18 05 2016 | Gương Vãng Sanh |
Ông Thí Tịnh Nghiêm đời Thanh, người huyện Hoa Ðình, tánh đoan chánh, cẩn trọng, làm gì cũng chu đáo, cẩn mật. Ðược ai nhờ đều tận tâm, thân tộc nhiều người phải cậy vào ông. Chợt bị bịnh ngặt nghèo rất đau khổ, anh họ là ông Trịnh Huệ Am xót thương nói:
– Chú bịnh nặng quá, sao chẳng chịu niệm Phật? Kinh nói: “Lâm chung mười niệm cũng được vãng sanh”.
Ông Thí nói:
– Em hận lúc thường ngày chẳng biết niệm Phật, nay chẳng niệm nổi, biết làm sao đây? đọc tiếp ➝
12 05 2016 | Gương Vãng Sanh |
Tựa: Chư Phật khởi lòng từ bi, mở bày nhiều phương tiện, nhưng chỉ một đường vãng sinh dễ dàng khế hợp cơ duyên. Xét lòng chí thành và chuyện cảm ứng của các bậc tiền bối trong các sách về điềm lành thì có sa-môn Văn Thẩm, tì-kheo Thiếu Khang ghi trong Cao tăng truyện[1], Luận vãng sinh[2].
Tất cả đều trình bày các việc thật, ghi chép theo thứ tự những điều hiếm thấy, minh chứng cho duyên chí thành cảm hóa, hiển bày Phật lực khó nghĩ bàn, khiến cho xưa nay không đoạn dứt, tăng tục đều hướng về, tiếp nối đạo phong, trùng hưng đại sự. đọc tiếp ➝
25 03 2016 | Gương Vãng Sanh |
Ðại sư Chánh Thành thời Dân Quốc, họ Châu, người huyện Qua Dương, tỉnh Giang Tây. Nhà nghèo, sư thường niệm Phật cầu sanh Tây phương. Cho đến lúc không phải phụng dưỡng ai, chôn cất vợ xong xuôi, tuổi đã sáu mươi tám, ngài mới đem con đi xuất gia, tu trì cật lực. Ở trong núi suốt mười ba năm, sư chưa hề nằm xuống giường.
Hễ niệm Phật là ngài niệm lớn tiếng, thường niệm đến lúc toàn thân ướt đẫm mồ hôi rồi mới ngưng. Người khác ghét ngài niệm oang oang thường hay quở mắng. Bạn đồng tu thường khuyên ngài niệm nhỏ tiếng đọc tiếp ➝
17 02 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Khi hành giả mới thực tập niệm Phật, cần vạch cho mình một thời khóa nhất định. Có thời khóa phù hợp với mình rồi y theo thời khóa, ngày ngày nương đó hành trì không lơ là một nắng mười mưa. Thường thì người ta hay mắc căn bệnh lúc dầu hăng hái nhưng một thời gian sau lại giải đãi. Chính vì thế cần đưa ra thời khóa nhằm đối trị tâm niệm thay đổi thất thường của chúng ta. Trong khi niệm, nên dùng xâu chuỗi và niệm thành tiếng rõ ràng, cứ hành trì như vậy lâu ngày thành thói quen. Cha ông mình thường dạy : “Một ngày nhiếp tâm một tí, tích tiểu thành đại, định tâm mỗi ngày mỗi tăng trưởng”. đọc tiếp ➝
24 01 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
“Này A Nan! Chư Thiên, nhân dân ở mười phương thế giới chí tâm nguyện sinh về cõi ấy có ba hạng: Bậc thượng phẩm là những người xuất gia, lìa tham dục làm Sa Môn, phát tâm Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, làm các công đức, nguyện sinh về cõi đó. Những chúng sanh này khi mạng chung, đức Phật A Di Đà cùng Thánh chúng hiện đến trước mặt, liền theo đức Phật sinh về cõi đó, tự nhiên hóa sinh trong hoa sen bảy báu, trí tuệ dũng mãnh, thần thông tự tại.”
“Bậc thượng phẩm là những người xuất gia đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây