghe pháp, tụng kinh, trì danh, sám hối, phát nguyện, thọ trì tam qui, hồi hướng, đem Phật pháp thù thắng cúng dường chúng sanh, làm cho họ tâm khai ý giải, lìa khổ được vui, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Trích Công đức tu tập Tam thời hệ niệm Pháp sự
Hòa thượng Tịnh Không
con thường đọc kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện vào 10 ngày trai , nhưng vì mỗi lần đọc tới 3 tiếng mới xong nên con thường k đọc nổi hết 1 lần , mà mỗi lần đọc hết quyển thượng là nghĩ mấy phút rồi đọc quyển trung xong cũng nghĩ rồi mới đọc luôn quyển hạ . nói như lời trên vậy là con đọc kinh mà ngưng nhiều lần như vậy nên bao lâu nay đọc kinh con cũng chẳng có chút công đức nào rồi phải không thầy ?! :'(
Trong lòng có phát tâm kiên định một lòng hướng Phật là được, hiểu rõ được những điều Phật dạy và làm được, đó mới là tu tâm dưỡng tánh.
Trong nhà Phật có rất nhiều phương pháp tu phước đức thoát tội, vậy trong các phương pháp này thì đọc Kinh hay trì Chú liệu có mang lại nhiều hiệu quả hay không? Hiệu quả hay không không tuỳ thuộc vào số lần đọc Kinh Chú, cũng không tuỳ thuộc vào chủng loại Kinh Chú nào cả. Chúng ta có thể làm 1 cuộc thử nghiệm đem 1 bộ Kinh hay 1 bài Chú nào đó đến trước bàn Phật lớn tiếng đọc từ đầu đến cuối xem thử có hiệu quả hay không là biết ngay. Chẳng những đọc 1 lần không có hiệu quả mà dù cho đọc 10 lần, 100 lần, 1000 lần cũng không có hiệu quả. Vậy mấu chốt quan trọng ở chổ nào? Chính là ở phương pháp đọc Kinh, dùng tâm chân thành, tâm cung kính để mà đọc thì sẽ có hiệu quả rất lớn.
Trước đây có 1 vị đồng tu tên là Thích Kế Quang đến nói với tôi, ông chuyên đọc Kinh Kim Cang đã lâu mà sao chẳng thấy hiệu quả, ông muốn tôi chỉ điểm giúp ông. Tôi liền hỏi ông có phải khi ông đọc Kinh tâm chẳng thanh tịnh phải không? Ông trả lời rằng quả thật khi ông tụng Kinh rất thường xen tạp vào các vọng tưởng. Bộ Kinh Kim Cang rất ngắn chỉ có năm ngàn mấy chữ mà thôi, tuy nhiên nếu có xen tạp vào thì không được. Cho nên, khi chúng ta mở Kinh ra đọc từ “Như thị ngã văn” cho đến “Tín thọ phụng hành” đọc 1 lượt mà không có 1 vọng tưởng nào cả thì mới có hiệu quả.
Người thế gian rất thịnh hành việc vẽ bùa, bùa này vẽ ra rất linh, hoặc là họ niệm thần chú thì chú cũng rất linh, linh ở chổ nào vậy? Linh ở chổ thành, dùng tâm chân thành để vẽ bùa. Người vẽ bùa biết khi đặt bút bắt đầu vẽ 1 đạo bùa cho đến khi vẽ xong thì trong tâm tuyệt chẳng sanh 1 niệm thì lá bùa đó sẽ linh, nếu có xen tạp vọng niệm vào thì nhất định lá bùa này không linh. Vì thế lúc bình thời phải luyện tập vẽ cho thật rành, đến lúc vẽ thật sự thì mới có thể làm được không khởi lên 1 niệm nào.
Niệm Chú cũng vậy, nhất là Chú Đại Bi có thể trị hết thẩy bệnh tật. Tại sao vậy? Vì lúc niệm chú thì 1 niệm chẳng sanh nên mới có thể chiêu cảm được sự linh ứng.
Chúng ta nếu có thể Nhất Tâm mà đọc Kinh hay trì Chú thì có thể dẫn khởi Tự Tánh Quang Minh hiển lộ ra. Từ vô thỉ kiếp đến nay, chúng ta luôn ở trong vô minh đen tối thời gian quá dài, quá lâu rồi, nay ta Nhất Tâm để tụng Kinh Chú thì giống như xẹt điện phóng ra 1 luồng ánh sáng vậy, có thể xua tan đi bóng tối của vô minh trong phút chốc, mà vô minh tan rồi thì Tự Tánh tự nhiên hiển lộ. Do đó Nhất Tâm tụng Kinh Chú có được phước đức rất lớn lao, đạo lý chính là ở chổ này vậy.
Cùng 1 đạo lý, khi chúng ta Nhất Tâm niệm Phật cũng xẹt ra 1 luồng ánh sáng, luồng ánh sáng này chính là Tự Tánh Quang Minh từ trong Tự Tánh lưu lộ ra. Nếu ta không ngừng tinh tấn Nhất Tâm mà niệm thì luồng ánh sáng này sẽ dần lớn mạnh lên, đem bóng tối vô minh xua tan đi, Tự Tánh sẽ dần hiển lộ rõ ràng hơn. Đến 1 giai đoạn nhất định sẽ đạt đến Niệm Phật Tam Muội, dùng lời lẽ bên Thiền Tông để mà nói thì chính là Minh Tâm Kiến Tánh vậy.
Pháp ngữ của lão hòa thượng Tịnh Không