Niệm Phật là sớm tối mỗi ngày biết được niệm, vậy thì bình thường biết được niệm không? Ngẫu nhiên nhớ được niệm, niệm cũng không được mấy câu thì dứt. Nếu muốn nuôi dưỡng thành thói quen niệm Phật, tốt nhất là sáng sớm thức dậy còn ở trên giường thì niệm (niệm thầm), tối lại lúc ngủ cũng niệm, niệm đến khi ngủ, từ nay bắt tay làm đi thì thói quen niệm Phật dễ nuôi dưỡng thành.
Ngày ngày niệm, giờ giờ niệm, khởi tưởng thì niệm liền, mới có thể nuôi thành thói quen niệm Phật, khiến thói quen trở thành tự nhiên, tự nhiên miệng lúc chẳng niệm mà tâm vẫn ở nơi niệm, chẳng niệm mà tự niệm, trong tâm có Phật, lâu ngày công phu sâu dày, miệng niệm tâm nghĩ, tự nhiên thành một, nhất tâm bất loạn. Niệm Phật niệm đến lúc quên ta (vong ngã), thì đạt được niệm Phật tam muội, cũng có thể ngộ đạo, đoạn trừ phiền não, liễu thoát sinh tử.
Nếu cả ngày vì công việc bận rộn! Vì danh lợi bận rộn! Vì hưởng thụ dằng dặc xao nhãng, phân tán buông lung, tâm chẳng ở tại đạo, cần công phu tu tập cũng lúc có lúc không, dứt quãng hay tới tấp bất thường, thường bị động chuyển trong sự vui, giận, buồn, ưa… đối việc thuận ý thì tâm sinh khấp khởi vui reo, đối với việc nghịch ý thì khởi tâm ghét hận (trôi nổi theo sóng phiền não, làm sao bình tâm tịnh ý mà xét việc sai đúng), thì làm sao có thể nuôi dưỡng thành thói quen niệm Phật. Ðâu rõ biết ba tạng, mười hai bộ kinh, biện tài không ngăn ngại, danh tướng thì bàn luận lung tung, biết rõ mà không làm, nói rõ mà không luyện, thì ra không khỏi ba cõi!
Hỏi: Bằng cách nào để biết một người sau khi chết, họ sẽ thác sanh vào cảnh giới nào?
Ðáp: Câu hỏi nầy, chúng tôi xin được giải đáp góp ý qua hai phương diện: “hết nghiệp và còn nghiệp”. Về phương diện dứt hết nghiệp, tức không còn mầm mống sanh tử nữa, thì sau khi chết không có sanh đi đâu hết. Vì người tu khi đã đạt được cứu cánh Niết bàn rồi, thì hằng an trụ nơi thể tánh vô sanh. Đó là mục đích cứu cánh của người tu. Nếu còn sanh, chứng tỏ công phu tu hành của hành giả chưa viên mãn. Có lần, các vị Tỳ kheo hỏi Phật: Một vị A la hán sau khi chết sanh về đâu? Phật trả lời: “Như củi hết lửa tắt”. Củi là dụ cho nghiệp, lửa là dụ cho bản thể. Củi hết là dụ cho nghiệp không còn. Vì hễ còn nghiệp là còn sanh, hết nghiệp là hết sanh. Hiện tượng thì có sanh diệt, còn bản thể thì làm gì có sanh diệt? Như sóng thì có sanh, có diệt, còn chất ướt của nước thì không sanh không diệt. Như vậy, khi lửa tắt không thể nói lửa sanh về đâu. Cũng như sóng dừng, thì không thể hỏi sóng đi về đâu. Khi hiện tượng lặng dừng thì trở về bản thể, chớ không có sanh đi đâu hết. Tuy không sanh đi đâu, nhưng các Ngài vẫn tùy duyên ứng hóa. Do đó, mà chúng ta thấy chư Phật, Bồ tát thường ứng thân thị hiện khắp nơi để độ sanh. Đối với các Ngài sanh mà không sanh, diệt mà không diệt. Vì các Ngài không còn thấy có tướng sanh diệt, tới lui, như phàm phu chúng ta nữa.
Về phương diện còn nghiệp, sau khi chết, tất nhiên là còn sanh. Vì còn vô minh phiền não, tất nhiên, là còn có tướng sanh diệt, tới lui, đến đi. Luận về phương diện nầy, chúng tôi xin được y cứ vào Kinh điển Phật Tổ chỉ dạy để nêu ra ba luận cứ để chứng minh.
1. Y cứ vào luật nhân quả:
Căn cứ theo luật nhân quả, hễ chúng ta gây tạo nhân nào thì sẽ gặt hái quả đó. Nếu như hiện đời chúng ta chuyên gây tạo nghiệp lành, thì sau khi chết tất nhiên là chúng ta sẽ thác sanh về cảnh giới lành. Kinh Pháp Cú Phật dạy:
Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Yếu tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị.
Nghĩa là:
Nếu muốn biết cái nhân đời trước của mình đã gây tạo như thế nào, thì hãy xem cái quả báo hiện tại mà mình đang mang đây. Nếu muốn biết cái quả báo đời sau của mình như thế nào, thì chúng ta hãy nhìn kỹ lại cái nhân hiện tại mà mình đang gây tạo. Như vậy, nếu hiện tại mình làm điều lành như bố thí, cúng dường, ăn chay, giữ giới, niệm Phật v.v… thì chắc chắn đời sau mình sẽ hưởng quả báo tốt đẹp.
Xin tạm nêu ra đây hai thí dụ cụ thể để Phật tử hiểu rõ hơn. Thí như anh B chuyên đam mê cờ bạc, hằng ngày anh ta thường hay đi vào casino để đánh bài. Đó là vì anh ta nghiện cờ bạc quá nặng. Khi không thấy anh ấy ở trong nhà, nếu muốn biết hắn ở đâu, thì cứ đi vào sòng bạc là sẽ gặp anh ta ngay. Sòng bạc là “quả ”, dụ cho cảnh giới mà anh B sẽ đến. Nghiện cờ bạc là “nhân”. Vắng nhà là dụ cho sau khi chết.
Một ví dụ khác, như có một Phật tử thường xuyên tới chùa tu học làm công quả hằng ngày, đó là nghiệp nặng đi chùa. Tất nhiên đây là nghiệp lành. Hành động thường tới lui chùa, đó là cực trọng nghiệp. Ngày nào không đi là không được. Chùa là dụ cho cảnh giới lành mà người Phật tử đến. Vắng nhà là dụ cho sau khi chết. Qua hai thí dụ đó, chúng ta thấy hướng tái sanh của người khi hiện đời tạo nghiệp lành hoặc dữ mà có sự thọ sanh khác nhau.
Tổ Qui Sơn có dạy: “Như nhơn phụ trái, cường giả tiên khiên”. Nghĩa là như người mắc nợ, ai mạnh thì đòi trước. Nghiệp nào mạnh thì sẽ lôi chúng ta đi trước để trả quả báo mà hiện đời chúng ta đã gây tạo. Thế thì, muốn biết đời sau mình tái sanh về cảnh giới nào, thì hãy cứ nhìn kỹ lại cái nghiệp nhân mà hiện đời mình đang gây tạo đây. Nếu đã gây nghiệp nhân ác mà muốn sanh về cảnh giới lành, thì điều đó là một nghịch lý, trái với luật nhân quả và sẽ không bao giờ có. Tuy nhiên, vấn đề nầy, còn tùy thuộc vào Cận tử nghiệp, tức cái nghiệp gần sắp chết. Nếu cả đời mình tu tạo nhân lành ( tích lũy nghiệp) mà đến giờ phút hấp hối sắp lâm chung, bỗng khởi một niệm ác, thì khi nhắm mắt, tất nhiên là chúng ta phải theo niệm ác đó mà chiêu cảm quả báo. Tuy rằng, sự trả quả báo của cận tử nghiệp thời gian không lâu lắm. Cuối cùng, cũng phải trở về với tích lũy nghiệp. Như vậy, cái tích lũy nghiệp không bao giờ mất.
2. Y cứ vào những thụy ứng:
Nếu y cứ vào những hiện tượng thụy ứng, chúng ta cũng có thể biết được người đó được vãng sanh về cảnh giới lành. Hiện tượng nầy, sách sử đã ghi lại có rất nhiều người tu theo Tịnh môn niệm Phật, khi lâm chung đã để lại thụy ứng (điềm lành gọi là xá lợi ) vãng sanh. Nếu Phật tử muốn biết rõ, xin đọc Mấy Điệu Sen Thanh do cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm biên soạn, sách gồm có hai tập: I và II, xuất bản ấn tống tại Sydney – Úc Châu, năm 1994. Và quyển Những Chuyện niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi, xuất bản năm 2000 tại Hoa Kỳ, do cư sĩ Tịnh Hải sưu tầm.
3. Y cứ qua kinh nghiệm của các bậc Cổ Đức:
Theo kinh nghiệm của Cổ Đức chỉ dạy, khi người mới chết trong vòng vài tiếng đồng hồ trở lại, muốn biết họ thác sanh về cảnh giới nào, thì người nhà có thể lấy tay sờ vào những nơi ứng nghiệm như sau:
Nếu toàn thân lạnh hết mà chỉ có trên đảnh đầu còn nóng, thì biết rằng người đó sẽ sanh về cảnh giới Phật. Còn như nóng ở nơi con mắt, thì biết người đó sẽ sanh về cõi trời. Nóng ở ngực, thì sanh lại cõi người. Nóng ở bụng, thì sanh về ngạ quỷ. Nóng ở đầu gối, thì sanh vào loài súc sanh. Nóng ở dưới lòng bàn chân, thì sẽ sanh vào địa ngục. Do sự ứng nghiệm đó, nên Cổ Đức có làm bài kệ tóm tắt cho chúng ta dễ nhớ :
Đảnh Thánh nhãn sanh thiên
Nhơn tâm ngạ quỷ phúc
Bàng sanh tất cái ly
Địa ngục khước môn xuất.
Tạm dịch:
Thánh đầu, trời tại mắt
Người tim, ngạ quỷ bụng
Súc sanh hai chân xuống
Địa ngục bàn chân ra.
Đoạn phim ngắn nhưng rất hay, nói lên ý nghĩa vô cùng lớn lao về lục hòa. Lục-hòa nói đủ là lục-hòa-kính nghĩa là sáu điều hòa đồng ái kính của chư Tăng-Ni và Phật tử trong các sơn môn hoặc trong các khóa tu học. Đạo hay đời, bề ngoài đối với điều lành của tha nhân thì hòa thuận, bề trong thì tự mình khiêm cung, đó là kính.
Lục hòa gồm sáu điều hòa kính sau :
1 / Giới hòa đồng tu, hay đồng giới hòa kính lẫn nhau.
2 / Kiến hòa đồng giải, hay đồng kiến hòa kính lẫn nhau.
3 / Lợi hòa đồng quân, hay đồng lợi hòa kính lẫn nhau.
4 / Thân hòa đồng trụ, hay thân từ hòa kính lẫn nhau.
5 / Khẩu hòa vô tranh, hay khẩu từ hòa kính lẫn nhau.
6 / Ý hòa đồng duyệt, hay ý từ hòa kính lẫn nhau.
Nói rộng thêm :
1 / Xuất gia hay phật tử tại gia cùng giới pháp đã thọ đang tu học hoặc hành sự các nơi nên hòa thuận, ái kính lẫn nhau.
2 / Tôn thờ và thi hành giáo pháp của Đức Thế Tôn: căn cơ có cao thấp nhưng giáo pháp chỉ có một như đám mưa. Vậy nhơn đây dùng kiến thức hòa nhau làm lợi lạc quần sanh.
3 / Sống trong bối cảnh môi trường tu học cần nên san sẽ đồ mặc, đồ ăn, phòng thất, giường nệm, thuốc thang, thời buổi hiện nay ngay cả tịnh tài. Tất cả đều được chung hưởng một cách hòa thuận, ái kính lẫn nhau.
4 / Sống trong hành hoạt đông đảo ở một nơi mà ăn ở và tu học chổ chật vì đông. Vậy nên cần phải từ hòa và kính nhường lẫn nhau trong mọi cử động như đi đứng ngồi nằm.
5 / Sống trong sơn môn, chùa, tu viện, thiền viện , đạo tràng, tịnh thất, sơn cốc… hay một nơi sinh hoạt Phật sự đông người. Cần phải nhường nhịn nhau trong lời ăn tiếng nói, nhờ đó mà được niềm hòa ái kính nhau.
6 / Mọi thành viên chung đụng nhau một cách hòa lạc, nói năng một cách hòa ái và rất cần thiết về ý tứ hòa thuận lẫn nhau, vui buồn cùng chia sớt nhau, yêu mến nhau, không làm phật lòng nhau.
Cộng đồng lớn như cộng đồng Phật giáo mà thiếu lục hòa, thì đừng nói chi gọi là đại diện năm châu, hay thượng thủ thế giới nghe thì kêu. Nhưng thật chất chấp ngã còn quá to thử nghĩ có phải trái hẳn lại thâm ý của giáo lý Phật đà chăng, thì Phật sự biến thành ma sự mất rồi ư. Mô Phật !
Vậy chúng ta xuất gia hay cư sĩ tại gia can đảm dù đơn độc áp dụng lục hòa đúng pháp cho mọi nơi tu học, để tạo nhân duyên hài hòa, ái kính nơi thế gian đau khổ này mà trang nghiêm uế độ trở thành Tịnh độ trần gian.
Gần đây tại miền Tây Nam nước Việt có rất nhiều hành giả nhờ hành trì pháp môn Tịnh Độ mà có được kết quả rất mỹ mãn như biết trước ngày giờ vãng sanh, có hào quang sáng ngời… Dưới đây là những mẫu chuyện nhiệm màu do cô tu sĩ Võ Thị Đồng và một số đồng đạo dày công sưu tập. Xin gửi đến quý bạn sen khắp gần xa với lời nhắn nhủ chân thành: hãy tinh tấn nương theo con thuyền Tịnh Độ mà đến cõi Lạc Bang. Đức Từ Phụ A Di Đà đang chờ ta đó.
Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ, nghệ sĩ Phượng Hằng, và đồng đạo Thiện Nghĩa diễn đọc.
Các Phúc Đáp Gần Đây