09 04 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Phàm phu nghiệp nặng, ai nấy cũng đều tham sống sợ chết. Nếu không dự bị công phu thì lúc lâm chung không thể khắc phục được để niệm Phật. Trong Thập Nghi Luận của đại sư Trí Giả nói: “Lúc sắp lâm chung, niệm Phật gọi là tâm sau cùng. Tâm này mạnh mẽ thì vừa niệm danh hiệu Phật, liền được vãng sanh Tịnh Độ”.
Bởi lẽ lúc sắp chết, tâm ấy mạnh mẽ quyết định, cho nên hơn cả trăm năm gắng sức thực hành.
Có người hỏi rằng: đọc tiếp ➝
07 04 2016 | Gương Vãng Sanh |
Sư Tuệ Cung họ Cung, người Phong Thành, Dự Chương. Từ khi xuất gia, Sư kết bạn rất thân cùng với ba pháp sư là Tăng Quang, Tuệ Kham và Tuệ Lan. Sức học của các ngài không sánh bằng Sư, nhưng đối với Tịnh độ, thì các ngài huân tu, trưởng dưỡng, chuyên tâm phát nguyện, Sư không theo kịp. Ngài Tuệ Lan thường nói:
– Trình độ học rộng nghe nhiều của Sư đối với Phật pháp có lợi ích gì? Cũng như kẻ điếc tấu nhạc mà thôi. Đó là điều mà bậc thánh Vô Văn (chỉ cho bậc A-la-hán) quở trách. Sư chấp nhận sự chê bai đó sao? đọc tiếp ➝
05 04 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Miệng tụng Phật danh, mắt nhìn tượng Phật, tai lại nghe tiếng chính mình, âm thanh từ lưỡi phát ra, thiền vị vui sướng tấm lòng, mũi ngửi mùi hương. Niệm Phật như thế là xoay sáu căn trở về một, làm sao loạn được?
Nay ta niệm Phật, thực hành một phương tiện: tự xem tâm này như một cái bình báu sạch, danh hiệu Phật như hạt gạo. Từng chữ, từng câu như gạo bỏ vào bình, rơi xuống như ngọc xâu thành chuỗi. Gạo đã vô tận mà bình cũng chẳng đầy, chẳng văng một hạt nào ra ngoài bình. đọc tiếp ➝
03 04 2016 | Gương Vãng Sanh |
Vào đời Đại Minh có người tên Cố Nguyên, quê ở Kim Lăng, tự lấy hiệu là Bảo Tràng cư sĩ. Lúc trẻ ông đã có tài thi phú, giỏi thảo thư. Đến tuổi trung niên ông một lòng chuyên tu tịnh nghiệp. Sau đó, ông bị bệnh nhẹ, liền cho mời tất cả bạn đạo tăng tục tổ chức hội “Thập niệm A-di-đà Phật” xướng niệm liên tục.
Một hôm, ông nói với mọi người:
– Tôi nhất định sẽ vãng sinh.
Mọi người hỏi: đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây