03 10 2010 | Gương Vãng Sanh |
Cư sĩ Mã Vu tự Trọng Ngọc đời Tống, người huyện Hợp Phì. Cha là Trung Túc Công Mã Lương, làm thái thú Hàng Châu, được ngài Từ Vân Tuân Thức dạy cho pháp môn Tịnh Ðộ, cả nhà bèn thờ Phật.
Cư sĩ gặp được vị Tăng tên Quảng Sơ truyền cho cuốn Thập Nghi Luận của Tổ Thiên Thai, mừng rỡ bảo:
– Tôi nay đã tìm được chỗ về rồi!
Ông liền áp dụng pháp Thập Niệm Hồi Hướng của ngài Tuân Thức, tu tập suốt hơn hai mươi năm. Về sau, giao du với ông Vương Cổ, ông càng thêm tinh tấn niệm Phật, thường lấy việc phóng sanh làm Phật sự. Ông lần lượt làm thái thú ở Chuy Châu, Tân Ðịnh, cai trị bằng lòng nhân từ, độ lượng. Hằng ngày ông luôn định thời khóa tụng kinh chú.
Thuở đó, phu nhân của Hình Vương (Hình Vương là chú của vua Tống Triết Tông) nằm mộng dạo chơi Liên Trì, trông thấy ông mặc triều phục ngồi trên hoa sen. Sau đó, ông mắc bệnh, bèn tắm gội, thay áo, ngồi ngay ngắn niệm Phật mà qua đời. Người nhà đều nằm mộng thấy ông bảo:
– Ta đã được sanh vào Thượng Phẩm của Tịnh Ðộ!
Con ông là Vĩnh Dật cũng tu pháp Thập Niệm suốt ba mươi năm hơn; sau cũng mắc bệnh, thấy Phật và hai vị Bồ Tát tiếp dẫn, bèn kết ấn, thị tịch. Mùi thơm tràn ngập cả nhà.
(Theo Lạc Bang Văn Loại)
Nhận định:
Sáng ra niệm mười niệm thì dù là người bận rộn cũng dễ làm được. Nếu có thể mỗi ngày chí thành như thế thì không ai là không vãng sanh. Trường hợp của Mã công tử (Mã Vĩnh Dật) đủ để chứng nghiệm vậy.
Do sau khi đã tinh tấn niệm Phật, ông Mã lại còn thường phóng sanh và dùng lòng nhân từ, độ lượng để cai trị, phước huệ song tu nên ngay lúc còn sống thần thức đã ngao du Tịnh Ðộ; chết đi, liền sanh trong Thượng Phẩm. Những người đang nắm giữ quyền chức hãy nên học theo gương ông.
Trích: Niệm Phật Pháp Yếu
Gương Sáng Niệm Phật
Tịnh nghiệp đệ tử Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa dịch
23 09 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Thuở xưa có vị Tăng Đề Thi đến thăm người bạn tên Trương Tổ Lưu, là người rất siêng năng cần mẫn, việc nhà thật chu đáo. Ông cũng có tâm tin tưởng đức Phật nhưng lại thiếu ý chí cương quyết. Vị Tăng thăm hỏi và khuyên bảo ông:
– Sanh tử là việc lớn, ông cần phải sớm lo niệm Phật.
Ông Trương Tổ Lưu từ chối:
– Bổn phận của tôi chưa tròn, tôi còn ba việc phải làm cho xong.
– Ông nói ba điều ấy là ba điều gì?
– Thưa đó là: Linh cữu cha mẹ tôi chưa chôn, con trai tôi chưa cưới và con gái tôi chưa gả.
Vị Tăng thấy nghiệp của ông Trương Tổ Lưu còn quá nặng, vì chưa đủ thiện duyên nên Ngài không thể khuyên ông niệm Phật tu hành được, Ngài cáo biệt ra về.
Ít lâu sau ông Trương Tổ Lưu bỗng nhiên qua đời. Bấy giờ vị Tăng ấy lại đến phúng điếu và làm bài thơ rằng:
Ngô hữu danh vi Trương Tổ Lưu
Khuyến y niệm Phật thuyết tam đầu
Khả quái Diêm công vô phân hiểu
Tam đầu vị liễu tiện lai câu.
Tạm dịch:
Người bạn tôi tên Trương Tổ Lưu
Khuyên ông niệm Phật nói ba điều
Ba điều chưa trọn vô thường bắt
Đáng trách Diêm Vương chẳng biết điều.
Câu chuyện trên đây thật đáng để người đời suy gẫm mà thức tỉnh.
Người vâng lời đức Phật dạy, một lòng niệm Phật A Di Đà là ngọn đèn sáng phá tan màn tối âm u tịch mịch, là chiếc thuyền lớn đưa người qua biển khổ, là liều thuốc hay độ thoát sanh tử và cũng là con đường tắt vượt qua ba cõi.
Trích Cực Lạc Thù Thắng
Dịch giả: Hòa Thượng Thích Hân Hiền
23 09 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng ta có thể trì danh niệm Phật bằng:
1. “Cao thanh niệm” nghĩa là niệm lớn tiếng. Cách này chúng ta có thể dùng mõ để phụ lực, hoặc giữ trường canh mà lấn áp tiếng động bên ngoài và đánh tan sự buồn ngủ của chúng ta.
2. “Ðê thanh niệm” nghĩa là niệm nhỏ tiếng. Nếu niệm lớn tiếng nghe hơi mệt, thì nên dịu lại để giữ tâm khỏi sự tán loạn, giải đãi.
3. “Kim cang niệm” nghĩa là niệm chỉ nhép môi, động lưỡi mà không có ra tiếng như hai cách vừa nói trên. đọc tiếp ➝
20 09 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tu pháp môn niệm Phật có bốn cách như sau: một là trì danh niệm Phật, hai là quán tượng niệm Phật, ba là quán tưởng niệm Phật, bốn là thật tướng niệm Phật. Chỉ sợ người không đủ đức hạnh, không đủ đạo tâm, khi công phu bị cảnh giới ma làm cho mê hoặc.
Như hồi tôi gặp một trường hợp tại Hồng Kông, có một vị xuất gia ở chùa Từ Hưng, tu phép “Ban chu tam muội”. “Ban chu tam muội” là thường hành tam muội, ông ấy ở trong phòng như thế đến chín mươi ngày, chẳng ngồi, chẳng nằm chỉ đứng và đi mà thôi. Một hôm, tôi nghe ông ta niệm càng lúc tiếng càng lớn rồi nghe tiếng chân chạy gấp gáp ở trong phòng với tiếng la hét là Phật A Di Đà đã đến rồi, Phật đến rồi… Tôi thấy hơi kỳ lạ, ghé mắt nhìn vào phòng xem thử, biết không ổn, tôi bèn hét lên một tiếng thì ông mới tỉnh ngộ và ở lại trạng thái bình thường. Chuyện gì xảy ra với ông vậy? Là khi đang công phu ông ta thấy đức Phật A Di Đà đến quỳ trước mặt ông ta. Thấy vậy, ông ta tưởng Phật A Di Đà đến đón mình nên liền chạy đến quỳ trước Phật, nhưng thật tế Phật sao lại quỳ trước mặt ông ta chứ? Thực ra, đó chỉ là một con trâu nước biến ra Phật A Di Đà để đến dắt ông ta đi mà thôi. Mà chính vị Tỳ kheo này đời trước là một con trâu, có công cày ruộng ở chùa nên khi chết mới đầu thai lại làm thân người xuất gia tu đạo. Nhưng tánh trâu chưa hết tập khí cũ vẫn còn, cang cường khó điều phục. Do ông ta tu pháp Ban chu tam muội có thể dứt trừ tập khí xấu ác đó đi. Tuy vậy, đạo đức chưa đủ, định lực chưa kiên cố nên ông bị lạc vào cảnh giới ma.
Trích từ tập sách “Quê Hương Cực Lạc”
của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Các Phúc Đáp Gần Đây