Giữ Tâm Thanh Tịnh, Tín Nguyện Trì Danh, Cầu Sanh Tịnh Độ

Giữ Tâm Thanh Tịnh, Tín Nguyện Trì Danh, Cầu Sanh Tịnh ĐộẤn Quang đại sư suốt một đời chỉ để dạy người, đã để lại lời giáo huấn rằng: “Đôn luân tận phận, nhàn tà tồn thành, lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ” (Giữ trọn luân thường, tận hết trách nhiệm, ngăn lòng tà vạy, giữ lòng thành kính, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ).

Hòa Thượng Tịnh Không khẳng định lời dạy này đã được lưu xuất từ tánh đức, người bình thường trong chín pháp giới chẳng thể nói ra nổi! Và Hòa Thượng cũng cho rằng, 16 chữ “Đôn luân tận phận, nhàn tà tồn thành, lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ” này, chính là đại sư Ấn Quang đã “truyền tâm pháp ấn” tự hành, hóa tha của Ngài cho chúng ta. đọc tiếp ➝

Người Tu Hành Nên Có Trí Tuệ và Từ Bi

Người Tu Nên Có Trí Tuệ và Từ BiĐức Thế Tôn dạy, lúc lâm chung nếu tâm của chúng sanh có 5/10 phần tình (vọng tưởng, vô minh, phiền não, sân giận…) và 5/10 phần tưởng (thanh tịnh, sáng suốt, hoan hỷ, từ bi…) thì chúng ta sẽ tái sanh trở lại vào cõi Người. Nếu phần tình nhiều hơn phần tưởng sẽ bị rơi vào ba đường ác đạo; và ngược lại nếu phần tình ít hơn phần tưởng thì chúng ta sẽ được sanh vào cõi thiện lành cao hơn, có nhiều phước báo hơn như A-tu-la, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát hay Phật.

Cõi Người mà chúng ta đang sống giống như ranh giới giữa bóng tối và ánh sáng. đọc tiếp ➝

Tu Học Cần Chuyên Nhất Mới Mau Thành Tựu

Tu Học Cần Chuyên Nhất Mới Mau Thành TựuHỎI:

Thầy tôi cũng tu theo pháp môn Tịnh-độ đó chứ, nhưng không hiểu sao giáo lý lại không sâu rộng như Pháp sư Tịnh Không và chư vị, phần lớn Phật tử trong chùa bây giờ đều đi lạc đường hết vì không có một người nào hướng dẫn đúng đắn hết, nếu thầy Tịnh Không mà có thể đến Việt Nam khai thị thì phước đức vô lượng vô biên cho Phật tử tại Việt Nam…

TRẢ LỜI:

Xin đạo hữu không nên phân biệt như vậy. Nên nhớ mỗi đọc tiếp ➝

Phật Khuyên Chúng Sanh Cầu Sanh Cực Lạc Để Sớm Thành Phật Quả

Phật Khuyên Chúng Sanh Cầu Sanh Cực LạcTham dục chính là cội rễ của những nỗi khổ, nên Phật thường luôn khuyên phải đoạn trừ ái dục. Ác nghiệp chính là căn cội của các đường ác, nên Phật khuyên phải đóng lấp nó. Phiền não là nguồn cội của vô minh, nên Phật dạy phải dứt sạch hết cả phiền não, chẳng để cho nó thừa sót lại.

Đứng về phía Phật để bàn luận thì Phật thần thông biến hóa, làm việc gì cũng chẳng cần phải suy tính, không chỗ ngăn ngại. Phật thường thể hội tánh “Không” nên pháp thân Phật hiện hữu trên khắp cả quốc độ. Trên trời dưới thế chỉ có mình Phật là tôn quý nhất nên ngài có thể dạo khắp tam giới, biến hóa tùy ý chẳng bị ngăn ngại, chẳng bị kềm giữ. đọc tiếp ➝

Người Tôn Kính Phật Nên Niệm Phật

Người Tôn Kính Phật Nên Niệm PhậtTôn kính Phật là nhận lãnh, đảm đương, gánh vác Phật ân. Như Lai vạn kiếp huân tu, nhập Phật tri kiến, rồi dùng tri kiến ấy khai thị chúng sanh để tất cả đều được ngộ nhập Phật tri kiến. “Người tôn kính Phật” là người biết tiếp nhận Phật ân, dùng Quả Giác của Phật để làm cái nhân tâm của chính mình với một tấm lòng chân thật, chẳng sanh nghi.

Người theo đúng lời Phật khai thị, nương vào văn tự Bát Nhã mà quán chiếu, hòng chứng nhập Trung Đạo Thật Tướng. Ðấy mới gọi là kính trọng, gánh vác Phật ân. Tuân theo những điều Phật dạy răn trong kinh Vô Lượng Thọ, hầu đoan tâm chánh hạnh, dứt ác tu thiện, phát Bồ Ðề tâm, một bề đọc tiếp ➝