27 05 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Vãng sanh thì có hai loại phương pháp tu hành, một cách là bình thường tích công bồi đức, y giáo tu hành, con đường này là ổn định mà đi, ngoài ra một cách là lâm chung sám hối, cũng có thể lấy được phẩm vị cao, nói đến chỗ này, có một số người nhất định nghĩ đến, không cần lo, tạo nghiệp nhiều một chút, làm nhiều việc xấu một chút, lâm chung ta sám hối lại cầu vãng sanh, bạn giữ cái ý niệm này, bảo đảm bạn không thể vãng sanh, do nguyên nhân gì? Bạn giữ tâm lý cầu may, hiểu rõ mà cố phạm thì làm sao được? Quyết định không nên giữ cái tâm may mắn, phải hiểu cái đạo lý này. đọc tiếp ➝
25 05 2015 | Chuyện Nhân Quả |
Ngài An Thế Cao thường kể về nghiệp duyên tiền kiếp thần dị của mình mà người khác không thể hiểu nổi. Ngài kể rằng tiền kiếp của Ngài cũng là người xuất gia. Đương thời, Ngài có một người bạn đồng tu, tánh tình rất nóng nảy. Lúc gặp thí chủ nào làm không vừa ý thì bèn nổi tâm sân hận. Đã bao lần Ngài thường khuyên nhủ, nhưng tánh tình của vị tăng đó vẫn y nguyên. Hơn hai mươi năm sau, ngài An Thế Cao (thứ I) từ biệt vị tăng đó rồi nói:
– Tôi phải qua Quảng Châu để đền trả món nợ trong đời tiền kiếp. Thầy hiểu thâm sâu về kinh luận, lại tinh cần dụng tâm. Tuy nhiên, vì tánh tình của thầy đọc tiếp ➝
23 05 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đối với người học đạo giải thốt giác ngộ của đức Phật, đã có duyên với Phật pháp và đã từng được sống trong môi trường thiền môn nghiêm tịnh thì hần như tất cả đều được thấm nhuần những lời dạy vàng ngọc của chư Phật về luật nhân quả, về lý vô thường, về con đường dẫn đến giác ngộ giải thốt. Tuy nhiên, trong hàng triệu triệu Phật tử trên khắp hành tinh này, thì đã có được bao nhiêu hành giả ngày đêm thiết tha chuyên cần công phu, nỗ lực hành trì để cầu mong liễu sanh thốt tử. Và trong số tám muôn bốn ngàn phương tiện pháp môn tu học mà Đức Bổn Sư đã mở bày nhằm giúp chúng sanh nhận ra đọc tiếp ➝
21 05 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Ái bảo tham trọng, tâm lao thân khổ.” Tham ái sâu nặng, tâm mệt nhọc, thân khổ sở. Chữ “ái” ở đây là tham ái, chúng ta tham ái vàng bạc, tiền tài, của cải thế gian, tâm tham lam rất sâu nặng, luôn tưởng rằng có thể giữ lấy, giữ chặt, thật ra, cái gì cũng không có được, đó chỉ là khởi vọng tưởng mà thôi.
Người thế gian thường nói: “Sanh chẳng đem đến, chết chẳng mang theo”, vì chúng ta chưa chết nên vẫn còn muốn giữ chặt. Thật ra mỗi người chúng ta, mỗi buổi tối đều phải chết một lần. Khi ngủ say đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây