28 09 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong đời người Phật tử, nếu như có thể lãnh hội được vài câu kinh, hay như trong kinh nói là có thể hiểu được một bài kệ bốn câu, hoặc cả bài, hoặc nửa bài, hoặc một câu, hai câu, tất cả đều được lợi lạc vô cùng.
Thật vậy, chúng ta thấy trong Phật pháp, chư vị đại đức tổ sư thuở xưa, quý ngài tu hành, chứng quả, cũng chỉ cần lãnh hội được một hai câu trong kho tàng kinh luận mà thôi. Chúng ta thử nhìn lại ngoài đời, từ xưa đến nay, những người kiến tạo đại công, sáng lập nghiệp lớn, cũng chỉ nhờ vào sự lãnh hội thấu suốt những lời đọc tiếp ➝
26 09 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Có một nữ cư sĩ thọ Bồ-tát giới là bà X, trì trai hơn 30 năm. Nửa đời sau của bà toàn là ăn chay, lễ Phật. Sau khi bà qua đời, người nhà đến chùa mời sư Nhân Ba Thiết đến tụng kinh hồi hướng công đức cho bà. Đương nhiên Ngài rất hoan hỷ nhận lời.
Tối hôm đó, Sư Nhân Ba Thiết nằm mộng thấy một cảnh tượng rất lạ: Có một con heo nái đẻ mười mấy con heo con, lông toàn màu trắng. Trong số đó có duy nhất một con heo giữa lung có một khoanh đen. Dù thấy vậy nhưng Sư cũng không để ý lắm. đọc tiếp ➝
24 09 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm Phật là phải lấy kinh hành niệm Phật làm chính, khi nào quý vị mỏi thì ngồi xuống nghĩ ngơi, giờ giấc ngủ nghỉ, cố gắng giảm thiểu tới mức tối đa. Bởi vì ngủ là hôn trầm, người nào ngủ nhiều, chứng tỏ người đó còn nhiều hôn trầm. Hôn trầm là lạc vào vô minh. Nhiều vọng tưởng là trạo cử. Không riêng gì trong lúc niệm Phật, nếu làm việc mà hôn trầm hoặc trạo cử đều bị chướng ngại. Trong nhà Phật gọi hai thứ chướng ngại này là hôn trầm, trạo cử.
Trạo cử là tâm xao xuyến, không định, bị nhiều vọng tưởng chi phối. đọc tiếp ➝
22 09 2015 | Gương Vãng Sanh |
Sư Hải Khánh họ Lý, tên húy là Phú Quý, tổ cư ở đất Dự (Hà Nam) phía Đông Nam Bí Dương huyện. Ngài sinh vào cuối triều Thanh, năm thứ nhất niên hiệu Tuyên Thống (năm 1909 – triều vua Phổ Nghi). Do xuất thân hàn vi nên chưa từng được học văn đọc sách nhưng thiên tính tự nhiên nhân hậu, lớn lên hiền lành, hiếu thảo lại hiểu biết lễ nghĩa. Năm 11 tuổi ngài quy y tam bảo tại Thanh Lương Tự, Lễ Uyển Đông La Hán sơn, pháp sư Truyền Đông vì ngài thế độ ban pháp danh Hải Khánh. Năm 42 tuổi ngài vào thường trụ tại Lai Phật Cổ Tự chuyên tu Tịnh độ, chân thực niệm Phật. đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây