19 12 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm Phật cầu sinh Tây phương, tham cầu cái vui của thế giới Cực lạc thì đây cũng là tâm tham. Tham là căn bản trong phiền não, là phiền não thứ nhất, tâm tham không trừ, sao được gọi là niệm Phật đoạn trừ được phiền não? Ðáp rằng: Tuy cùng gọi là tham nhưng cái thật của tham thì khác nhau trời vực. Người đời tham trước cái vui của trần lao, vui này là nhân của khổ thì tham này là gốc sinh tử. Nay niệm Phật tham cầu cái lạc của thế giới Cực lạc, cái lạc này là cái lạc ly khổ nên tham này là pháp giải thoát. Ðức Phật dạy người niệm Phật chính là soi thấu căn cơ, quán thấy chúng sinh tham luyến đọc tiếp ➝
17 12 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tai nạn không thể tránh được, tai nạn đến rồi người niệm Phật chúng ta ở trong tai nạn vãng sanh là việc tốt không phải việc xấu. Người chết ngay trong tai nạn, có người đi đến Thế Giới Cực Lạc, có người đi đến cõi trời, có người đổi cái thân này lại trở lại, họ lại đầu thai trở lại làm người, có một số người đến ba đường ác. Cũng đều là chết ngay trong tai nạn, nhưng chổ đi không như nhau. Cho nên không lo lắng, không khiếp sợ, tâm luôn là an định, không nên bị cảnh giới xoay chuyển, nơi chúng ta đi thì tốt rồi. Nếu như tai nạn đến rồi, kinh hoàng lo lắng khiếp sợ, vậy thì khẳng định đi đến ba đường ác đọc tiếp ➝
15 12 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Pháp môn niệm Phật chú trọng ở lòng tin và sự phát nguyện. Có lòng tin và phát nguyện, dù chưa được nhất tâm cũng có thể vãng sinh. Được nhất tâm nhưng nếu không có lòng tin và phát nguyện cũng không được vãng sinh. Người đời phần nhiều chú trọng nhất tâm, chẳng chú trọng lòng tin và phát nguyện, đó là đã mất chỗ cốt yếu. Hơn nữa, khi sống chưa được nhất tâm, và còn nghi sợ chẳng được vãng sinh thì hoàn toàn trái ngược với lòng tin chân thật và sự phát nguyện thiết tha. Do vậy, càng thêm Tín–Nguyện để đạt đến nhất tâm, đó là ý niệm tốt. Nếu vì không được nhất tâm mà thường lo đọc tiếp ➝
13 12 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng sinh tạo nghiệp tất phải theo nghiệp thọ báo là điều đương nhiên. Kinh Ðịa Tạng nói rằng: “Sức nghiệp rất lớn, nó có thể ngang bằng với núi Tu Di, sâu như biển, hay làm chướng ngại thánh đạo, cho nên chúng sinh chớ khinh việc ác nhỏ mà cho là không tội. Sau khi chết phải chịu quả báo, hào tơ cũng không tránh khỏi. Chí thân như cha mẹ cũng không thay thế cho được”. Nếu còn mang nghiệp thì không thể liễu sinh thoát tử.
Như pháp sư An Thế Cao, nhiều đời xuất gia tu hành, có một kiếp làm thái tử nước An Tức, lìa bỏ ngũ dục đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây