24 05 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ðời Ðường, thời vua Trung Tôn, ngài Thích Huệ Nhựt thấy Pháp Sư Nghĩa Tịnh sang Tây Vức cầu Pháp, lòng mộ lắm. Ngài bèn ngồi thuyền vượt biển, ba năm sau mới đến Thiên Trúc (Ấn Ðộ), rồi lần lượt đi lễ ở các nơi di tích của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, và thỉnh kinh chữ Phạn.
Ngài Huệ Nhựt từ lúc ở xứ nhà đến khi sang Thiên Trúc mục kích nhiều cảnh đau khổ của loài người, mà chính ngài cũng tự trải lắm sự gian lao. Vì thế, ngài mới suy nghĩ: “Nước nào, cõi nào chỉ thuần vui mà không khổ? Pháp nào hạnh nào đặng mau thành Phật?” Rồi ngài đem vấn đề ấy thỉnh hỏi gần khắp các bực danh đức ở Thiên Trúc. đọc tiếp ➝
22 05 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Mọi người luôn cho rằng ăn chay trường là điều chỉ dành cho tu sĩ – những con người tu khổ hạnh, chỉ biết thiểu dục tri túc. Và ăn chay sẽ không có lợi cho sức khỏe, sẽ làm cho con người thiếu sức đề kháng, cũng như trí tuệ không được phát triển toàn diện. Trong chương trình Phật Pháp Nhiệm Màu kỳ 9, qua trường hợp chị em Nguyễn Ngọc Huyền – PD Quảng Lành và Nguyễn Thị Thu Huyền – Quảng Hiền, chúng ta hoàn toàn thấy trái ngược với những nhận định trên. Bởi hai em sinh ra trong một gia đình tri thức trẻ, bố làm dược sĩ, mẹ làm y sĩ, nhưng cả hai em đã ăn chay từ nhỏ và đều đọc tiếp ➝
19 05 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng sanh tạo tác ác nghiệp, đó là cội gốc chân thật của bệnh khổ. Bởi vì Phật, Bồ Tát, A La Hán không tạo ác nghiệp, cho nên các Ngài không bệnh. Đạo lý chính ngay chỗ này. Nếu Phật Bồ Tát bị bệnh thì đó là thị hiện, đó là hoằng pháp. Ví dụ như bệnh của Ngài Duy Ma Cật là hoằng pháp lợi sanh, không phải Ngài bệnh thật, Ngài không thể bị bệnh, Ngài không có lý do gì để bị bệnh. Tất cả chúng sanh khởi tâm động niệm, ý niệm vi tế chính mình cũng không biết. Chúng ta sau khi học Phật rồi, đọc kinh rồi, mới biết được có có ý niệm này. Dù là ý niệm nhỏ, vi tế, đọc tiếp ➝
19 05 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nơi tôi sinh sống được xếp vào vùng sâu, vùng xa của tỉnh nên điều kiện tiếp xúc với những phương tiện hiện đại dĩ nhiên không thể thuận tiện bằng nơi phố thị, ngay cả trong sinh hoạt, học hỏi đạo pháp cũng có nhiều trở ngại, lệ thuộc vào sự hảo tâm của những bạn đạo trên thành phố. Khi nhận được những tài liệu, kinh sách, băng đĩa nhiều khi đã được phát hành rất lâu nhưng chúng tôi vẫn rất quý trọng, chuyền tay nhau mà nghe, coi. Lắm khi cảm thấy thiệt thòi nhưng đâu biết phải làm sao. Những Phật tử may mắn được gần gũi với quý thầy đức cao trọng vọng, các chùa lớn trên thành phố đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây