Ưa Thích Ăn Thịt Chó Chết Tái Sanh Làm Thân Súc Sinh

Ưa Thích Ăn Thịt Chó Chết Tái Sanh Làm Thân Súc SinhĐời nhà Minh, tại Lăng Hoàng Liên, có ông Mã Ông Chi, bình sanh chẳng tin nhân quả, ưa giết thịt chó ăn, đã vậy ông lại còn tự phụ, cứ nói vật sinh ra là để nuôi người, chớ không can chi mà sợ. Thông gia của ông, tên Ngũ Hầu Sáng, là người lương thiện, thấy ông làm nhiều điều ác đức, nên thường can ngăn mà ông chẳng chịu nghe, cứ tiếp tục sát sanh, cốt để bổ dưỡng tấm thân chớ hề giảm khẩu.

Được ít năm sau, ông Mã Ông Chi mắc phải căn bệnh trầm kha, đêm ngày kêu la, như người bị đánh đập. Đau đớn cứ dày vò ông ngày càng dữ dội, đến phút cuối cùng, ông ta lìa đời trông thật thảm não, khủng khiếp. đọc tiếp ➝

Lúc Bệnh Tật Hãy Buông Hết Việc Thế Gian Chẳng Nên Tham Luyến

Lúc Bệnh Tật Hãy Buông Hết Việc Thế Gian Chẳng Nên Tham LuyếnPhàm người niệm Phật muốn sanh Tịnh Ðộ thì nên thường nghĩ thế gian hết thảy vô thường, đã thành ắt phải hoại, có sanh ắt có tử. Nếu chẳng được nghe Phật pháp thì xả thân, thọ thân, luân hồi ba cõi, tứ sanh, lục đạo, không ngày giải thoát. Nay ta hữu duyên được nghe chánh pháp, được tu Tịnh nghiệp, chỉ nghĩ đến Phật, bỏ báo thân này sẽ sanh Tịnh Ðộ, vào trong thai sen hưởng các khoái lạc, vĩnh viễn thoát sanh tử, Bồ Ðề bất thối. Ðấy chính là việc làm bình sinh của bậc đại trượng phu.

Vừa mới nhuốm bệnh cứ vẫn tinh tấn, lặng trong thân tâm đọc tiếp ➝

Khinh Nhờn Giấy Có Chữ Bị Quỷ Vương Quở Phạt

Khinh Nhờn Giấy Có Chữ Bị Quỷ Vương Quở PhạtĐể khắc in sách vở, thời cổ dùng hãn giản (là những thanh tre tươi, hơ nóng qua lửa cho chảy nhựa, rồi dùng dao khắc chữ lên. Thuở trước khi chưa phát minh ra giấy, cổ nhân dùng phương pháp này để ghi chép sử sách), về sau biến thành dùng gỗ cây dó [làm giấy] và mực. Lại biến đổi thành khắc ván, khiến cho [việc ấn loát] khá thuận tiện, văn tự được lưu thông càng rộng rãi hơn. Phương pháp khắc ván là trước hết dùng giấy để viết lại [văn bản muốn in], dán lên tấm gỗ, sau đó chà sát mặt sau giấy, khiến cho chữ dính vào ván [rồi thợ sẽ khắc chữ theo những chữ ấy]. Giấy bị chà bỏ ấy vẫn còn hình dạng chữ viết, chớ nên khinh nhờn, làm bẩn. đọc tiếp ➝