09 09 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Khi Ðức Phật còn ở đời, em ruột cùng cha khác mẹ của Ngài là ông Nan Ðà, con người bảnh trai lịch thiệp phong lưu, tham ái đa tình. Nhờ lịch thiệp bảnh trai, lại là hoàng tử, nên Nan Ðà đã sớm giao du với mọi người trong hoàng thân quốc thích, dự không biết bao nhiêu cuộc yến tiệc rượu nồng, cung phi mỹ nữ trẻ đẹp, đờn địch hát xướng.
Lửa tình sớm đốt cháy nơi lòng, Nan Ðà đã sớm thành hôn với thiếu nữ trẻ đẹp tên Tôn Ðà Lợi. Từ đó Nan Ðà đắm đuối bên vợ suốt ngày đêm. Chàng cảm thấy dường như vẻ đẹp của hoa lá, cùng hương trời sắc nước của trần gian như đã tô điểm thêm vẻ đẹp cho vợ mình. Nan Ðà rất thích đọc tiếp ➝
08 09 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
ID facebook của tôi là Thiện Nhân. Cách đây ba tháng (tháng 5/2014), tôi đã bắt đầu biết ăn chay, niệm Phật.
Có một hôm khi ngủ dậy thì ngực tôi tự nhiên đau nhói. Giống như khớp xương tay, bẻ mình kêu tiếng ” rắc ” là cảm thấy dễ chịu. Ngực tôi cũng vậy, mỗi khi đau, tôi phải giang tay ưỡn ngực ra kêu một tiếng thì mới thấy đỡ đau. Ngày này qua ngày nọ, lúc vừa mở mắt dậy hoặc những khi ngồi một tư thế thì tôi đều phải ưỡn ngực kêu lên tiếng mới cảm thấy khỏe hơn một chút.
Lúc thắp nhang khi xá hoặc khi tôi để hai cánh tay sát đọc tiếp ➝
07 09 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ngày xưa ở Gia Định có một người tên là Thủ Hoằng, dân chúng thường gọi là Thủ Huồng, xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm luồn lọt trong các nha, ty, hắn đã làm cho biết bao gia đình tan nát, biết bao người oan uổng. Nhờ đó hắn vơ vét biết bao tiền của. Vợ chết sớm lại không con, nên tiền bạc của hắn không biết tiêu đâu cho hết. Khi thấy cuộc sống quá thừa thãi, hắn bèn thôi việc về nhà sống đời trưởng giả.
Một hôm có người mách cho Thủ Huồng biết chợ Mãnh Ma ở Quảng Yên là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau vào nửa đêm ngày mùng một đọc tiếp ➝
05 09 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Muốn nhanh chóng thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, không gì bằng trì danh niệm thánh hiệu A Di Đà Phật cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Muốn chắc chắn vãng sanh cõi Cực Lạc, không gì bằng lấy lòng tin làm người dẫn đường phía trước, sự phát nguyện làm người thúc đẩy ở sau. Tin sâu, nguyện tha thiết, dù tâm tán loạn niệm Phật cũng được vãng sanh. Tin không chân thật, nguyện không mạnh mẽ, dù nhất tâm không loạn cũng chẳng được vãng sanh.
Sao gọi là Tin?
1. Tin nguyện lực của Phật A Di Đà.
2. Tin lời dạy của Phật Thích Ca.
3. Tin lời khen ngợi của chư Phật trong sáu phương.
đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây