03 09 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Pháp sư Oánh Kha đời Tống, người thợ vá nồi, và gần đây nhất là lão hòa thượng Hải Hiền, thật ra bao gồm hết những người vãng sanh có chép trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, họ đều có một điểm giống nhau; lý do họ niệm Phật thành công đều ẩn kín một đại tiền đề dễ bị mọi người coi thường. Chúng ta coi kinh nghiệm của họ, chuyện nào cũng có chung một điểm, đó là tâm sanh tử của họ đều khẩn thiết. Nếu tâm sanh tử khẩn thiết, nhất định là tâm cầu mong vãng sanh cũng rất khẩn thiết. Nếu tâm cầu vãng sanh khẩn thiết, nhất định sẽ mong cho mình sớm có ngày được vãng sanh. Thế giới này khổ không nói nổi, tôi còn muốn ở lại nơi đây làm gì? đọc tiếp ➝
27 08 2023 | Gương Vãng Sanh |
Hồi triều nhà Đường, có một vị tăng, hiệu là Pháp Thượng, xuất gia hồi ba mươi tuổi, ở chùa Huệ Nhật, châu Hoa, thuộc về nước Tàu. Khi pháp Thượng chưa tu hành, thì thường đi săn bắn. Một ngày nọ, đương rượt theo mấu con thú ở giữa chốn rừng xanh, bỗng thấy trên một vuông đất cao ráo, cây cỏ tươi tốt, mà có ánh sáng lòa, làm cho ông phải ngừng lại xem mà trong lòng cũng lấy làm lạ, không hiểu điềm gì, bèn nhảy xuống đất, dẫn ngựa lại cột vào gốc cây, rồi đi đến chỗ ánh sáng ấy mà quan sát một hồi lâu, cũng không thấy vật gì khác hơn là một khúc gỗ đã mục hết, chỉ còn cái lõi dài một thước, nằm ở trong đám cỏ ấy thôi. đọc tiếp ➝
20 08 2023 | Chuyện Nhân Quả, Suy Gẫm & Thực Hành |
Người xưng niệm ‘Nam-mô A-di-đà Phật’ thì người này đã được trăm nghìn lớp ánh sáng của Phật A-di-đà vây quanh bảo hộ. Vì thế, người niệm Phật đều có quang minh của Phật A-di-đà. Đã được quang minh của Phật A-di-đà đến bảo hộ, che chở chúng ta, thì nội tâm chúng ta cũng phát ra ánh sáng rực rỡ của Phật A-di-đà.
Câu chuyện niệm Phật phóng quang 1:
Trong đoạn văn này, tôi xin trích dẫn hai thí dụ để chứng minh.
Quyển Tịnh tông giảng nghĩa này tổng cộng đọc tiếp ➝
13 08 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tại sao có nhiều người niệm Phật không tinh tấn và khó thành một khối? Đại sư khai thị: “Điểm quan yếu bậc nhất của sự tu hành là: tha thiết vì thoát ly nỗi khổ sống chết luân hồi. Nếu không tha thiết nghĩ đến điều này thì làm sao có thể niệm Phật tinh tấn và thành một khối được? Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, mỗi niệm buông theo vọng tưởng, gốc tình ái bám sâu, ngay ở cõi người vui ít khổ nhiều, còn trong nẻo luân hồi thì sanh lên cõi nhơn thiên như đất nơi móng tay, đọa xuống ba đường ác như đất miền đại địa! Cổ nhơn đã bảo: “Tam đồ một đọa ngàn muôn kiếp. Tái phục nhơn thân biết lúc nào?” Nếu trong đời này không thống thiết đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây