19 05 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Thường tu phước, đoạn các điều ác. Không nên hưởng phước, chờ đến lúc lâm chung mới hưởng. Phước ấy là tâm không điên đảo, chánh niệm hiện tiền. Đó là phước báo của người lúc lâm chung.
Mỗi đêm lên giường trước khi ngủ nên nghĩ tưởng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn mình. Chớ nên tham sống sợ chết.
Pháp sư Tịnh Không
Thiện Đạo đại sư (tổ thứ 2 của Liên Tông và cũng là hóa thân của Phật A Di Đà) từng dạy phương pháp giữ vững chánh niệm trong lúc lâm chung như sau:
Người niệm Phật khi sắp mãn phần, muốn được sanh về Tịnh độ, thì điểm cần yếu là đừng sợ chết. Phải thường nghĩ thân này nhơ nhớp, biết bao điều khổ lụy trói vây! Nếu bỏ được thân huyễn hôi nhơ, sanh về Cực Lạc thọ thân kim cương thanh tịnh, sẽ thoát khỏi luân hồi khổ thú, hưởng vô lượng sự an vui. Ví như bỏ chiếc áo cũ rách đổi lấy đồ trân phục, còn điều chi đáng thích ý bằng! Nghĩ như thế, buông hẳn thân tâm không còn lo buồn tham luyến. Lúc vừa có bịnh, liền tưởng đến sự vô thường, một lòng niệm Phật chờ chết. Nên dặn thân thuộc chớ lộ vẻ bi thương, cùng bàn việc hay dở trong nhà. Nếu có ai đến thăm, chỉ khuyên nên vì mình niệm Phật, đừng hỏi thăm chi khác. Cũng không nên dùng lời dịu dàng an ủi, chúc cho sớm được lành vui, vì đó chỉ là chuyện bông lông vô ích. Phải bảo trước cho quyến thuộc biết, lúc mình bịnh ngặt sắp chết, đừng rơi lệ thương khóc, hoặc phát ra tiếng than thở âu sầu, làm kẻ lâm chung rối loạn tâm thần, lạc mất chánh niệm. Nói tóm lại, tất cả chỉ giữ một việc xưng danh trợ niệm cho đến sau khi tắt hơi. Nếu lại được bậc tri thức hiểu rành về Tịnh độ, thường đến khuyên thật là diệu hạnh! Như lúc lâm chung biết áp dụng phương pháp này tất sẽ được vãng sanh không còn nghi ngờ chi nữa.
14 05 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, do điều kiện ở quê không có chùa và chư Tăng nên tôi tự học pháp môn lần chuỗi niệm Phật qua internet. Tôi có nghe vấn đề lần chuỗi niệm Phật, nếu lỡ lần qua hạt lớn hình hồ lô trên đầu chuỗi (mẫu châu) là phạm tội “vượt pháp”.
Trong quá trình lần chuỗi, nhiều lúc do không chú tâm nên tôi đã lần qua hạt này. Tôi muốn biết thêm về tội này, cách thức sám hối. Làm sao để lần chuỗi mà không phạm? (ĐỒNG QUANG, [email protected])
Đáp: Bạn Đồng Quang thân mến!
Tội “vượt pháp” (việt pháp tội) được đề cập đến trong khá nhiều kinh, nhất là những kinh điển hay nghi quỹ thuộc Mật giáo. Kim Cang Đảnh Nhất Tự Luân Vương Du Già Nhất Thiết Thời Xứ Niệm Tụng Nghi Quỹ (q.1), Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Tiêu Tai Trừ Nạn Niệm Tụng Nghi Quỹ (q.1) dạy rằng: Khi lần tràng hạt, khởi đầu từ mẫu châu (hạt lớn hình hồ lô đầu xâu chuỗi), cứ mỗi danh hiệu Phật hay mỗi biến (thần chú) lần qua một hạt, đến hạt cuối cùng đụng vào mẫu châu phải quay trở lại, không được vượt qua, nếu vượt qua là phạm tội “vượt pháp” (trái vượt, không đúng pháp). Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu Tập (q.2) dạy rằng: Nếu lần chuỗi đến hạt mẫu châu phải trở lại, không được vượt qua.
Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu chép: Các hạt chuỗi là biểu thị cho Đức Bồ tát Quán Thế Âm, còn mẫu châu là biểu thị cho Đức Phật Vô Lượng Thọ, hoặc là biểu thị cho Phật quả của sự tu hành đã hoàn thành viên mãn. Cho nên, lúc lần chuỗi đến hạt mẫu châu thì không được vượt qua, phải lật xoay ngược trở lại mà lần. Nếu không như thế thì phạm phải tội trái vượt, không đúng pháp (việt pháp tội).
Vì mẫu châu biểu thị cho Đức Phật Vô Lượng Thọ hay biểu thị cho Phật quả nên nhiều người quen gọi tội lần chuỗi hạt vượt mẫu châu là tội “vượt Phật”.
Rõ ràng, trong phương thức lần chuỗi hạt, kinh điển Phật giáo có quy định về tội “vượt pháp”. Tuy nhiên, tội “vượt pháp” trong Mật giáo còn bao hàm ý nghĩa về các vấn đề như chưa được sức gia trì mà đã kiết ấn, lập đàn tràng hoặc chưa được phép của đạo sư mà đã giảng dạy, truyền bá giáo pháp Mật tông…
Mặt khác, mẫu châu theo quan niệm của Mật giáo là biểu trưng cho Bổn tôn, nên không thể vượt qua. Ai vượt qua Bổn tôn tức phạm tội “vượt pháp”. Theo Mật giáo, nếu lần chuỗi hạt sai cách (vượt qua mẫu châu), trái với nghi quỹ thì rất dễ bị ma quỷ nhiễu hại, rất khó tiến tu để thành tựu đạo nghiệp. Cho nên, tội “vượt pháp” là một trong những nghi quỹ đặc biệt dành cho các hành giả tu tập theo những pháp thức của Mật tông.
Còn đối với các hành giả tu tập theo Tịnh Độ tông, lần tràng hạt như một hình thức ghi nhận công phu niệm Phật (niệm được bao nhiêu danh hiệu) thì cũng nên chú ý khi lần chuỗi hạt đến mẫu châu, quay ngược lại để không trái vượt. Muốn khắc phục lỗi này, người lần chuỗi hạt phải tập trung, lần hạt chậm rãi và chánh niệm, rõ biết tất cả. Khi lần đến mẫu châu khắc biết, dừng và quay ngược lại cho đúng cách. Tuy nhiên, nếu lỡ mất chánh niệm để vượt qua mẫu châu thì tâm niệm sám hối và không nên quá lo lắng hoặc băn khoăn về việc này. Ngoài ra, có không ít người lần chuỗi hạt như một phương tiện để giữ chánh niệm, hoặc xem đó là một cách trang nghiêm pháp tướng và đối với một số người lần chuỗi hạt như là một thói quen thì họ làm theo cách tự nhiên, không nhất thiết phải theo nghi quỹ nào, và như thế thì không liên hệ đến “vượt pháp”.
Tổ tư vấn Giác Ngộ ([email protected])
13 05 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Hỏi: Sau khi tham dự khóa tu Phật thất về, một hôm trong khi chạy xe đến chỗ làm, tôi bỗng nghe tiếng niệm Phật (tiếng quý thầy nơi chùa diễn ra khóa tu) rất rõ. Mỗi khi tôi đề khởi câu niệm Phật liền tức thì nghe tiếng niệm Phật bên tai, trạng thái này kéo dài khoảng một tuần mới hết.
Xin hỏi trạng thái này có phải “bất niệm tự niệm không”? Làm thế nào để duy trì trạng thái đó? (Diệu Mỹ, Bưu điện Chánh Hưng, Q.8, TP.HCM)
Đáp: Bạn Diệu Mỹ thân mến!
Bạn có nhiều duyên lành với pháp môn niệm Phật. Nhờ tín tâm sâu sắc và chuyên cần niệm Phật trong khóa tu nên bạn đã nhập tâm được Phật hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Những hạt giống mới (danh hiệu Phật) này khi gieo trồng vào đất tâm của bạn, nhờ căn lành nên phát triển rất nhanh chóng và tươi tốt. Do đó, khi bạn rời khóa tu về nhà, trong lúc thảnh thơi hay khi nghĩ tưởng đến việc chuẩn bị niệm Phật thì những hạt giống lành trong tâm phát khởi, tái hiện những tiếng niệm Phật đã huân tập từ trước.
Vì thế, trạng thái này không phải “bất niệm tự niệm” mà chỉ là hoa trái, dư âm thành quả của khóa tu trước đó. Sau một thời gian thì niệm lực yếu đi, việc “tự niệm” thưa dần rồi dứt hẳn.
Để đạt đến “bất niệm tự niệm”, bạn cần phát huy tín-nguyện-hạnh, niệm Phật thật tinh chuyên. Buông xả vọng tưởng, chú tâm niệm Phật, thực tập như vậy cho đến khi những hạt giống niệm Phật đong đầy trong tâm khảm và chúng tự động lưu xuất, hiện hành trong tâm.
Tổ tư vấn Giác Ngộ
12 05 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Hỏi: Trong Kinh A Di Ðà Phật dạy, người niệm Phật được nhứt tâm bất loạn, thì khi lâm chung Phật và Thánh chúng mới tiếp dẫn người đó về Cực lạc. Nếu chúng con niệm Phật chưa được nhứt tâm, thì khi chết chúng con có được vãng sanh hay không?
Ðáp: Trong Kinh Di Đà Phật dạy, nếu hành giả nào chí tâm niệm Phật miên mật tương tục không gián đoạn, từ một ngày cho đến bảy ngày, thì người đó sẽ được nhứt tâm bất loạn và khi lâm chung sẽ được Đức Phật Di Đà cùng chư Thánh chúng phóng quang đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây