Thiền sư Vô Quả ở trong thâm sơn cùng cốc một lòng tham thiền, hơn hai mươi năm đều do hai mẹ con thí chủ cúng dường. Bởi vì Thiền sư chưa sáng được bản tâm, nên rất sợ của tín thí khó tiêu, do vậy mà Ngài muốn xuống núi đi tìm thầy học đạo, để làm sáng tỏ việc lớn sinh tử. Hai mẹ con cầu xin Thiền sư ở lại một vài ngày, để chờ may một chiếc y Ca-sa cúng dường.
Sau khi hai mẹ con trở về nhà, liền bắt đầu may chiếc y Ca-sa, cứ mỗi mũi kim là một câu niệm Phật. Hai mẹ con may xong, lại gói thêm bốn đồng tiền cho Thiền sư Vô Quả làm lộ phí. Thiền sư đón nhận tấm lòng của hai mẹ con thí chủ và chuẩn bị để ngày mai đi xuống núi. Đêm ấy, Thiền sư tọa thiền đến nửa đêm, chợt có một đồng tử mặt áo xanh, tay cầm một cây cờ, theo sau là một số người kèn trống ca hát đi đến. Họ khiêng một đóa hoa sen thật lớn đến trước mặt Thiền sư. Đồng tử nói: “Xin mời Thiền sư lên tòa sen!”
Thiền sư thầm nghĩ: “Ta lâu nay tu thiền định, chưa từng tu theo tịnh độ, giờ đây lại có đồng tử tu tịnh độ đến, cảnh giới này không thể nào có được, e là cảnh giới của ma.” Cho nên, Thiền sư Vô Quả không thèm để ý đến, nhưng đồng tử cứ mời đi mời lại ba lần và nói là chớ có để lỡ cơ hội. Lúc ấy, Thiền sư Vô Quả tiện tay lấy cái khánh cắm lên trên tòa sen, giây lâu đồng tử và đoàn người kèn trống ca hát rút lui.
Sáng ra, Thiền sư chuẩn bị đi xuống núi, hai mẹ con thí chủ cầm cái khánh đến hỏi: “Cái khánh này của Thiền sư bị mất phải không? Tối hôm qua con ngựa trong trại nhà con sẩy thai, người chăn ngựa dùng dao mổ thai ra thì thấy có cái khánh, biết là của Thiền sư nên đem trả lại, nhưng không biết tại sao nó lại nằm trong bụng ngựa?” Thiền sư Vô Quả nghe xong, mồ hôi đầm đìa, bèn làm một bài kệ:
Nhất tập nạp y nhất trương bì,
Tứ định nguyên bảo tứ cá đề.
Nhược phi lão tăng định lực thâm,
Cơ dữ nhữ gia tác mã nhi.
Dịch:
Một tấm Ca-sa một tấm da,
Bốn đồng tiền bạc bốn móng ngà.
Nếu như lão tăng định lực kém,
Chắc làm ngựa con trong nhà bà.
Nói xong, liền đem y và tiền trả lại cho hai mẹ con thí chủ, rồi từ giã ra đi!
Lời bình:
Nhân quả nghiệp báo trong Phật giáo, thật ra là một chân lý không thể nghĩ bàn. Cho dù là ngộ đạo, nhưng không có sự tu chứng, thì không thể nào thoát khỏi luân hồi sinh tử. Xem chuyện của Thiền sư Vô Quả, chúng ta chẳng lẽ không thận trọng sao?
Trích Sức Sống Thiền Môn
Tác giả: Thích Nhật Quang
Video giảng sư: Thích Đồng Hành
Có một lần đọc được một truyện ngắn của chị bạn viết là hồi Thầy Thiên Ân sắp mất, chị thường hay lại thăm Thầy và rất buồn khi thấy bệnh thân thể Thầy đau đớn. Chị thường khắc khoải không biết làm gì để Thầy vui, để Thầy bớt đau. Một hôm khi chị hỏi “Thầy muốn con làm gì” thì Thầy bảo chị đi mua cho Thầy chiếc mũ đội cho ấm đầu. Hôm đó là ngày cuối tuần. Đã bảy giờ tối. Các tiệm lớn đều đóng cửa. Nhưng Thầy muốn chị đi mua ngay. Chị đành chạy ra tiệm Thrifty lúc đó còn mở cửa mua chiếc mũ đem về. Thầy nhận và tỏ vẻ vui. Còn chị thì rất vui vì làm được một việc vừa lòng Thầy.
Sau đó ít lâu Thầy qua đời. Và khi chị tới giúp dọn dẹp phòng Thầy ở cũ, chị thấy ở trong tủ Thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp. Chiếc mũ của chị mua biếu Thầy hôm đó trông tầm thường nhất. Chị chợt tỉnh ra. Nhìn thì tưởng chị làm CHO Thầy vui. Chị là người làm phước. Thực ra chính Thầy cho chị cơ hội để chị được vui một lần chót với Thầy. Để chị được phước báu. Chính chị là người NHẬN, người được, người thụ ơn. Từ kinh nghiệm đó chị nhận và biết là trong cuộc đời nghĩ tới cùng thì nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận là người cho. Không biết ai là ai. Và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn nhau vậy. Và cám ơn Đời.
Có một người đáp thuyền đi xa. Lên thuyền, nhìn thấy có hai con cá đang bơi lội rất vô tư trong một cái thùng, có thể đến trưa sẽ bị giết để nấu nướng. Người ấy động lòng mới nói với chủ thuyền: “Anh bán hai con cá này cho tôi đi!” Chủ thuyền đáp: “Được, nhưng giá 2 con cá này rất đắt, đến 300 đồng. Lúc nào anh muốn ăn, tôi sẽ làm thịt nấu nướng giúp anh.” Người ấy vui vẻ lấy ra 300 đồng tiền đưa cho chủ thuyền để mua hai con cá, lại nói rằng: “Hôm nay tôi không thích ăn cá, xin ông đừng nấu.”
Hồi nhỏ, mỗi lần có duyên sự đến hộ niệm ở đâu đó, tôi đều được quý sư cho đi theo. Khi thì tụng kinh sám hối hoặc cầu an cho người đang bệnh nặng, lúc thì tụng kinh cầu siêu cho người vừa mới mất.
Lớn lên, đủ duyên xuất gia, thỉnh thoảng tôi cũng đi hộ niệm. Lúc này thì tôi hiểu thêm rằng, với tinh thần nhập thế “tùy duyên”, đạo Phật đã đi vào đời, dung nhiếp cả tín ngưỡng dân gian, hòa cùng phong tục tập quán, gắn bó tốt đẹp với truyền thống dân tộc mà vẫn giữ được tính “bất biến” của mình. Đồng thời tôi cũng thấy được việc có mặt một vị Tăng trong những lúc gia đình gặp hữu sự, người thân đang hấp hối hay vừa qua đời cũng là một tục lệ phổ biến của người Việt Nam ta.
Họ thỉnh vị sư về nhà, trước là để cho gia đình được yên tâm, kế nữa là để tụng kinh cầu nguyện cho thân nhân. Đối với người bệnh thì tụng kinh Phổ Môn để cầu cho họ được tai ách tiêu trừ, bệnh căn thuyên giảm. Đối với người hấp hối thì sám hối, khai thị cho họ thức tỉnh, xả tâm luyến ái để ra đi nhẹ nhàng, tránh sa đọa vào ba đường khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Đối với người qua đời thì tụng kinh Di Đà, giới thiệu cảnh giới Tây phương Cực lạc, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nhằm giúp cho thần thức vong linh hướng về Phật pháp, nhớ nghĩ các điều thiện lành và xả ly tham dục, để sớm được vãng sanh.
Tuy nhiên, hai chữ hộ niệm không chỉ hạn cuộc trong phạm trù của phương tiện cầu an hay cầu siêu thôi, mà còn bao gồm cả sứ mệnh “hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” của hành giả tu Phật. Bởi lẽ, việc độ sanh mới là hoài bão của chư Phật, là nhiệm vụ của hàng xuất gia. Còn vấn đề độ tử chỉ là phương tiện dùng để độ sanh, gieo mối duyên lành, dẫn dắt thân nhân người mất quay về Chánh đạo.
Về ý nghĩa hộ niệm, Phật học tự điển của Đoàn Trung Còn giải thích: “Hộ là giúp đỡ, giữ gìn, che chở. Niệm là tưởng nhớ. Hộ niệm chính là giúp đỡ và tưởng nhớ. Như Phật và Bồ Tát hộ niệm các kinh và các nhà tu hành chơn chánh.
Đối với người chưa tin Phật pháp, thì đem giáo lý mà giảng cho họ phát khởi lòng tin, nhớ tới sự lành.
Đối với người mới phát tâm, thì phương tiện giáo hóa cho họ tinh tấn tu hành.
Đối với người tu lâu, thì trợ giúp cho họ bước lên đường bất thối.
Đối với người bệnh hoạn, thì cầu nguyện cho họ tránh khỏi sự đau đớn, tai ách.
Đối với người lâm chung, thì cầu nguyện cho linh hồn họ minh mẫn, biết niệm nhớ Phật pháp đặng khỏi sa vào các ác đạo.
Trong các kinh Phật thường có ghi rằng: Ai thường đọc tụng tôn kinh, ắt được chư Phật, Bồ tát và chư thiện thần hộ niệm, giữ gìn, che chở cho đặng dễ bề tu học. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật nói với ngài Xá Lợi Phất rằng: “Như có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe được kinh này mà thọ trì; và cũng nghe luôn danh hiệu chư Phật, thì các bậc thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy đều được tất cả chư Phật hộ niệm, đều chẳng thối bước đối với quả Phật”.
Nói chung, các phương thức trợ giúp, nhắc nhở đối tượng hộ niệm thức tâm tỉnh giác, quay về chánh niệm thì đều được gọi là hộ niệm. Thế nhưng, làm cách nào để việc hộ niệm đạt được kết quả? Tôi đem thắc mắc của mình thưa hỏi thì được nghe kể lại một giai thoại như vầy:
Bữa nọ, nhà sư đi làm pháp sự ở làng bên. Sau thời tụng kinh cầu siêu xong, có một người trong thân bằng quyến thuộc đã cung kính bày tỏ mối hoài nghi về việc tụng kinh siêu độ. Ông thưa:
– Bạch thầy! Kính xin thầy từ bi chỉ dạy, tụng kinh như thế có chắc được siêu thoát không?
Nhà sư nhìn ông ta, miệng nở nụ cười hiền hậu đáp:
– Về vấn đề này, cổ đức đã từng dạy:
“Tụng niệm làm sao đắc vãng sanh?
Đàn tràng thanh tịnh với tâm thành
Giới sư đức hạnh thanh cao thỉnh
Đàn chủ tâm trai dạ chí thành”.
Vâng! Chỉ bốn câu thơ thôi nhưng đã khai mở rõ ràng lối đi nẻo về cho người hộ niệm. Nhưng ở đây, chư Tổ không nói tới sự thức tỉnh, chuyển hóa tâm thức của chính vong linh, một yếu tố quyết định của sự vãng sanh cũng là để cho chúng ta thấy rằng, sự trợ duyên hộ niệm của chư Tăng và lòng thành của gia quyến cũng không kém phần quan trọng, nếu không nói là điều thiết yếu.
Cho nên, để phương pháp hộ niệm được thành tựu tốt đẹp, một buổi lễ cầu siêu có kết quả như nguyện thì phải hội đủ bốn yếu tố: 1- Chư Tăng trai giới nghiêm cẩn. 2- Phẩm vật cúng dường thanh tịnh. 3- Gia chủ thành tâm thành ý. 4- Tâm người quá vãng cảm ứng và biến chuyển.
Nói rõ hơn, nhờ bi nguyện độ sanh của chư Phật và Bồ tát, nhờ công năng tu hành và đức hạnh thanh tịnh của chư Tăng tác động, nhờ gia chủ thành tâm cung kính nguyện cầu và dốc lòng làm việc phước thiện trợ duyên, nhờ tự thân vong linh khai mở tâm thức, xả ly tham ái và chấp thủ mà sự vãng sanh, siêu thoát được thành tựu.
Đại sư Ấn Quang nói: “Trợ giúp thành tựu cho một chúng sanh được vãng sanh, tức là thành tựu cho một chúng sanh tương lai thành Phật. Công đức này thật không thể nghĩ bàn”. Thế thì còn ngần ngại gì không tích cực tham gia hộ niệm để tự tha đều lợi lạc. Nhưng cũng xin nhận hiểu rằng, việc hộ niệm cầu siêu không chỉ nhắm vào người đang hấp hối hay vừa từ giã cõi đời, mà còn phải tạo cơ duyên cho thân nhân, những người đang hiện hữu, biết bỏ tà về chánh, đồng tâm hiệp lực trợ niệm cùng nhau. Hơn thế nữa, có những chúng sanh cũng đang rất cần đến sự hộ niệm, bây giờ, ở đây, đó chính những chúng sanh tâm của chính chúng ta!
Các Phúc Đáp Gần Đây