Vì Sao Chúng Ta Nên Phóng Sanh?

Vì Sao Chúng Ta Nên Phóng Sanh?Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.

Phóng sinh có những công đức gì?

Công đức phóng sinh rộng lớn vô biên, không thể tính đếm. Nay xin nói đại lược như sau:

1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát.
2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật.
3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn.
4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng.
5. Chỗ mong cầu được toại nguyện.
6. Công việc làm ăn phát triển, hưng thạnh, gặp nhiều thuận lợi.
7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ.
8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn, sầu não.
9. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn.
10. Tái sinh về cõi trời, hưởng phước vô cùng. Nếu có tu Tịnh độ thì được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc.

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”

Sau khi phóng sinh, tự mình có những thay đổi gì?

Phóng sinh có thể nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Trong khi thực hiện việc phóng sinh, chúng ta nhân đó có thể thấu hiểu được chân lý vạn vật đều bình đẳng, đều có cảm giác, đều có tánh Phật, đều có thể thành Phật. Nhờ đó, chúng ta có thể khởi tâm từ bi với hết thảy chúng sinh, lại còn tôn trọng trân quí. Tiến thêm một bước nữa, trong cuộc sống hằng ngày có thể thực hiện việc giới sát, ăn chay, cứu giúp sinh mạng muôn loài; các điều ác không làm, các điều thiện cố gắng làm; khởi tâm từ bi đối với tất cả muôn loài trên thế gian.

Pháp sư Viên Nhân

 

Việc Lớn Nhất Trong Đời Người Chúng Ta Là Gì?

Việc Lớn Nhất Trong Đời Người Chúng Ta Là Gì?Vấn đề then chốt nhất, quan trọng nhất của cả một kiếp người đó là vấn đề trang bị cho cận tử nghiệp, đó là cái nghiệp cận kề lúc sắp trút hơi thở cuối cùng, bởi cận tử nghiệp là cái nghiệp thúc đẩy chúng ta đi vào cảnh giới tốt hay xấu ở kiếp gần nhất. Vì lẽ đó chúng ta phải trang bị cho mình cận tử nghiệp tốt. Cận tử nghiệp trong nhà Phật có 2 loại đó là cận tử nghiệp thiện và cận tử nghiệp ác.

Cận tử nghiệp ác: Nếu người sắp chết mà khởi tâm ác, liền bị chuyển cả sự tu hành hay công đức trước đó của mình mà tái sinh vào cõi không tốt. đọc tiếp ➝

Xin Hãy Cứu Hành Tinh Chúng Ta

Xin Hãy Cứu Hành Tinh Chúng TaGiờ đã trễ, đã đến lúc quyết định. Khủng hoảng khí hậu hiện nay là tình trạng khẩn cấp của hành tinh. Chúng ta đang rất gần báo động đỏ, có thể một sớm mai thức dậy, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình không còn gì để cứu vãn nữa. Chúng ta đã đến mức khẩn cấp thực sự. Thông điệp phải rõ ràng: Thay đổi khí hậu phải được xếp chung với các mối đe dọa khác như sự xung đột, nghèo đói. Thay đổi khí hậu tạo những xung đột vốn chỉ có thể tăng thêm trong tương lai nếu chúng ta không hành động gấp rút. Thay đổi khí hậu có khả năng kết liễu toàn bộ nền văn minh hiện thời của chúng ta. Sẽ có những tai ương này đến những tai ương khác. Thay đổi khí hậu có nghĩa là thời tiết thảm khốc vô cùng, như cháy rừng và sự tàn phá, mực nước biển dân cao, giá thực phẩm leo thang, bệnh tật lan tràn. Nếu tương lai thế giới tùy thuộc vào bạn, thì bạn sẽ làm gì?

 

Chư Phật 10 Phương Do Niệm Phật Mà Chứng Đắc

Chư Phật 10 Phương Do Niệm Phật Mà Chứng ĐắcKinh Hoa Nghiêm nói trong thập địa Bồ Tát, địa nào cũng chẳng bỏ niệm Phật. Phẩm Ðại Giáo Duyên Khởi kinh này cũng bảo: ‘Quá khứ, vị lai, hiện tại, vị Phật đều nghĩ đến nhau’.

Kinh Quán Phật Tam Muội cũng chép: ‘Khi ấy, trong hội liền có mười phương các đại Bồ Tát số đến vô lượng, mỗi vị tự thuật bổn duyên ai ai cũng đều do Niệm Phật mà chứng đắc’ và: ‘Phật bảo A Nan: “Ông nay khéo trì cẩn thận chớ để quên mất. Quá khứ, hiện tại, vị lai tam thế chư Phật đều nói Niệm Phật tam muội như vậy. Ta và thập phương chư Phật và ngàn đức Phật trong Hiền kiếp từ lúc mới phát tâm đều do sức của Niệm Phật tam muội mà đắc Nhất Thiết Chủng Trí”. Vì vậy, Phật Di Ðà cũng như đức Thích Ca và mười phương Như Lai từ khi mới phát tâm đều do Niệm Phật tam muội mà chứng vô thượng Bồ Ðề cho nên ‘chỉ thích ức niệm chư Phật’.

‘Căn lành đã tu’ là công đức của chư Phật đã tu. Nghĩ nhớ Phật đức, cảm ân mưu toan báo đáp, mong được như các ngài v.v.. đấy gọi là ‘nhớ Phật’. Trong các thiện căn của Phật, niệm Phật là tối thắng, nay muốn được như các ngài thì cũng phải nên trì danh niệm Phật. Danh hiệu Phật có đủ vạn đức, bao trùm hết thảy thiện căn nên nếu niệm Phật nhuần nhuyễn thì thật là khéo phù hợp với việc ‘nhớ nghĩ công đức của Phật’.

Trích lục
Chú Giải Kinh Phật Thuyết Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác
Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập
Hoàng Niệm Tổ chú giải
Như Hòa dịch Việt