27 06 2012 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Cho dù có tạo tội ngũ vô gián đi nữa. Ngũ vô gián tức là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá hoại hòa hợp Tăng, làm thân Phật ra máu, mà tới lúc lâm chung, nếu thần trí tỉnh táo, có thể sám hối, niệm Phật được thì vẫn có thể vãng sanh. Việc này trong kinh có đưa ví dụ: Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có dạy: Vua A Xà Thế là người tạo tội ngữ vô gián, giết cha. Khi lâm chung ông ấy đã sám hối niệm Phật và cũng được vãng sanh; Phật Thích ca Mâu Ni có nói: phẩm vị của ông ấy rất cao, thượng phẩm trung sanh. Cho nên đối với những người tạo tội, chúng ta cũng không dám coi thường họ, không chừng họ vãng sanh phẩm vị còn cao hơn chúng ta nữa. Không được coi thường, chỉ cần trước khi chết họ được cứu, giây phút sau cùng trước khi tắt thở họ còn cứu được thì có giúp họ vãng sanh, khuyên họ phải thật sự tin, phải thật sự sám hối, thật sự niệm Phật cầu vãng sanh thì không có ai là không được độ. Cho nên pháp môn Tinh Độ thật không thể nghĩ bàn. Vậy thì một đời tạo ác nghiệp có chút xíu, đáng đọa ngạ quỷ, tạo tiểu địa ngục, những tội như vậy, khi bạn trợ niệm những việc thiện này thì tầm tích giải thoát. Tầm nghĩa là thời gian rất ngắn, cho nên công đức nghe danh hiệu Phật này thật không thể nghĩ bàn.
Trích Pháp sư Tịnh Không khai thị lúc lâm chung
25 06 2012 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Làm sao để ứng chiếu được vãng sanh? Căn cứ vào các sách có liên quan đến việc trợ niệm thì sau khi tắt thở 12 giờ nếu sờ lên đỉnh đầu thấy nóng là sanh Tây Phương, xin Pháp sư giải thích cho.
Đỉnh đầu nóng nghĩa là gì? Là nói người này lúc ra đi thần thức của họ, thường thì chúng ta nói là linh hồn ra đi ở nơi nào sẽ sanh về nơi ấy; Từ đỉnh đầu ra thì rất là thù thắng. Vãng sanh là ra từ đỉnh đầu, sanh Thiên cũng là từ đỉnh đầu, phước báu của trời rất là lớn, họ đi từ đỉnh đầu, còn phần dưới là sáu đường, càng xuống thì càng thấp. Nếu từ lòng bàn chân đi ra thì đó là đọa vào địa ngục. Từ đầu gối là đường súc sanh. Đây là cách nói của những người bình thường nhưng tốt nhất là đừng nên chạm vào người họ. Tại sao vậy? Vì nếu như thần thức của họ chưa ra khỏi xác, nếu bạn chạm vào, họ sẽ đau đớn, họ sẽ nổi sân, họ sẽ khó chịu. Chúng ta nhìn thấy người vãng sanh này sau khi mình trợ niệm cho ho rồi, dung mạo, nhan sắc của họ thẩy đều thay đổi, dung mạo trông rất là hiền từ, sắc mặt trở nên hồng hào, cũng giống như ngủ, không giống như người bị bệnh, không có cái dáng bệnh, thấy đều là tướng tốt, nhất định là phước báu trời người trở lên. Chúng ta bắt đầu dịch từ đây thì tâm sẽ an. Ngay như có được Vãng sanh hay không còn phải xem công hạnh của họ hàng ngày, có hợp với tướng lành mà họ ra đi hay không? Việc này rất là rõ. Ngay khi việc sau khi hỏa táng rồi còn giữ lại xá lợi cũng không chắc chắn xác định rõ là họ có vãng sanh hay không? Bạn hãy hiểu điều này. Vậy thì đáng tin nhất là khi họ sắp tắt thở họ sẽ báo với người bên là Phật đến tiếp dẫn tôi rồi, đây chắc chắn là vãng sanh, bạn không cần chạm vào họ để làm gì. Nếu người có sức tu tốt hơn thì trước mấy ngày họ đã biết, ba ngày sau Đức Phật sẽ đến đón tôi, một tuần sau Phật sẽ đến tiếp dẫn tôi thì đó nhất định là vãng sanh.
Điều kiện vãng sanh cũng không có khác, là nhất tâm, nhất ý mong được vãng sanh Cực Lạc, mong được gần gũi Đức Phật. Những việc của thế gian đều buông bỏ, không để nó trong lòng. Người nào được như vật thì nhất định được vãng sanh. Vừa muốn được vãng sanh, vừa bỏ không được vậy thì không tin nổi, hãy xả cho sạch.
Mấy năm nay chúng tôi đã đề xướng việc thuần thiện, thuần tịnh trong cuộc sống. Thuần thiện mọi thứ còn tùy duyên, tuyệt không phan duyên. Nếu trong lòng mình nghĩ thế này thế nọ thì đó là phan duyên rồi. Tùy duyên thì mọi thứ đều tốt, còn phan duyên thì không tốt chút nào, cứ sống cho vui vẻ, không cần để ý cái gì trong lòng cả, để ở trong lòng chỉ có A Di Đà Phật chỉ có Tây Phương thế giới y chánh trang nghiêm. Đọc kinh thuộc lòng, thường quán tưởng tới cảnh giới Tây Phương Cực Lạc. Nếu như không thể quán tưởng mà chỉ niệm A Di Đà Phật, nghĩ đến Đức A Di Đà Phật là tốt. Trong lòng ngoài Đức Phật A Di Đà ra không còn có gì khác thì không có lý nào mà không vãng sanh đâu. Tu vậy là muôn người tu, muôn người vãng sanh.
Trích Pháp sư Tịnh Không khai thị trợ niệm lúc lâm chung
23 06 2012 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong phần trước tôi đã trình bày với các đồng tu, trong tất cả các pháp môn quý vị mà nhận biết pháp môn này, có thể tuyển chọn pháp môn này. Đây chính là cách tuyển chọn trí huệ cao nhất. Cho thấy cái trí huệ này trong pháp môn Tịnh Tông rất là quan trọng, vừa mở đầu thì Đại Sư Ngẫu Ích nói với chúng ta rằng Tín Nguyện là huệ hạnh, đây là nói trí huệ. Người niệm Phật rất là có phước. Phước huệ song tu. Vây có được vãng sanh hay không? Đây là một vấn đề hiện tại, là vấn đề hiện tại của chúng ta rất nghiêm túc, có được vãng sanh hay không là quyền quyết định ở nơi chính mình, không phải ở nơi người khác, cũng không phải ở nơi Phật, Bồ Tát. Đại Sư Ngẫu Ích nói rất đúng tự hỏi mình có tín và nguyện hay không? đọc tiếp ➝
20 06 2012 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chư Cổ đức xưa nói rất rõ ràng, muốn lâm chung một niệm vãng sanh chí ít đi nữa họ cũng phải đủ điều kiện, vậy thì điều kiện thứ nhất là: Khi lâm chung thần thức phải rõ ràng, không bị mê hoặc, điều này rất quan trọng, khi sắp chết mà bị mê thì bạn sẽ không niệm Phật được. Dù người khác có nhắc nhở bạn, bạn cũng khó mà tiếp nhận.
Điều kiện thứ hai: đây là thời khắc quan trọng, cần gặp được ban thiện tri thức nhắc nhở về việc tầm quan trọng của việc trợ niệm. Trong tình trạng khẩn cấp này, gặp được người như vậy để cảnh tỉnh bạn, mau mau niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ, buông bỏ vạn duyên, họ đã nói những lời này.
Điều kiện thứ ba là: khi nghe lời cảnh tỉnh nếu bạn tiếp nhận được thì bạn sẽ tiếp nhận ngay, lập tức chuyển ý niệm ngay, không có tham luyến chút nào về cõi Ta Bà này nữa, nhất tâm, nhất trí cầu sanh Tịnh Độ, niệm Phật vãng sanh, thì cầu niệm Phật này thật sự thành công. Ba điều kiện đây chúng ta sẽ suy nghĩ cho thật kỹ. Một điều mà còn không nắm vững thì làm sao vảng sanh được. Trong lúc này, ba điều kiện đây phải có đủ.
Trên đời này, không phải không có những người như vậy. Người như vậy rất ít, rất ít! Cho nên chúng ta không được may mắn, nên thường phải niệm, thường ngày niệm nghĩa là gì? Nghĩa là luyện binh, lâm chung là đánh nhau. Thường ngày niệm nghĩa là để đến khi lâm chung đạt đến. Khi lâm chung có được cái niệm này, không bị mê hoặc, không bị điên đảo, không bị quên mất, vậy là thành công rồi.
Vậy thì thật sự bạn muốn đi con đường này thì điều quan trọng nhất đó là gì? Là hàng ngày chúng ta phải buông bỏ cho được, cái gì cũng buông bỏ hết, không được để nó ở trong lòng. Sống ở trên đời này, tất cả đều phải tùy duyên, tùy duyên nghĩa là bản thân mình nhất định phải tin, bạn phải tin nhân quả báo ứng, những gì trong số mạng này có thì nhất định có, những gì trong số mạng không có thì cầu cũng không được.
Trích Pháp sư Tịnh Không Khai Thị Lúc Lâm Chung
Các Phúc Đáp Gần Đây