25 06 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ngày 23 tháng 9 năm 1950 Bổn Không pháp sư nhân kỷ niệm 10 năm viên tịch của Ấn Quang đại sư định viết một bài hoài niệm về ân sư. Trước khi đặt bút viết sư đã thành tâm thắp hương trước di ảnh của thầy. Tối ngày thứ hai trong giấc mộng lạ kỳ sư đã gặp lại vị thầy của mình với tướng mạo cao lớn, hào quang sáng ngời. Sư không khỏi thắc mắc nên đã hỏi:
– Con thấy tướng thầy hào quang chiếu rọi. Chẳng lẽ thầy là Đại Thế Chí Bồ Tát?
– Phải! Đúng rồi. đọc tiếp ➝
23 06 2014 | Chuyện Nhân Quả |
Vì khoa học phát triển đem lại cho người đời vật chất phong phú, tư tưởng tâm người càng trở nên hư hỏng. Thiên đế từ bi, nhìn các đại địa ngục đã tràn đầy người, lại phải tiếp tục xây thêm, đặc biệt là các địa ngục dành cho tà dâm đều đầy những đứa nhỏ trẻ tuổi thọ khổ hình, cũng vì chúng thiếu được giáo dục tư tưởng nhân quả từ trước, thực là việc đau lòng cho chúng sinh nhân gian !
Vì thế mà Thiên Đế đặc biệt thỉnh thị Phật, xin Phật sắp xếp một vị đệ tử dương gian thích hợp, đã từng giữ thanh tịnh giới luật, phải trong tình trạng sáng suốt xuống tham quan địa ngục, sau đó viết thành một quyển sách, đem đọc tiếp ➝
22 06 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Người có thể đoạn được phiền não là niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, niệm niệm muốn người khác tốt, không muốn bản thân mình tốt, các bạn đều tốt, tôi là tệ nhất, vậy là được rồi; các bạn đều có phước, tôi không có phước, vậy mới được. Mang tâm luôn thương xót chúng sanh, mọi người trước còn mình sau, như vậy mới có thể đoạn phiền não. Người như vậy mới có tư cách tu hành, mới có tư cách vào cửa Phật. Niệm niệm chỉ nghĩ đến bản thân mình, sau đó mới nghĩ đến người khác, thì cho dù bạn tinh tấn nỗ lực tu học đến mấy đi chăng nữa, cũng đều ở ngoài cửa Phật, chắc chắc bước không qua ngưỡng cửa. đọc tiếp ➝
20 06 2014 | Gương Vãng Sanh |
Thích Đàm Giám, họ Triệu, người Hạ Bác, Kí Châu. Từ thuở nhỏ, Sư đã chán cuộc sống thế tục, đến cầu Trúc Đạo Tổ làm thầy, học tập kinh điển, nghiên cứu các luận. Trong luận có nhiều chỗ Sư không hiểu, mới than:
– Không có Thánh nhân ra đời, ta biết nương tựa vào đâu?
Sau đó, nghe tin ngài La-thập đến Quan Trung, Sư đến yết kiến để giải quyết những nghi vấn trong lòng. Sư thường đến nơi ngài La-thập nhiều lần, đến khi ngài qua đời, Sư nói:
– Thật không may ngài La-thập đã viên tịch rồi! đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây