23 01 2022 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng ta khi không phát tâm học Phật tu hành thì thôi, khi bắt đầu phát tâm muốn học Phật, phát tâm muốn tu hành nghiêm túc thì nghiệp chướng kéo đến để chướng ngại con đường tu học của ta. Nghiệp chướng có rất nhiều loại, Tổ Sư Đại Đức đem nó quy nạp thành 4 đại loại:
1. Hôn trầm: Tức là buồn ngủ, lúc bình thường thì rất tươi tỉnh, nhưng khi bước vào thời khoá tu tập mới vừa niệm Phật được vài mươi câu là cơn buồn ngủ kéo đến, chẳng thể kháng cự lại được. Cái hiện tượng này bất cứ người nào dù là tu Niệm Phật hay Tham Thiền đều rất hay gặp phải, đây chính là do đọc tiếp ➝
16 01 2022 | Chuyện Nhân Quả |
Thầy Kiến Châu (thân phụ tôi) cứ kể mãi câu chuyện này và hỏi tại sao tôi không đăng lên báo để mọi người cùng có được lợi ích? Lúc nghe thầy kể, tôi rất hoài nghi, dù thầy nói câu chuyện này có thật một trăm phần trăm. Nhưng sau này, khi đã dịch nhiều tác phẩm, thấm thía các câu chuyện trong đó, tôi nghĩ rằng, cũng nên viết ra đây (do chính người trong cuộc kể lại cho thầy nghe).
“Thời thiếu nữ bà Thu là hoa khôi trong xóm, nên có rất nhiều chàng trai đeo đuổi cầu hôn. Nhà nghèo, bà xin vào làm việc cho một hãng sữa ngoại đọc tiếp ➝
09 01 2022 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tại sao lại có hiện tượng công phu ngày thì được đắc lực câu Phật hiệu niệm được rất sung mãn, ngày thì uể oải chẳng thể tập trung được vào câu Phật hiệu? Đa phần những người niệm Phật đều mắc phải hiện tượng này mà chẳng thể tìm được câu trả lời. Đây là do công phu vẫn chưa đi đến chổ thuần thục, câu Phật hiệu niệm đó chưa đủ lực, và thêm 1 nguyên do nữa chính là nghiệp lực chiêu cảm. Từ vô thỉ kiếp đến nay chổ tạo tác ác nghiệp chúng ta đã tích lũy quá nhiều, ngày nay tuy rằng chúng ta mỗi ngày đều niệm Phật rất chăm chỉ, nhưng vẫn chẳng đủ sức để đoạn trừ những ác nghiệp này, vẫn là tuỳ nghiệp chiêu cảm. đọc tiếp ➝
02 01 2022 | Gương Vãng Sanh |
Thượng Nhân pháp danh Trí Hiền, pháp tự Thiền Tâm, biệt hiệu Vô Nhất, bút hiệu Liên Du, thế danh là Nguyễn Nhựt Thăng, sanh năm Ất Sửu (1926) tại làng Bình Xuân, quận Hòa Ðồng, tỉnh Gò Công. Là con thứ mười của cụ Nguyễn Văn Hương, một bậc túc nho, và cụ bà Giác Ân Trần Thị Dung. Trong khi mang thai Ðại Sư, cụ bà đột nhiên chăm lo làm công quả tại ngôi chùa nhỏ trong làng. Có lẽ đó là do phước nghiệp của Ðại Sư chiêu cảm nên điều này.
Từ thuở nhỏ, Ðại Sư đã không thích chạy giỡn, chơi đùa mà thường thích thắp hương, bái xá, và theo thân phụ học chữ Nho. đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây