Mặc dù hiện nay, tuổi đời đã hơn tám mươi, nhưng Pháp Sư Tịnh Không vẫn không cảm thấy mệt mõi trên bước đường hoằng truyền Chánh Pháp, Ngài vẫn tiếp tục công việc của mình, du hóa khắp nơi trên thế giới, từ Châu Á sang Âu rồi châu Mỹ để thuyết giảng Kinh Ðiển Ðại Thừa và truyền bá Pháp Môn Tịnh Ðộ. Những hoa trái tu tập của Ngài đã và đang nở rộ, cho thấy ngài đã có một phần nào chứng ngộ trong pháp môn này, và chính điều này đã gây cảm hứng và thu hút hàng vạn Phật tử theo tu pháp môn này.
Thật vậy, một đời chính mình niệm Phật và khuyên người niệm Phật, Hòa Thượng Tịnh Không đã mang lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người trên thế gian này. cuộc đời tu tập và hành đạo của Hòa Thượng là một tấm gương sáng ngời cho hàng hậu học noi theo. Cuộc đời của Ngài cũng là một chứng tích cực kỳ sống động cho tiến trình trở về cội nguồn tâm linh, tự tại, an lạc, giải thoát và giác ngộ. Bất cứ hành giả nào có dịp tiếp xúc trực tiếp với Ngài sẽ thể nghiệm được những gì của Ngài đạt được, qua phong thái, giọng nói và diện mạo của Ngài, hành giả có thể nhận ra được chánh báo và y báo của Ngài đã thành tựu một cách viên mãn.
Trích “Pháp Sư Tịnh Không, Người Truyền Bá Giáo Lý Tịnh Ðộ qua con đường giáo dục”
Đây là đoạn phim ghi lại hình ảnh cư sĩ Lý Khánh Hòa thuật lại việc mình bị bệnh ung thư gan. Những cảm nhận của anh khi biết mình bị bệnh hiểm nghèo. Việc anh tiếp cận với đạo Phật, nhất là pháp môn Tịnh Độ, đã giúp cho anh có được sự tự tin chấp nhận cái chết với tâm hoan hỉ đầy lòng từ bi. Là 1 thanh niên đang tràn đầy sức sống, với 1 gia đình vợ đẹp con ngoan, và cá tánh khôi hài bao dung, anh rất được bè bạn cùng mọi người xung quanh yêu mến. Nhưng định luật vô thường không chừa một ai, căn bệnh ung thư gan vô tình cướp mất của anh tuổi thanh xuân và những hạnh phúc mà anh đang có. Anh bàng hoàng sửng sốt khi biết tin mình bị bệnh hiểm nghèo. Cũng như bao người thanh niên khác anh không bao giờ nghĩ rằng mình phải giã từ cõi đời này khi mái tóc còn xanh…
Bà lão Bách Bất Quản đời Thanh không rõ họ tên, người Hàng Châu; từng đến hỏi HòaThượng Ðạo Nguyên ở Hiếu Từ Am rằng:
– Tu pháp môn gì thì trong một đời quyết sẽ thoát khỏi biển khổ?
Hòa Thượng dạy:
– Không gì bằng niệm Phật! Nhưng niệm Phật chẳng khó, niệm cho lâu bền mới khó. Niệm lâu bền chẳng khó, nhất tâm mới khó. Nếu có thể chẳng quản đến hết thảy, chuyên tâm trì danh, chí thành phát nguyện vãng sanh thì lâm chung Phật đến tiếp dẫn, sẽ thoát ly khổ hải!
Bà vui mừng lễ tạ, liền đem việc nhà giao hết cho con dâu, tự lập tịnh thất để thờ Phật hầu tu trì trong ấy. Một năm sau, lại đến hỏi:
– Từ khi được khai thị, đệ tử đã buông bỏ việc nhà, chuyên gắng niệm Phật, tự vấn thấy mình tu hành đã lâu chẳng lười nhác, nhưng khổ nỗi vẫn chưa được nhất tâm, thầy có cách nào dạy cho con!
Hòa Thượng bảo:
– Bà tuy bỏ hết việc nhà, nhưng chưa thể thôi nghĩ tưởng đến con cháu, quyến thuộc. Ðấy là ái căn chưa nhổ, làm sao nhất tâm được? Nay bà nên gia công, trước hết phải nhổ sạch ái căn, đem hết thảy buông xuống thì sau đấy mới đắc Nhất Tâm.
Bà than:
– Lời thầy thật đúng, con tuy chẳng quản đến thân, nhưng chưa thể chẳng quan tâm đến cái tâm, từ nay phải thật sự trăm việc chẳng quan tâm đến vậy!
Bà liền càng gia công tinh tấn, ái tâm vừa động liền thầm niệm ba chữ “bách bất quản” (nghĩa là trăm việc chẳng màn) để tự khu trừ. Nếu ai hỏi đến việc nhà cũng dùng ba chữ ấy để cự tuyệt. Do vậy, thành tên Bách Bất Quản trong vòng gia thuộc. Hơn một năm sau, bà đến am, tạ:
– Thầy chẳng lừa dối con. Ðệ tử có ngày đi về Tây rồi!
Vài hôm sau, không bệnh mà mất.
(theo Nhiễm Hương Tập)
Nhận định:
Cư sĩ Hồ Liên Quy bình rằng:
“Bách Bất Quản là hỗn danh. Nói rộng ra, từ trăm đến ngàn, ngàn đến vạn đều chẳng quản đến. Nói gọn lại, một điều còn chẳng quản, huống hồ là trăm? Làm được như vậy thì trần duyên thân sau đoạn được, tịnh nghiệp thành được. Than ôi! Thế nhân làm sao đều trăm sự chẳng quản như thế được ư?”
Pháp này tối diệu. Ai không đạt được Nhất Tâm xin hãy bắt chước cách này mà tận lực hành trì.
Trích: Niệm Phật Pháp Yếu
Gương Sáng Niệm Phật
Tịnh nghiệp đệ tử Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa dịch
Quán Vô Lượng Thọ kinh còn được gọi là Thập Lục Quán Kinh (do gồm 16 phép quán hành trì), là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh độ tông. Kinh miêu tả thế giới Cực Lạc phương Tây của Phật A-di-đà và dạy cách hành trì: sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hành giả thoát khỏi các nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của A-di-đà.
Kinh này chỉ rõ 1 quá trình lịch sử phát sinh giáo pháp của Tịnh độ tông và thật ra đã được đức Phật lịch sử Thích-ca trình bày. Tương truyền rằng, hoàng hậu Vaidehi (Vi Đề Hi), mẹ của vua A-xà-thế, bị con mình bắt hạ ngục cùng với chồng là Tần-bà-sa-la [Nguyên do vì Vua A Xà Thế toan giết cha, còn bà thì muốn cứu ông]. Bà nhất tâm cầu nguyện Phật và khi Phật hiện đến, bà xin tái sinh nơi một cõi yên lành hạnh phúc. Phật dùng thần lực cho bà thấy mọi thế giới tịnh độ, cuối cùng bà chọn cõi Cực lạc của A-di-đà. Phật dạy cho bà phép thiền định để được tái sinh nơi cõi đó. Phép thiền định này gồm 16 phép quán tưởng, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sinh, các phép này có thể giúp tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh độ (Cửu phẩm Liên hoa).
Các Phúc Đáp Gần Đây