Đó là con heo của nhà Ông Nguyễn Văn Mạo – ấp 4 xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Con heo này được ông Mạo mua từ người bán heo dạo cách nay hơn 3 năm, người bán heo nói là heo Mọi (có người nói là heo Móng Cái), ông Mạo nói: “khi tôi mới mua nó khoảng 2kg con gái tôi nó thích nên ôm tối ngày, đặt tên cho nó là Mép và cho nó ngủ chung trong nhà, khi được 2-3 tháng nó đã quen, từ đó đến giờ nó ở chung trong nhà, mà hay cái là nó không đi bậy trong nhà, khi nào nó đi thì nó chạy ra ngoài sân. đọc tiếp ➝
Địa Tạng Bồ Tát đại từ đại bi khuyên dắt chúng sanh cõi Diêm Phù Đề ngay ngày lâm chung phải thận trọng, nhất định không được sát sanh, không được tạo ác duyên. Như vậy khi con người qua đời rồi, để lo tang sự cho họ phải mời thân bằng quyến thuộc, bạn bè người thân của họ, trong sự gặp gỡ đó, đại đa số là sát sanh ăn thịt, tế bái Quỷ Thần, làm vậy đều là tạo tội. Việc này chúng ta đi bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào cũng đều thấy cả. Nếu như chúng ta muốn cầu phước cho người chết mà còn muốn sát hại chúng sanh để cúng tế thì hãy nghĩ cho kỹ lại xem hay là chúng ta nghĩ người mất khi còn sanh tiền tạo chưa đủ nghiệp sát nên cho họ thêm một chút nữa, có phải như vậy không? Hay là sợ bị đọa chưa đủ sâu nên muốn họ xuống sâu thêm một chút nữa, nên làm như vậy có phải không? Rất là sai, giả sử đời sau nghĩa là nói người qua đời đã chết rồi mà đã chết rồi thì thuộc về đời sau hoặc đời hiện tại, nghĩa là người đó vẫn chưa chết, nhưng người còn sống là một người thiện, người tốt, bản thân không tạo tội lỗi gì. Bởi do người thân, quyến thuộc sát sanh cúng tế, bái lạy quỷ thần cầu các quỷ quái. Quỷ quái là tà hình, tà đạo. Lúc bệnh nặng, lúc nguy kịch, cầu các loại quỷ thần này đến giúp đỡ chứ không biết rằng những việc mình làm là tạo tội sát sanh cúng tế. Vậy thì sát sanh cúng tế là vì người bệnh đây. Thật ra họ vốn cũng có thể sanh vào đường lành, sanh trong trời, người nhưng vì người thân quyến thuộc tạo những tội này cho nên họ phải gánh lấy, họ phải xuống Diêm Vương để biện luận, bỏ lở cơ hội sanh vào đường lành vì việc sát sanh. Đã tắt thở rồi mà còn phải xuống Diêm Vương để luận tội làm lỡ mất thời gian sanh vào đường lành của họ. Còn nếu như chưa tắt thở bạn sẽ thấy họ chịu vô số đau đớn ở trên giường bệnh, thần hồn của họ ở đó mà biện luận.
Điều quan trọng của người tu Tịnh Độ là chúng ta chuẩn bị cả một cuộc đời để làm sao trong hiện đời được nhất tâm bất loạn từ 1 tới 7 ngày như trong Kinh A Di Đà. Đó là điều kiện lý tưởng để đạt được kết quả vãng sanh giải thoát trong hiện đời. Tuy nhiên, hàng Phật tử chúng ta khó có người thành tựu được điều đó. Cho nên chúng ta nương vào Kinh Vô Lượng Thọ, nương vào 48 lời nguyện của đức Phật A Di Đà để chúng ta thành tựu được điều này dễ hơn. Đó là được nhất tâm lúc lâm chung. Để đạt được nhất tâm lúc lâm chung, chúng ta phải chuẩn bị cả một cuộc đời cho tâm niệm cuối cùng. Cho nên đối với người tu Tịnh Độ giờ phút lâm chung rất quan trọng. Sức mạnh tác động của nghiệp lúc lâm chung hết sức quan trọng và không ngoài quy luật nhân quả. Đây là điều định hướng cho sự tái sanh của chúng ta.
Nếu bệnh nhân bệnh tình nặng nề, nên hỏi họ xem còn vướng mắc việc gì hay không. Nếu có thì nên giảng giải, sớm giải quyết cho họ để không còn chướng ngại việc vãng sinh. Nếu bệnh nhân không có việc gì vướng mắc vậy thì nên hỏi họ một lần rồi sau đó không nên hỏi nữa, vì sợ làm phân tâm họ mất đi chánh niệm. Hãy chú ý, Chú ý!
Nếu bệnh nhân có sự nghi ngờ hỏi: “Tôi phát tâm niệm Phật, thời gian chưa được bao lâu, lại sợ nghiệp chướng tội nặng nề, không hiểu có được vãng sinh hay không?”. Nên trả lời với họ rằng: “Việc phát tâm niệm Phật sớm hay muộn không thành vấn đề, điều quan trọng từ khi phát tâm cho đến giờ phút lâm chung tâm không thối chuyển mới là quan trọng. Vậy đến lúc lâm chung của ông, gặp được nhân duyên thiện hữu khai thị, mới có thể phát tâm niệm Phật, điều này cũng tốt lắm. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật có nói: “Người bình thường tạo nghiệp chướng rất nhiều lại nặng nề đến giây phút lâm chung, gặp được thiện hữu khai thị, mới phát tâm niệm Phật, có thể vãng sinh Tây phương”. Trong Kinh này cũng có nói: “Niệm một câu A Di Ðà Phật có thể tiêu trừ 80 ức đại kiếp trọng tội!”. Cho nên việc phát tâm niệm Phật dù chưa lâu dài lại tội chướng nặng nề, tâm không nghi ngại, chỉ cần nhất tâm niệm Phật, quyết chí nguyện cầu sinh Tây phương, đến giờ phút lâm chung, nhất định được thấy Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn vãng sinh không nghi ngờ.
Nếu như người bệnh có tâm niệm luyến ái quyến thuộc và tham trước tài sản. Nên đối trước họ mà nói: “Chúng ta làm người sống trong cõi Ta Bà này thật khổ sở vô cùng tận, ai sinh ra rồi cũng già, rồi cũng bệnh, rồi cũng chết, sự khổ ấy không thể kể hết vì nó vô cùng vô tận. Ðược vãng sinh Cực Lạc thì thoát khổ mà còn an vui vĩnh viễn, lại có thể trở lại độ cho gia quyến cũng được vãng sinh, cùng an hưởng hạnh phúc lâu dài. Vì vậy ông (bà) không nên quyến luyến con cháu và tham đắm tài sản mà làm trở ngại cho việc vãng sinh của mình, lại mất đi việc đời đời kiếp kiếp của gia quyến và những người khác.
Nếu bệnh nhân có tâm nghi ngờ hỏi rằng: “Tôi niệm Phật mà sao chẳng thấy Phật?”. Họ lại hỏi: “Khi tôi lâm chung không biết có được Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn hay không?”. Vậy người trợ niệm nên vì họ mà giảng: “Hiện nay được thấy Phật hay chưa được thấy Phật là điều không có quan hệ. Nếu hiện tại chưa được thấy Phật thì lúc lâm chung nhất định thấy Phật. Ðiều quan trọng là sáu chữ Nam mô A Di Ðà Phật niệm niệm hiển lộ trong tâm ông, đến lúc lâm chung thì Phật A Di Ðà tự nhiên ở trong tâm ông hiện ra tiếp dẫn. Xin ông (bà) cần lưu tâm niệm Phật, không nên sinh tâm nghi ngờ, nếu còn một mảy may nghi ngờ thì ông (bà) với Phật cách xa còn làm chướng ngại cho việc vãng sinh. Nếu ông (bà) không sinh tâm nghi ngại mà nhất tâm niệm Phật thì nhất định có sự cảm ứng đạo giao, không nghi ngờ việc vãng sinh. Phải biết rằng người tu Tịnh độ đến giây phút lâm chung thấy Phật hiện tiền, thời gian có sớm có muộn. Sớm thì thấy trước một hoặc hai ngày, hoặc vài tiếng đồng hồ hay trong chốc lát, thời gian hoàn toàn không giống nhau. Nếu trễ thì ngay sau khi tắt thở Phật mới hiện ra (chỉ trong một sát na). Lúc Phật hiện ra cũng là lúc người niệm Phật được vãng sinh.
Nếu bệnh nhân ban đêm và ban ngày hoặc trong khi niệm Phật, hoặc nằm mộng thấy những hình thù ghê gớm, hoặc nghe những âm thanh kỳ quái, tâm sinh kinh sợ làm trở ngại cho chánh niệm. Vậy người trợ niệm nên vì họ mà nói: “Những âm thanh, hình tướng kỳ quái này là oan gia nhiều đời do ông (bà) sát hại mà đến. Nay họ biết được ông (bà) niệm Phật cầu sinh Tây phương, nên hiện ra các cảnh giới xấu ác khiến cho tâm ông (bà) lo sợ, làm trở ngại cho việc vãng sinh. Vì thế ông (bà) đừng sợ họ, không chạy theo các hình ảnh và âm thanh, chuyên tâm nhất ý vào câu Nam mô A Di Ðà Phật. Niệm niệm khẩn thiết chí thành, không cho gián đoạn thì các loại oan nhân không có chỗ nương tựa, tự nhiên tiêu trừ”.
Nếu đến phút lâm chung thấy ông bà cha mẹ, tổ tiên hay người thân quyến hiện ra tiếp dẫn, nên biết rằng họ đều là do quỷ thần từ ba đường ác biến hóa mà thành để lừa gạt chúng ta rơi vào ba đường ác. Vì vậy chúng ta cũng nên chuyên tâm vào câu niệm Phật thì họ tự nhiên biến mất. Nếu thấy thiên nhân và thần nhân hiện ra tiếp dẫn đưa ta về quốc độ của họ phải hết sức cẩn thận đừng để một mảy may tâm niệm dao động theo họ mà chỉ khi nào Phật A Di Ðà hoặc Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát hiện ra tiếp dẫn mới được. Nên biết rằng Phật A Di Ðà do từ tâm niệm Phật được thanh tịnh hiện ra tiếp dẫn ông (bà), mà cũng do tâm ông (bà) chuyên tâm niệm Phật được thanh tịnh mới được vãng sinh. Hãy chú ý! Chú ý!
Trích Những Vấn Đề Cần Biết Khi Lâm Chung
Biên soạn: pháp sư Thế Liễu
Dịch giả:Thích Tâm An
Các Phúc Đáp Gần Đây