Phim Du Tịnh Ý Công Gặp Táo Thần

Phim Du Tịnh Ý Công Gặp Táo ThầnPhim được lão hòa thượng Tịnh Không cố vấn chỉ đạo. Nội dung phim kể về sự chuyển nghiệp kỳ diệu của Du Công ngay trong chính gia đình ông. Nhờ được Táo thần khai ngộ ông đã hiểu vì sao cuộc đời của ông đã gặp nhiều trắc trở. Du Công đem kinh nghiệm của cả cuộc đời mình thành tâm viết nên câu chuyện này để mong rằng con cháu đời sau hãy xem đường đời gập ghềnh ly kỳ của mình mà lấy đó tự răn.

Việc đời xưa này nghịch nhiều thuận ít, bại dễ thành khó. Nhưng cho dù hoàn cảnh có khó khăn như thế nào cũng phải quyết giữ chánh đạo. Nếu dùng tâm không chánh đáng, dùng thủ đoạn để hưởng thụ thì rất ngắn ngủi. Đó gọi là đến rất nhanh, mà đi cũng rất nhanh. Sự vui vẻ chẳng biết bao giờ đến rồi chợt mất lúc nào. Rồi có một ngày tất cả những khổ báo mà mình phải nhận lấy là những điều mà tuyệt nhiên chúng ta không thể nghĩ đến.

 

Nằm Mộng Không Niệm Phật Được Khó Vãng Sanh

Nằm Mộng Không Niệm Phật Được Khó Vãng SanhCuối đời nhà minh, có Đại sư Tử Bách, là một trong bốn vị đại sư lỗi lạc của cuối nhà Minh, đó là : Đại sư Liên Trì, Hám Sơn và Ngẫu Ích. Một hôm, có vị tăng đến hỏi đạo. Sau khi đảnh lễ, vị ấy thỉnh Đại Sư Tử Bách khai thị.

Đại sư Tử Bách hỏi:

– Hằng ngày, ông tu pháp môn gì?

Vị tăng đáp:

– Đệ tử thuộc hạng độn căn, không thông thạpo các pháp môn, chỉ niệm A Di Đà Phật mà thôi.

Đại sư hỏi:

– Ông là người tu niệm Phật, vậy lúc nằm mộng ông có niệm Phật không?

Vị tăng đáp:

– Lúc tỉnh con niệm Phật dược, còn lúc mộng thì con không nhớ đến Phật.

Đại sư đáp:

– Niệm Phật như vậy làm sao có tác dụng! Trong mộng không nhớ niệm Phật thì việc ông cầu sinh Tịnh độ cũng giống như ngàn cân treo sợi tóc, đèn treo trước gió mà thôi!

Tại sao Đại sư Tử Bách lại nói như vậy? Tại vì lúc mộng cũng như chết. Nói như vậy không được thuận tai cho lắm, nhưng sự thật là vậy. Lúc nằm mộng là chết nhỏ (chết trong một thời gian), cứ tối ngủ không làm chủ được mộng là chết nhỏ, sáng mai thức dậy sinh hoạt bình thường, quanh năm suốt tháng cứ như vậy, không có chính niệm, niệm Phật, nếu một mai vô thuờng đến (chết lớn) làm sao mà niệm Phật? Hay nói cách khác: lúc nằm mộng (chết nhỏ) còn không niệm Phật được, vậy lúc vô thường (chết lớn) lại càng không niệm được. Các bạn hãy đem lời dạy này khảo sát lại bản thân mình, xem thử mình công phu niệm Phật tới đâu, có nắm chắc được vãng sinh hay không, liền có thể biết được mà nỗ lực niệm Phật.

Nằm mộng rất nguy hiểm, bạn không nên xem thường nó. Bạn phải đặc biệt chú ý. Khi nằm mộng là lúc thức thứ sáu (ý thức) không làm chủ được “linh giác” của mình, nó luôn chạy theo cảnh mộng thì thật là nguy hiểm!

Chuyện kể rằng: núi Phổ Đà ở Nam Hải, vào đời nhà Thanh có hòa thượng Liễu Tình. Nhân duyên xuất gia của thầy rất thú vị, chính là vì nằm mộng sau đó mới xuất gia. Thầy nằm mộng như thế nào? Lúc còn tại gia, thầy là một thanh niên tin Phật, ngày nào cũng tụng một quyển kinh Kim Cang, dù bận rộn như thế nào, khuya như thế nào thầy cũng nhất định tụng cho xong rồi mới đi ngủ. Thầy tu rất tinh tấn, trong ngày có thể cơm không ăn cũng được, nhưng không thể không tụng kinh.

Một đêm nọ, lúc ngủ thầy nằm mơ thấy nhà mình có một cỗ xe (lúc bấy giờ là xe ngựa), trên xe có sáu cô gái, cô nào cũng rất là dễ thương, sắc đẹp của các cô làm cho “chim sa cá lặn”, như tiên nữ giáng trần; chính là “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Các cô tiến đến gần hỏi: “Chàng ơi! Đến đây! Chàng ơi đến đây! Trên xe còn rất rộng, chúng thiếp có để cho chàng một chỗ này!”. Hòa thượng Liễu Tình lúc ấy là một thanh niên, cũng giống bao nhiêu người thanh niên khác, khó mà thắng nổi với những nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, cộng thêm với những lời mời ngọt như đường và những nụ cười “chết người”… cậu ta cảm thấy thú vị liền lên ngồi. Xe đi được một lúc thì dừng lại, sáu cô gái bước xuống, cậu cũng bước xuống. Cậu thấy phía trước có một cái cửa, nhưng cửa rất nhỏ. Sau khi sáu cô gái vào trong, cậu cũng có ý định vào theo. Nhưng rất lạ, sáu cô gái không đi mà bò vào, cậu cùng làm y như họ. Sau khi họ bò vào xong, đến lượt cậu, cậu thấy một vị thần Kim Cang, giống như Bồ tát Vi Đà tay cầm chày Kim Cang, vừa thấy cậu liền cản lại: “Ông không được vào đây ra mau, ra mau!”. Nhưng cậu cứ một mực đi vào, thần Kim Cang hét: “Đã nói không được vào, mà ông cứ cứng đầu muốn vào, nguời tụng kinh Kim Cang, không được phép vào nơi này, tôi đã bảo ông đi ra mà ông không chịu đi à!”, liền lấy chày Kim Cang nện xuống đầu cậu, khiến cho đầu cậu vô cùng đau nhức, ngay lập tức liền ngất xỉu, khi tỉnh dậy thấy mình nằm trên giường. Cậu nói: “À, thì ra là nằm mơ!”. Nhưng quái lạ, cậu cảm thấy ở đâu có mùi rất hôi như là mùi phân heo, mùi này từ trước đến nay trong nhà cậu làm gì có, mà cũng chưa từng nghe mùi này bao giờ. Chao ôi! Cậu cũng vô cùng mệt mỏi, trong dạ lại bồn chồn, mồ hôi ướt đẫm cả thân. Cậu xem kỹ lúc này mới quá nửa đêm, ngủ lại cũng không được, nên dậy tụng kinh Kim Cang và ngồi cho đến sáng. Đến sáng, cậu quyết định đi tìm nơi mà tối qua đã nằm mơ thấy, cậu đi tới những nơi gần đó để tìm xem, vốn dĩ cái cửa nhỏ là gì?

Ô! Nó kia rồi! Cậu vẫn còn nhớ như in cái cửa nhỏ này, đó là cái rãnh nước ở ngoài chuồng heo (nơi chuồng heo người ta đào một cái rãnh để cho phân và nước tiểu của heo chảy ra), chính là nơi tối qua cậu thấy mình đi vào. Bấy giờ cậu cảm thấy lạnh cả xương sống, liền đi tìm người chủ để hỏi thật hư thế nào.

Cậu hỏi:

– Thưa ông chủ! Cho tôi hỏi một chút. Nửa đêm hôm qua có ai đến đây không?

Ông chủ đáp:

– Làm gì có ai, nửa đêm mà đến.

Cậu hỏi:

– Tối qua tôi nằm mộng thấy bảy người đi vào trong đó bằng con đường nhỏ này, chẳng hay bên trong đó có xảy ra việc gì không?

Ông chủ cười và đáp:

– À! Có việc như thế này. Nhà tôi có nuôi heo nái, tối qua heo mẹ sinh được bảy con heo con, sáu con cái và con đực, nhưng con đực vừa sinh ra đã chết rồi.

– Con heo chết ông bỏ đâu? Có thể dẫn tôi đi xem được không?

– Tại sao lại không được nhỉ? Tôi bỏ nó ở bờ rào, cậu theo tôi!

Vừa nhìn thấy con heo đực, cậu biết ngay nó chính là mình, lúc này cậu cảm thấy hai lỗ tai ù ù, không nghe được âm thanh gì hết, trời đất tối om, quay cuồng, đảo lộn, tay chân run rẩy, nói không nên lời (cảm giác của cậu lúc này tôi không thể dùng ngôn từ nào mà lột tả hết được, chỉ có người trong cuộc mới hiểu thấu đáo). Cậu cố gắng chạy về thật nhanh mà miệng luôn lắp bắp: “Nguy… nguy… nguy… hiểm… hiểm… quá… quá!”. Tối hôm qua nếu không có thần Kim Cang quát cậu: ” Người tụng kinh Kim Cang không được phép vào nơi này”, và không dùng chày nện lên đầu cậu chắc chắn bây giờ cậu đã làm heo rồi. Sau khi tỉnh táo trở lại, cậu đến núi Phổ Đà xin xuất gia. Phương trượng núi Phổ Đà hỏi cậu:

– Tại sao ông muốn xuất gia? (tức là hỏi động cơ nào khiến ông đi xuất gia).

Cậu bèn đem tất cả mọi việc kể cho Phương trượng nghe. Nghe xong, Phương trượng nói:

– Như vậy cậu là người rất có thiện căn.

Nhân đó, Phương trượng đặt pháp danh cho cậu là “Liễu Tình”. Cho nên, gọi thầy là “Liễu tình Hòa Thượng”.

Mọi người khi nằm mộng cần phải đặt biệt chú ý, nhất là những bạn thanh niên, dù gặp thiếu nữ rủ cũng không đi. Các bạn có thể trả lời: “Tôi không đi đâu! Tôi có con đường của tôi!”. Muốn đạt được chính niệm như thế, cần phải luyện tập niệm Phật trong mộng. Nếu trong giấc mộng không có khả năng niệm Phật, mà còn bị giấc mộng lôi kéo thì thật nguy hiểm! Cổ đức có bài thi:

Nhất trán cô đăng chiếu dạ đài
Thượng sàng thoát khước miệt hòa hài
Thức thần diểu diểu tùy mộng khứ
Vị tri minh triêu lai bất lai?

Tạm dịch:

Một ngọn đèn con chiếu đêm dài
Lên giường cởi bỏ giày và tất
Thần thức mịt mờ đi theo mộng
Ngày mai không biết sẽ ra sao?

Chính là nói lúc ngủ cần phải để một ngọn đèn sáng hiu hiu, đây là thói quen của tất cả người dân chúng ta từ xưa đến nay, nên mới nói: “Một ngọn đèn con chiếu đêm dài”. “Lên giường cởi bỏ giày và tất”. Lúc đi ngủ cần phải bỏ cởi giày và tất. “Thần thức mịt mờ đi theo mộng”. Nếu ta không có sự tu tập, không có chính niệm niệm Phật, lúc đó thần thức của chúng ta sẽ mờ mờ mịt mịt luôn đi theo giấc mộng. “Ngày mai không biết sẽ ra sao”. Lúc nằm ngủ mà giống như Hòa thượng Liễu Tình thì thật nguy hiểm, nếu không nhờ thần Kim Cang đánh, chắc chắn sẽ không trở lại, sáng mai có còn hay không, không ai có thể biết được.

Trên đời này, không có ít trường hợp nằm ngủ rồi mới chết luôn. Có người cho rằng: ” Nhờ có tu hành, mới chết như vậy, không có sự thống khổ thì tốt chớ sao!”. Chết như thế này cũng không bảo đảm cho mấy, nếu trong mộng mà đi theo chư thiên và cõi trời thì chúng ta thừa nhận có thể tốt. Nhưng, vạn người chỉ có một mà thôi, còn toàn bộ giống như hòa thượng Liễu Tình cả, nếu chết như vậy không được gọi là có tu được! Đây chính là nói: phải luyện tập trong mộng. Nếu như trong mộng nhớ niệm Phật, thì khi lâm chung sẽ có chính niệm và sẽ nắm chắc được con đường vãng sinh.

Trích Tư Lương Người Tu Tịnh Độ
Tác giả: Pháp sư Hội Tính
Dịch giả: Đạo Quang

Xin tham khảo thêm: Giải Pháp Giúp Niệm Phật Trong Lúc Ngủ

 

Hành trì cho thiết thật Bài hát: Hành Trì Cho Thiết Thật
Nhạc: La Tuấn Dzũng
Lời: Cố HT Thích Thiền Tâm
Trình bày: Hương Giang
Phóng tác điệu dân ca Lý Chiều Chiều
Lặng nhìn ra chốn tỉnh lâu
Chốn tỉnh lâu, tỉnh lâu
Thấy trăng tròn là trăng sáng
Lắng nghe gió thoảng canh thâu
Lắng nghe gió thoảng canh thâu
Bát nhã hương lòng nhẹ, hương lòng nhẹ đưa
Tinh tấn niệm Phật Di Đà
Tinh tấn niệm Phật Di Đà
Phật tâm, Phật tâm là chung một vẻ
Cùng là cùng Phật tâm
Thiền Tịnh chẳng có hai mầu
Thiền Tịnh chẳng có hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Riêng hỏi, hỏi ta
Hoa đêm điểm điểm đầu
Hoa đêm điểm điểm đầu.

Phật Hóa Làm Thân Cá Dẫn Độ Người Niệm Phật

Phật Hóa Làm Thân Cá Dẫn Độ Người Niệm PhậtỞ cực xa về hướng Tây Nam nước Chấp Sư Tử có một hòn đảo. Trên đảo có hơn năm trăm nhà, dân chúng ở đó không biết Phật pháp, chuyên bắt cá để làm thức ăn.

Một lúc nọ, không biết ở đâu trôi dạt về quanh đảo vô số cá lớn. Giống cá này biết nói tiếng người, thường xướng to lên: “Nam mô A Di Đà Phật”. Người trên đảo không rõ nguyên do, cứ gọi là cá A Di Đà Phật. Có một cư dân ở đó đến bờ biển nhại theo tiếng cá gọi liên tiếp “Nam mô A Di Đà Phật”, thì cá càng dạn dĩ lội đến gần và quanh quẩn không chịu đi. Người này liền bắt cá giết làm thức ăn, thì thấy thịt rất ngon. Việc ấy lan truyền ra, dân chúng trên đảo muốn ăn thịt cá, đều tới bờ biển niệm Phật dụ nó đến gần để bắt. Có điều lạ làm họ để ý là khi nào niệm Phật thì thịt cá tuyệt ngon, niệm ít thì vị cá nhàn nhạt không ra gì. Do nguyên cớ đó, khi dẫn dụ cá, dù nó đã đến gần họ không vội bắt, đợi niệm Phật một lúc cho thật lâu, sau cùng mới chịu bắt. Những kẻ ưa đắm vị ngon của cá, lại càng niệm Phật lâu hơn. Trải một thời gian, người ăn thịt cá đầu tiên già chết. Sau khi mãn phần ba tháng, người này cỡi mây tìm bay đến bờ đảo, phóng ánh sáng quy tụ dân chúng ở đó lại, bảo rằng:

– Tôi là người ăn thịt cá đầu tiên và niệm Phật cũng nhiều nhất. Sau khi mạng chung, tôi đã sinh về thế giới Cực Lạc rất tốt đẹp an vui. Thứ cá lớn đó là Phật A Di Đà hóa thân hiện. Đức Phật ấy thương xót chúng ta ngu si, nên hóa thân làm cá, để dẫn dắt chúng ta tu pháp Niệm Phật Tam muội. Nếu các vị không tin, hãy thử trở về xem, xương cá đều là hoa sen.

Những người trên đảo nghe nói rất mừng, đến chỗ có xương cá, thì thấy đều đã biến thành hoa sen. Họ bỗng cảm ngộ, dứt nghiệp sát và đều niệm Phật.

Về sau, tất cả cư dân ở đó đều được vãng sinh Tịnh Độ, trên đảo hoang vắng không người. Một vị A la hán nước Chấp Sư Tử là tôn giả Sư Tử Hiền, dùng thần thông hay đến đảo ấy, khi trở về đã thuật lại các di tích và sự việc.

Trích lục: Ngoại Quốc Ký
Những Chuyện Cảm Ứng Về Phật A Di Đà
Trích: Tam Bảo Cảm Ứng Yếu Lược Lục
Việt dịch: HT. Thích Thiền Tâm

Niệm Mười Danh Hiệu Phật Được Vãng Sanh

Niệm Mười Danh Hiệu Phật Được Vãng SanhCư sĩ Dư Minh Sinh là người ở Huyện Định Hải thuộc Tỉnh Triết Giang, cả nhà làm nghề nông để sinh sống, tánh tình chất phát thật thà và không biết gì về Phật pháp. Cư sĩ có một con trai tên là Dư Đỉnh Dong, vào tuổi niên thiếu đã tin tưởng tôn sùng Phật pháp, trước năm Dân Quốc thứ XXX, Dong đến Thượng Hải và xin quy quy với Pháp Sư Viên Ánh, từ đấy Dong chí thành thính Pháp văn Kinh, đón nhận những lời Khai thị. Nhờ đó mà thâm tín Pháp môn Tịnh Độ – Pháp tu hành vừa dễ vừa nhanh; qua đây, Dong thành lập “Phật Giáo Cư Sĩ Lâm” để khuyến khích mọi người niệm Phật. Về Dư Minh Sinh dù có tham dự nghe Pháp, nhưng không chịu thực hành niệm Phật.

Vào ngày hai mươi bốn, tháng giêng năm Dân Quốc thứ XXXI (1942), Dư Minh Sinh bị bệnh, có cơ hội tốt, Dong liền trình bày với Phụ thân về ý nghĩa niệm Mười niệm danh hiệu đức Phật A-Di-Đà là được vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc, với mong cầu Phụ thân mình sớm phát Tín, Nguyện để nhất tâm niệm Phật (Hạnh) cầu sanh Tây Phương. Vào ngày hai mươi chín tháng giêng, Dong lại mời thân hữu đến niệm Phật trợ duyên cho Phụ thân và Dong tự đánh khánh, tất cả đều niệm lớn tiếng. Vào đêm mồng một tháng hai, Dư Minh Sinh bỗng nhiên cười lớn và nói: “Tôi vừa thấy đức Phật A-Di-Đà cùng các thắng cảnh huy hoàng của thế giới Cực Lạc, tuyệt vời quá! Không thể diễn tả được; đồng thời, trên mỗi hoa sen trong hồ bảy báu rộng rãi thênh thang, có một Thánh Tăng an tọa với phong thái rất phi thường và an lạc”. Sau khi nói xong, Dư Minh Sinh hướng về tượng Phật ở cạnh giường, chí thành chấp tay vái lạy, rồi nói: “Nam-mô A-Di-Đà Phật, không lẽ con không được ngồi tòa hoa sen hay sao!” Sau đó, Dư Minh Sinh suy tưởng mình đang ngồi trên tòa sen đi về Tây Phương.

Được người con khích lệ niệm Mười niệm danh hiệu đức Phật A-Di-Đà, Dư Minh Sinh hoan hỷ cất tiếng niệm lớn, niệm được tám hơi thì kiệt sức, bèn chuyển qua niệm thầm; không lâu, bỗng nhiên Dư Minh Sinh hân hoan cười lớn và an nhiên vãng sanh, bấy giờ là giờ Sửu mồng hai tháng hai, hưởng dương bốn mươi chín tuổi, đến giờ Thìn trên đầu vẫn còn nóng, hôm sau nhập liệm thì sắc diện vẫn còn tươi tỉnh.

Trích từ: Tịnh Độ Thánh Hiền Lục Dị Giải
LỢI ÍCH THÙ THẮNG CỦA KHAI THỊ TRỢ NIỆM
Trích thuật: Pháp Sư Tín Nguyện
Dịch chú: Thích Giác Quả