10 01 2017 | Chuyện Nhân Quả |
Triều Thanh, vào năm đầu tiên niên hiệu Khang Hy [1662] gỗ đàn hương rất có giá. Quận Tô có một hiệu buôn gỗ hương, bỏ ra 3 lượng bạc thỉnh về một pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Sau đó suy nghĩ tính toán rằng, nếu phá pho tượng này ra để bán gỗ vụn thì có thể được 16 lượng, liền chuẩn bị chẻ tượng ra. Có một người thợ sợ làm như vậy mang tội nên hết sức can ngăn, nhưng đứa con rể của ông chủ hiệu buôn lúc đó đến đón vợ, đang ở tại nhà cha vợ, liền chỉ mặt người thợ ấy mà nói: “Mày chỉ là người làm công, đâu phải việc của mày. Cứ nghe lời mà làm đi.” đọc tiếp ➝
09 01 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Lão Hòa thượng truyền giới – sư phụ của Hòa thượng Hải Hiền – sau khi thế độ cho Ngài xong, nói với Ngài một câu: “‘Nam Mô A Di Đà Phật’, phải luôn niệm như vậy.” Sau đó lại bổ sung một câu: “Hiểu rõ rồi thì không được nói lung tung, không được khua tay múa chân.” Câu “hiểu rõ rồi” này của lão Hòa thượng Truyền Giới là có ý gì? Là chỉ khai ngộ. Khai ngộ rồi thì cái gì cũng biết, nhưng mà không được nói. Hòa thượng Hải hiền nghe lời, Ngài thật làm, thật sự có trí tuệ, thật sự có thần thông, mà lại không để lộ chút gì, vết tích cũng không có. đọc tiếp ➝
08 01 2017 | Chuyện Nhân Quả |
Vào triều Thanh, huyện Thái Thương, tỉnh Giang Tô có người tên Tiền Quân Cầu, vào năm cuối niên hiệu Thuận Trị [1661] gặp người kia bán một con ba ba, kêu giá 50 quan tiền. Quân Cầu liền trả 25 quan, định mua để thả ra. Lúc ấy có người tên Trương Bá Trọng vừa đi đến, trả giá cao hơn 5 quan, mua về để giết thịt nấu ăn. Khi nấu thịt ba ba còn chưa chín, Trương Bá Trọng bỗng nhiên thấy lạnh cóng cả người, miệng nói mê sảng rằng: “Đã có người mua tôi để thả ra, sao ông lại cố tranh mà giết tôi?” Lại gấp rút đòi mạng. Người nhà của Bá Trọng hết sức khẩn cầu tha mạng, cho mời ngay Tiền Quân Cầu đến. đọc tiếp ➝
06 01 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Vua A Kỳ Ðạt lúc lâm chung bị người hầu [chuyên giữ việc] đuổi ruồi dùng phất trần phất qua mặt, vì khởi lên một niệm sân hận nên bị đọa làm rắn độc. Một người đàn bà vượt sông, xẩy tay, đứa con rơi xuống nước; do cứu con nên cùng bị chìm. Vì bà từ tâm nên được sanh lên trời.
Chỉ do một niệm Từ hay Sân mà phân ra trời và súc sanh. Như vậy, há đâu chẳng dè dặt một niệm duyên sanh lúc lâm chung sao? Nếu như đem tâm này duyên niệm đức Phật Di Ðà, cầu sanh Tịnh Ðộ thì lẽ đâu chẳng được thấy Phật vãng sanh? Nhưng nhất niệm ấy chẳng thể đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây