Phương Pháp Và Thời Khóa Tu Tập [Video]

Phương Pháp Và Thời Khóa Tu TậpĐối với hành giả mới tu tập theo pháp môn Tịnh Độ, các thắc mắc về phương pháp hành trì cũng như cách thức tu tập như thế nào cho hiệu quả, hoặc hồi hướng ra sao sau mỗi thời khóa là những câu hỏi mang nhiều ưu tư nhất. Đồng cảm với điều này nên Đại đức Thích Trí Huệ đã giảng giải rất cụ thể và dễ hiểu để chư vị đồng tu có thể hành trì theo phương thức niệm Phật tại gia cũng như khi cộng tu nhằm đạt được lợi ích thiết thực nhất. Đây là một bài pháp rất hay và ý nghĩa dành cho người tu Tịnh nghiệp.

Đại đức giảng sư: Thích Trí Huệ đọc tiếp ➝

Gia Quyến Cần Phải Làm Gì Khi Người Thân Lúc Lâm Chung Bị Oan Gia Trái Chủ Đến Dụ Dỗ?‏

Gia Quyến Cần Phải Làm Gì Khi Người Thân Lúc Lâm Chung Bị Oan Gia Trái Chủ Đến Dụ Dỗ?‏Lúc con người sắp chết, tất cả nghiệp thiện ác mà họ đã tạo trong đời lúc này đây thảy đều hiện ra cả. Cho nên chúng ta thấy có rất nhiều người bệnh trong trạng thái sắp chết, hoặc trước khi họ lâm chung bốn-năm ngày, hoặc là một tuần, lúc đó đã có hiện tượng này, họ nhìn thấy có rất nhiều người nhà, thân quyến và nói là những người này đã đến, đã ở ngoài cửa, tôi đã nhìn thấy họ rồi. Những người mà họ nói đều là người thân quyến thuộc đã qua đời…

Trong kinh Địa-Tạng nói rất rõ ràng, đó là cảnh âm hiện ra! Cảnh giới này rất là xấu! Vậy đó có phải là người thân quyến thuộc của họ không? Không phải. Mà đó là oán thân trái chủ của họ biến thành người thân quyến thuộc của họ đến để dụ dỗ họ, đến để dắt họ đi. Sau khi dắt đi rồi thì họ sẽ tính sổ, sẽ báo thù.

Những sự kiện này đã có nói trong kinh Địa-Tạng. Hễ gặp hiện tượng này bạn lành có ở bên cạnh nên lập tức cảnh tỉnh họ:

– Đừng để ý đến, cứ mắc kệ chúng, bất kể đó là ai.

Hãy cảnh tỉnh họ:

– Đừng để ý đến chúng cứ chuyên tâm niệm Phật.

Họ vừa chuyển ý niệm thì cái cảnh giới đó liền biến mất. Cho nên khai thị khi lâm chung chính là câu như vậy.

Lúc bấy giờ không được tụng kinh, vì lời kinh quá dài, mình càng tụng thì đầu óc họ càng rối loạn, vậy là tiêu rồi!… Cũng đừng nói thêm một lời nào khác. Chỉ cần nói một câu:

– Nếu thấy cái gì thì cũng cứ mặc kệ đừng để ý đến. Cứ nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh-Độ. Nếu đức Phật A-Di-Đà có đến thì hãy theo Ngài đi, còn nếu không phải đức Phật A-Di-Đà thì cho dù là chư Phật, Bồ Tát nào cũng mặc kệ, cũng đều đừng để ý đến.

Khi lâm chung có khai thị chỉ là mấy câu như vậy. Canh người bệnh phải canh mấy ngày chỉ nói một câu này, ngày đêm đừng để gián đoạn. Lúc nào cũng phải cảnh tỉnh họ giữ gìn chánh niệm cho họ. Cho nên người được vậy thì có phúc báu, có được thiện tri thức bên cạnh nhắc nhở, đánh tan vọng niệm của họ, đánh dẹp lời dụ dỗ của oán thân trái chủ, giúp cho họ đề khởi chánh niệm, cùng niệm Phật theo mọi người.

Đến lúc mà họ niệm không được, lúc mà cơ thể suy yếu họ có thể nghe được hoặc là chúng ta thấy môi họ còn mấp máy, điều này quan trọng. Khi lâm chung có khai thị thì nói câu này, đừng nên nói cái khác, nói cái khác họ nghe không vô. Phải giúp họ chánh niệm cho rõ ràng.

Chánh niệm là gì?… “Là nhất tâm chuyên niệm đức Phật A-Di-Đà”… Nhất định đừng để bị cảnh giới của cõi âm này hiện ra làm rối loạn.

Trích Hoà thượng Tịnh Không Khai Thị Lúc Lâm Chung

Câu Chuyện Vị Tăng Già Nhớ Lại Tiền Kiếp Của Mình‏

Câu Chuyện Vị Tăng Già Nhớ Lại Tiền Kiếp Của Mình‏Thời Trung Hoa Dân Quốc, cư sĩ Uông Hiểu Viên một hôm ra chợ, thấy vị lão Tăng đứng ngó sững vào hàng thịt rưng rưng nước mắt, cư sĩ lấy làm lạ hỏi duyên cớ. Lão Tăng đáp:

Câu chuyện rất dài xin lược thuật phần đại khái. Tôi nhớ được việc hai kiếp về trước. Đời thứ nhất, tôi là một tên đồ tể. Hơn ba mươi tuổi mãn phần, hồn bị người bắt trói đưa đi. Minh quan trách là nghiệp sát nặng, cho quỉ áp giải đến ty Chuyển luân để thọ ác báo. Lúc bị xô xuống con sông đen tối, tâm thức tôi hoảng hốt mơ màng, thoạt tiên thật nóng như lửa đốt khó nhẫn, kế đó là cảm hơi mát mẻ; tỉnh ra thì mình đã sinh làm kiếp súc vật trong chuồng heo. Sau khi dứt sữa, thấy thức ăn không được sạch, lòng cũng biết nhàm gớm nhưng vì đói quá gan ruột cồn cào, nên bất đắc dĩ phải nhắm mắt nuốt vào. Sau lần lần thông tiếng nói của loài heo, thường cũng hỏi han nhau, trong đồng loại cũng lắm kẻ nhớ biết kiếp trước của mình, song không thể nói cho người hiểu được. Đại để đều nhận thức mình sẽ bị giết, nên có lúc rên rỉ, đôi mắt ướt, là tỏ dấu bi sầu. Loài heo thân thể thô nặng, vào mùa hạ rất nóng khổ chỉ tìm đống bùn nằm vùi mới đỡ, song cũng không thường có được. Bởi lông thưa và cứng, nên mùa đông lại khổ vì lạnh, thân thể giá buốt, thấy loài dê chó lông nhuyễn dầy, hằng mơ ước, xem như loài thú tiên. Đến lúc bị bắt tự biết mình không khỏi, nhưng sợ quá nhảy chạy càn, mong kéo hưỡn mạng sống được phút nào hay phút nấy. Khi bị trói rút bốn chân khiêng đi, dây huyết đau đến tận xương. Lúc người bỏ lên xe chạy về, thân hình cùng đồng loại chồng chất đè lên nhau, máu huyết ứ đọng, gần như muốn đứt. Khi đến nhà lò, bị liệng xuống đất, gan ruột tựa hồ tan nát. Nhìn thấy dao bén chảo vạc để hai bên, lòng bắt run sợ, không biết đến khi bị giết sẽ đau đớn như thế nào? Lúc thọc huyết, thân tâm sảng sốt rụng rời, thấy ánh đao chớp lên liền nhắm mắt không dám nhìn thẳng. Khi đồ tể ấn lưỡi dao vào cổ, rung lắc mạnh cho huyết chảy xuống bồn, ban đầu còn kêu la, sau chỉ rên nhỏ trong cổ họng, cho đến máu chảy đến tắt hơi, sự đau khổ thật không thể hình trạng! Bấy giờ hoảng hốt mê ly như say như mộng, chừng tỉnh dậy thấy mình đã thành hình người. Minh quan xét thấy kiếp trước còn có nghiệp lành, nên cho chuyển sinh làm người, tức là thân đời nay đây. Vừa rồi tôi thấy loài heo bị giết thương nó đau đớn, nhớ lại kiếp trước mình đã chịu khổ độc, rồi tiếc cho người đồ tể tương lai cũng bị nỗi khổ đó, ba mối niệm giao cảm, bất giác thương tâm không biết rơi lệ từ lúc nào!

Nói xong, quay mặt bỏ đi. Lúc ấy người xung quanh nghe nói, chỉ trỏ bàn tán phân vân. Bác hàng thịt được biết câu chuyện, sanh lòng sợ hãi, từ đó về sau đổi nghề đi bán rau đậu.

Trích lục Phật Học Chỉ Nam

Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh Bằng Gỗ Lớn Nhất‏

Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh Bằng Gỗ Lớn Nhất‏Tây Phương Tam Thánh được tạc từ cây gỗ dâu ngàn năm tuổi, gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa cao 3,6m trong tư thế đứng, tay trái cầm đài sen, tay phải duỗi thẳng xuống để tiếp dẫn chúng sinh về thế giới của Ngài; tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở bên trái, tay cầm bình nước Cam Lộ và cành dương liễu cao 3,5m; tượng Bồ tát Đại Thế Chí ở bên tay phải, tay cầm cành hoa sen cao 3,5m. Bộ tượng được đặt tại chùa Linh Thắng, huyện Di Linh, Lâm Đồng.

Năm 2007, được sự cho phép của chính quyền địa phương, cố Thượng tọa Thích Thắng Phước đã đưa cây gỗ dâu ngàn năm tuổi về chùa và cùng với hai nghệ nhân Phạm Minh Khai và Lê Hoành Lợi từ Huế vào để tạo tác ra bộ tượng. Các nghệ nhân đã mất ròng rã 2 năm, từ năm 2008 đến 2010 mới làm xong bộ tượng.

Bộ tượng được chế tác tinh tế, mang tính văn hóa Á Đông thuần Việt qua hình dáng khuôn mặt và nụ cười nhân từ. Những hoa văn, nếp áo uyển chuyển mềm mại đầy tính nghệ thuật nhưng không mất đi vẻ uy nghi và triết lý nhà Phật “từ bi hỷ xả” của bậc đại giác ngộ.

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh ở chùa Linh Thắng

A Di Đà có nghĩa là vô lượng thọ và vô lượng quang. Phật A Di Đà là vị Phật sống lâu và hào quang chói sáng khắp nơi vô tận. Khi thành Phật, Đức A Di Đà đã khai thiên cho Ngài một cảnh giới cực lạc mà Đức Phật Thích Ca gọi đây là Tây phương cực lạc. Hai tượng còn lại là hai vị thị giả trợ giúp việc hoằng pháp cho Phật A Di Đà nên thường được tạc kiểu đứng hai bên cạnh.

Chùa Linh Thắng là trụ sở của ban đại diện Phật giáo huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, tiền thân là một ngôi niệm Phật đường mái tranh vách ván, được tạo dựng từ năm 1933, do hai cụ Trương Quang Thám và Huỳnh Duyên Quỳ vận động cư dân làm công nhân đồn điền trà và cà phê đóng góp thành lập. Vị trụ trì đầu tiên là thầy Thích Chánh Thiện đến từ chùa Tam Bảo tỉnh Phan Thiết.

Năm 1943 chùa được trùng tu lần đầu với mái ngói tường gạch và nền xi măng. Trải qua nhiều đời trụ trì, cuối năm 1968, hòa thượng Thích Toàn Đức về trụ trì cho đến nay. Năm 1994, chùa Linh Thắng được đại trùng kiến, đến ngày 26.3.2007 (mùng 8 tháng 2 năm Đinh Hợi) thì lạc thành.

Xem hình lớn 1 | Xem hình lớn 2

H.Mỹ – H.Đường
Theo kyluc.vn