17 10 2016 | Chuyện Nhân Quả |
Tôi (Quả Khanh) có biết một gia đình kia, trong nhà có bốn anh em trai: người anh cả trước 40 tuổi chuyên sát sinh ăn thịt, tính trong thập ác nặng hay nhẹ cũng đều phạm, không ác nào mà chẳng làm. Đến 40 tuổi nhờ đọc Lục Tổ Đàn Kinh mà phát tâm tu hành, tính đến nay đã 20 năm. Tuy trải qua đủ mài giũa gian lao, nhưng anh trọn chẳng thối tâm. Anh kể cho các bạn đồng tu nghe: “Nhờ công phu tu tập nhiều năm, tôi đã nhớ ra các kiếp trước, nhiều đời trước tôi từng là đệ tử Phật, do dâm tâm chưa đoạn nên bị đọa làm rồng. Đến đời nay gặp lại Phật pháp, nhờ Bồ Tát Quan Thế Âm từ bi cứu độ đọc tiếp ➝
15 10 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Cổ đức thường dạy chúng ta: “Ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”. Đây là lời chân thật, không dư thừa chút nào. Chúng ta ngày nay tu hành tại sao công phu chẳng thể thành tựu? Đều do mãi lo, mãi bàn chuyện của thế gian. Mỗi ngày, miệng chúng ta tuy niệm Phật đó, nhưng tâm thì luôn chạy đuổi ra bên ngoài theo sắc trần. Niệm Phật như vậy, dù có niệm đến bể cả cổ họng cũng là uổng công. Vì tâm không thể quy nhất trên câu Phật hiệu đó mà.
Quý vị nên biết rằng tất cả những chuyện đọc tiếp ➝
13 10 2016 | Chuyện Nhân Quả |
Vào triều Minh, đất Dự Chương (nay là Nam Xương thuộc Giang Tây) có một thư sinh tên là Nhiêu Thường. Một hôm giữa đường gặp một người cùng quẫn phải bán vợ cho người khác mang đi phương xa, đang lúc vợ chồng từ biệt nhau khóc lóc thảm thiết. Nhiêu Thường động lòng thương, gạn hỏi số tiền người kia đang cần là bao nhiêu, rồi lập tức về nhà bán ruộng mang tiền đến giúp. Nhờ đó mà vợ chồng người kia lại được đoàn tụ.
Đến khoa thi năm đó, vị quan chủ khảo bỗng nhiên nằm mộng thấy một vị thần mặc áo giáp vàng hiện ra đọc tiếp ➝
11 10 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nữ nhân khi sanh nở thường đau đớn chẳng kham nổi, [nếu] mấy ngày chưa sanh rất có thể bị mất mạng. Lại có người sanh xong bị băng huyết, đủ mọi nỗi nguy hiểm, và con cái mắc chứng kinh phong chậm hay gấp, đủ mọi nỗi nguy hiểm. Nếu nhằm lúc sắp sanh, hãy chí thành khẩn thiết niệm ra tiếng rõ ràng “nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, chớ nên niệm thầm trong tâm, bởi niệm thầm tâm lực nhỏ, nên cảm ứng cũng nhỏ. Lại do lúc ấy dùng sức đẩy đứa con ra, nếu thầm niệm thì rất có thể do bế khí mà thành bệnh.
Nếu chí thành khẩn thiết niệm, chắc chắn đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây