15 06 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm Phật trong thất tối, tuy không có Thánh Giáo [làm căn cứ], nhưng người mới học nên dùng nhà tối để dứt tuyệt các sự thấy, nghe, tâm bỏ các duyên, chuyên nhất niệm Phật, dễ đắc tam muội. Như trong lúc đang ở trong thất niệm Phật mà có chút tia sáng chiếu vào thất tối ấy thì tâm liền duyên theo đó, tư duy ào ạt nổi lên. Nếu như dứt tuyệt ánh sáng đó sẽ nhất tâm bất loạn. Kẻ học phải biết điều này, chớ bỏ phí pháp ấy. Do vì hạng sơ học tâm rong ruổi ngũ dục, vin nắm sáu trần, nếu chẳng ép mình vào trong thất tối thì không cách nào thành tam muội nổi! Sau khi học thành tựu rồi thì tùy ý mà dùng đọc tiếp ➝
13 06 2016 | Chuyện Nhân Quả |
Ngày xưa có chàng Vương Sinh, ăn chay niệm Phật đã ba năm. Chẳng may mắc phải một chứng bệnh lạ, khắp mình đều sinh mụn độc, ngứa ngáy khó chịu. Một người bạn chí thân của Vương Sinh đến thăm và an ủi rằng:
– Anh ăn chay, thành tâm niệm Phật như vậy, chư Phật Bồ-Tát thế nào cũng phù hộ, tôi tin rằng chẳng bao lâu bệnh anh sẽ khỏi.
Vương Sinh nói:
– Ta ăn chay đã ba năm, chẳng những không đọc tiếp ➝
11 06 2016 | Gương Vãng Sanh |
Cư sĩ Lý Ngoa, tự Tế Hoa thời Dân Quốc, người huyện Như Cao tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp từ Trắc Hội Học Ðường (Trắc Hội Học Ðường: trường dạy ngành đo lường, vẽ bản đồ). Năm Dân Quốc thứ nhất (1911), ông được cử về làm việc ở Trắc Lượng Cục của Lục Quân, gia nhập Ðồng Minh Hội. Khi cách mạng lần thứ hai thất bại, ông bị tống giam. Lúc sắp bị xử tử, ông được người cứu khỏi, được phóng thích. Tuy vẫn phục vụ trong quân ngũ, nhưng ông ăn chay niệm Phật, dù nóng hay lạnh vẫn chẳng gián đoạn. Từ chiến dịch Bắc Phạt trở về, ông từng đảm nhiệm các chức vụ: nghị trưởng huyện nghị hội đọc tiếp ➝
09 06 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây