Tập phim kể về pháp hội Vô Lượng Thọ. Nơi ấy Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết minh cho chúng sanh thấy nguyện lực đức Phật A Di Đà và nhân duyên mật thiết giữa chúng sanh cõi Ta bà với đức Phật này. Cũng chính trong pháp hội Vô Lượng Thọ, đức Thích Ca còn khẳng định rằng, chúng sanh cách Phật lâu xa về sau, ngoài pháp môn Niệm Phật ra, không có pháp môn nào cứu giúp chúng sanh giải thoát luân hồi sanh tử có hiệu năng bằng pháp môn Tịnh Độ. Khi Phật pháp tận diệt hết trên cõi đời, chỉ còn lại độc nhất kinh Vô Lượng Thọ kéo dài thêm 100 năm nữa trước khi mạt pháp kết thúc. Người tu học Phật mà không đọc, không tin lời đức Phật nói ở kinh Vô Lượng Thọ, thì quả thật khó mà đạt đạo giác ngộ giải thoát.
Tỷ kheo Tăng Cảm ở Tinh Châu, hằng tụng kinh Di Đà và Quán Vô Lượng Thọ, cầu sinh Tịnh Độ. Đêm nọ, Sư nằm mộng thấy thân mình sinh ra hai cánh, cánh bên trái đầy văn kinh Quán Vô Lượng Thọ, cánh bên phải hiện văn kinh A Di Đà. Tâm niệm khởi động chớp cánh muốn bay lên, nhưng thân còn nặng chưa bay được.
Tỉnh giấc, Sư càng tin tưởng, chuyên tụng hai thứ kinh ấy. Ba năm sau, lại nằm mộng thấy cánh đã dài, bay lên được nhưng chưa đi xa. Trì tụng thêm hai năm nữa, trong giấc mộng, Sư cảm thấy thân nhẹ nhàng bay đi tự tại, liền cất mình lên hư không bay về Tây Phương. Đến một cảnh giới tốt đẹp trang nghiêm. Tăng Cảm gặp Phật và hai vị Bồ tát bảo:
– Sức tụng kinh của người chỉ đến được biên địa cõi Tịnh Độ. Vậy ngươi hãy trở về Ta bà, tụng mỗi ngày bốn mươi tám quyển, ba năm sau sẽ sinh lên thượng phẩm ở Cực Lạc.
Tỉnh mộng, Sư y theo lời dạy tu hành, ba năm sau quả nhiên được vãng sinh.
Khi sư viên tịch rồi, chỗ nằm bỗng mọc lên chín đóa hoa sen, bảy ngày vẫn còn tươi đẹp.
Sự Cảm Ứng Về Tu Tập Kinh Quán Vô Lượng Thọ
Đời nhà Tề, Đàm Loan là bậc tuấn sĩ, cảm thấy thế cuộc vô thường, đến tham phỏng Đào Ân Cư học về tiên thuật. Đào trao cho mười quyển Tiên Kinh, bảo đó là pháp trường sinh bất tử.
Trên đường về, Đàm Loan gặp một vị Phạm tăng là Bồ đề lưu chi. Trong khi trò chuyện, Đàm hỏi Phạm tăng:
– Trong đạo Phật, có pháp nào hay hơn kinh này chăng?
Bồ đề lưu chi mỉm cười, nói:
– Ở phương này làm gì có pháp trường sinh bất tử! Dù tu tiên được sống lâu, nhưng mãn kiếp cũng phải luân hồi trong ba cõi, nên không phải bất tử mà chỉ có trường sinh đó thôi!
Nói xong, Phạm tăng trao cho quyển kinh Quán Vô Lượng Thọ bảo:
– Đây mới chính là pháp trường sinh bất tử của đấng Đại giác kim tiên. Nếu y theo tu hành, sẽ sinh về Cực Lạc, được vĩnh viễn giải thoát không còn luân hồi nữa.
Đàm Loan hoan hỷ, đốt bỏ mười quyển Kinh Tiên rồi xuất gia, tu hành theo Quán Kinh.
Trải mấy mươi năm tu tập, lúc sắp viên tịch, Đàm Loan thấy Long Thọ Bồ tát đến nói kệ khai thị. Ngài liền bưng lò hương xoay mặt về Tây niệm Phật mà vãng sinh. Lúc ấy, đại chúng nghe giữa hư không có tiếng âm nhạc mầu nhiệm nổi lên, rồi lần lần xa ẩn về phương Tây.
Đời Lương, Đạo Trân pháp sư niệm Phật, y theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, tu phép Thủy Quán. Đêm nọ, Sư nằm mộng thấy trên mặt nước mênh mang trong vắt, một con thuyền chở trăm người hướng về Tây Phương. Đạo Trân xin đi theo, người trên thuyền không cho và bảo:
– Sư chưa tụng kinh A Di Đà và làm nhà tắm cho chư tăng, tịnh nghiệp chưa thành nên không đi được.
Tỉnh giấc, pháp sư ghi nhớ, từ đó về sau thực hành y theo lời khuyên bảo.
Đến sau, Đạo Trân lại nằm mộng, thấy một vị nương tòa lâu đài bằng bạc bay đến vẫy tay nói:
– Tịnh nghiệp của Pháp sư đã viên thành, quyết định sẽ sinh về Tây Phương. Tôi đến đây báo trước, hãy khéo dụng tâm!
Khi lâm chung, đỉnh đầu Đạo Trân pháp sư nóng như lửa, mùi hương lạ bay khắp chùa. Hàng đệ tử soạn trong hòm kinh, tìm thấy di bút mới biết rõ sự việc.
Những Chuyện Cảm Ứng Về Phật A Di Đà
Trích: Tam Bảo Cảm Ứng Yếu Lược Lục
Việt dịch: HT. Thích Thiền Tâm
Quán Vô Lượng Thọ kinh còn được gọi là Thập Lục Quán Kinh (do gồm 16 phép quán hành trì), là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh độ tông. Kinh miêu tả thế giới Cực Lạc phương Tây của Phật A-di-đà và dạy cách hành trì: sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hành giả thoát khỏi các nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của A-di-đà.
Kinh này chỉ rõ 1 quá trình lịch sử phát sinh giáo pháp của Tịnh độ tông và thật ra đã được đức Phật lịch sử Thích-ca trình bày. Tương truyền rằng, hoàng hậu Vaidehi (Vi Đề Hi), mẹ của vua A-xà-thế, bị con mình bắt hạ ngục cùng với chồng là Tần-bà-sa-la [Nguyên do vì Vua A Xà Thế toan giết cha, còn bà thì muốn cứu ông]. Bà nhất tâm cầu nguyện Phật và khi Phật hiện đến, bà xin tái sinh nơi một cõi yên lành hạnh phúc. Phật dùng thần lực cho bà thấy mọi thế giới tịnh độ, cuối cùng bà chọn cõi Cực lạc của A-di-đà. Phật dạy cho bà phép thiền định để được tái sinh nơi cõi đó. Phép thiền định này gồm 16 phép quán tưởng, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sinh, các phép này có thể giúp tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh độ (Cửu phẩm Liên hoa).
Nhập Thai Kinh dạy: “Trong tuổi thọ một trăm năm của con người, có phân nửa thời gian bị mất đi trong giấc ngủ. Mười năm đầu lúc còn thơ ấu, vô tri chẳng có ý niệm muốn tu hành. Hai mươi năm cuối cuộc đời, tuổi già sức yếu, chẳng có tinh lực để tu hành. Hai mươi năm chính giữa lại bị phiền não buồn lo và sân giận làm tổn hao rất nhiều thời gian. Những lúc thân thể bị bịnh, lại tốn hao thêm một phần quang âm. Khấu trừ hết bảy tám phần, thời gian còn lại có thể tu hành chẳng được là bao!”
Người xưa nói: Giả sử thọ mạng con người là sáu mươi năm, trong sáu mươi năm này, trừ đi giờ ăn uống, ngủ nghỉ, bịnh hoạn đọc tiếp ➝
Phật hiệu của chúng ta cứ thường bị vọng tưởng cắt đứt, chẳng thể thường niệm chẳng dứt. Ấn Quang đại sư dạy: “Con người ở trong thế gian chẳng thể siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử đều do vọng niệm gây ra. Hiện nay lúc niệm Phật hãy nghĩ là mình đã chết và chưa vãng sanh. Trong mỗi ý niệm, hết thảy những ý niệm tình chấp trong thế gian đều gạt hết ra ngoài. Ngoại trừ một câu Phật hiệu này, chẳng để cho có một niệm nào khác! Làm sao có thể thực hiện điều này? Hãy nghĩ mình đã chết rồi, hết thảy vọng niệm đều chẳng cần thiết. Nếu có thể nghĩ như vậy, ắt sẽ có lợi ích lớn. đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây