Những người tu theo Pháp Môn Tịnh Độ, cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không lạ gì với 4 chữ trên.
Bốn chữ ấy có nghĩa là: “Biết trước giờ chết”. Chỉ có 4 chữ thôi; nhưng người ta phải chiến đấu với tự thân, phải hành trì miên mật mới có thể đạt đến cảnh giới an nhàn khi hơi thở không còn tự mình làm chủ được nữa.
Đa phần khi sống, chúng ta ít để ý hay quan tâm đến những gì đang hiện hữu bên ta hay trong ta. Ví dụ như hơi thở hay tế bào. đọc tiếp ➝
Trong tập sách này, chúng tôi ghi thuật lại những mẫu chuyện linh ứng về đức Quán Thế Âm Bồ Tát do tự thân chứng nghiệm, cùng những mẫu chuyện sưu soạn và chọn lọc có liên quan đến hạnh nguyện cứu khổ của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngoài các mẫu chuyện linh ứng của đức Quán Thế Âm, chúng tôi còn có trình bày thêm phần thực tập thiền quán qua đề mục niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm và có phần Nghi thức trì tụng phẩm kinh Phổ Môn, nói rõ hạnh nguyện và năng lực cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Nghe tập sách này, mà bạn khởi phát được niềm tin sâu vững nơi Bồ Tát Quán Thế Âm, nguyện nổ lực cần mẫn trên tiến trình học hạnh yêu thương và giúp đỡ người thân đồng loại, đó chính là nhờ công năng quán chiếu tu tập hạnh lành của bạn theo tinh thần Từ Bi của đức Quán Thế Âm. Riêng quý vị đã có sẵn tín tâm, duyên lành với hạnh nguyện của đức Quán Thế Âm, sau khi đọc xong tập sách này, chắc quý vị có thêm kinh nghiệm và tư liệu sống thực để hằng truyền phổ sâu rộng về công đức, hạnh nguyện thù thắng của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngay nơi bản thân chúng tôi, nhờ tin tưởng, xưng niệm, phụng thờ, lễ bái và thực hành hạnh nguyện thương yêu, lắng nghe đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà mỗi ngày tăng phần an lạc và hạnh phúc. Bằng vào đó mà chúng tôi tin tưởng vào năng lực cứu khổ mầu nhiệm cùa Bồ Tát Quán Âm một cách tuyệt đối. Nhờ vậy mà chúng tôi càng thêm vững chí trên đường tu tập và hành đạo. Mong bạn đọc qua những mẫu chuyện linh ứng Quán Thế Âm sẽ:
– Thấu rõ hạnh nguyện cứu khổ sâu rộng, mầu nhiệm của Bồ Tát Quán Thế Âm.
– Tin sâu vào bản thể từ bi, diệu dụng, hóa hiện độ sinh bất khả tư nghì của Bồ Tát Quán Thế Âm.
– Tin sâu đạo lý nhân quả và duyên sanh giữa ta và người, giữa hạnh phúc và đau khổ.
– Hằng phát nguyện hạnh thực tập và lắng nghe và cứu khổ bình đẳng của Bồ Tát Quán Thế Âm.
– Hằng chuyên cần và nhất tâm xưng danh hiệu,lễ bái đức Quán Âm Bồ Tát không hề mỏi mệt.
– Nguyện cho mọi người, mọi loài sớm biết thực tập lời di huấn, giới răn, thiền định của Phật dạy để tiếp xúc được tự tánh thanh tịnh, từ bi, trí huệ ngay trong long thực tại.
– Hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm có mặt khắp mọi nơi và mọi thời. Ở đâu có đau khổ, có hận thù tăm tối là ở đó có Pháp Thân, Ứng Thân và Hóa Thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.
– Xưng niệm, lễ bái, phụng thờ Bồ Tát Quán Thế Âm và muốn lời cầu nguyện có hiệu lực ta nên xả bỏ những tâm lý oán cừu, phiền hận và tham chấp.
– Phát nguyện làm điều lợi ích, cứu giúp, ban bố niềm vui cho người; xa lánh những điều ác, tránh sự giết hại, trộm cướp, gian dối, tà dục. Ðó chính là những điều kiện tốt để ta có cơ hội tiếp xúc với sự mầu nhiệm, linh cảm của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Ðức Quán Âm Bồ Tát
Ðã thành Phật lâu xa
Vì hạnh nguyện cứu khổ
Hết mọi loài chúng sanh
Trong luân hồi sáu nẻo
Ứng hóa vô lượng thân
Hiện ngàn muôn diệu ứng
Vào khổ cảnh ngục lao
Cứu giải trừ ách nạn
Ðem tin lành muôn nơi
Người tôn xưng Thánh Mẫu
Người gọi đức Quán Âm
Bậc đại hiền tự tại
Chăm kỉnh lể phụng thờ
Chuyên lòng trì danh hiệu
Vượt thoát mọi tai ương.
Thân chúc bạn đọc thường trau dồi hạnh phúc bằng chất liệu yêu thương, bằng khả năng quán chiếu; hằng đem tâm khách quan, tha thiết trong việc học hỏi, chiêm nghiệm, thực tập hạnh nguyện ban vui, cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm để niềm phúc lạc, bình an có mặt đích thực trong cuộc sống.
Thành kính tri ân quý pháp hữu, quý ân nhân, các đệ tử thân cận đã hết lòng góp phần tài chánh, đánh máy, trình bày và sữa soạn kịp thời cho tập sách này có đủ nhân duyên xuất bản như tâm nguyện.
Thích Tịnh Từ (trụ trì Tu Viện Kim Sơn)
Diễn đọc: Huy Hồ, Đức Uy, Kim Phượng
“Về đâu, khi giông bão?” Có ai còn thực sự đứng giữa trời giông bão mà lầm thầm tự hỏi câu này không? Chắc chắn là không rồi.
Mưa, mà đang ở ngoài sân thì sẽ chạy ngay vào nhà, đang ở ngoài đường thì tìm ngay mái hiên, hàng quán nào mà núp. Bão, thì dời ngay tới nơi khác, an toàn.
Với giông bão bên ngoài, không cần phải suy nghĩ, chắc ai cũng nhanh nhẹn, cũng thông minh mà hành động như thế. Nhưng lạ thay, với những cơn bão trong tâm hồn, sao chúng ta lại thường làm ngược lại? nghĩa là, thay vì núp mưa, tránh bão thì lại lao thẳng vào mưa bão cho thân thể tả tơi, bầm dập?
Trong sinh hoạt đời thường, những bất toại ý, những bất đồng, ganh ghét, tỵ hiềm thường đưa tới lộng ngữ; và khi đã mất tự chủ, mất ái ngữ thì cơn cuồng nộ dễ dàng bật lên như giông bão. Rồi khi cơn bão tâm linh bùng lên, chúng ta thường lao vào bão qua những ngọn gió đen của bất đồng, ganh ghét, tỵ hiềm đó. Ta cứ điên cuồng xoáy vào những lời, những việc mà kẻ kia đã làm ta đau khổ, buồn giận. Ta cứ gầm thét với chính ta “Sao lại đối với tôi như thế? Sao lại nói với tôi như thế? Sao lại phỉ báng, khinh khi tôi như thế? Sao lại … Sao lại ….” Thái độ đó chính là bão vừa nổi, ta lập tức lao ngay vào trung tâm cơn bão.
Làm sao mà ta chẳng bị nhận chìm, chẳng tả tơi, bầm dập? Sao ta không tìm nơi trú ẩn cơn bão tâm linh, như vẫn thường nhanh nhẹn và thông minh trốn cơn giông bão của trời đất? “Về đâu, khi giông bão?” chính là câu hỏi cho cơn bão tâm linh.
Kinh nghiệm, sách vở cũng như lời giảng dạy của các bậc minh sư, của thiện hữu tri thức vẫn nhắc nhở, nhưng có lẽ chúng ta chưa thực tập đủ nên khi hữu sự thì cái tâm sân hận lại kéo ta vào ngay cơn bão đang sẵn cuồng nộ, ngả nghiêng, tuy chúng ta đều đã biết, đáng lẽ phải lập tức quay về với hơi thở chánh niệm.
Chỉ chú tâm vào hơi thở, không gì khác nữa. Thở vào, ta biết ta đang thở vào. Thở ra, ta biết ta đang thở ra. Hãy theo dõi bước đi của hơi thở để thấy khi ta thở vào, bụng ta phồng lên, khi ta thở ra, bụng ta xẹp xuống. Hãy theo dõi bụng và hơi thở như theo dõi con ếch bên bờ giếng. Ta “nhìn” được hơi thở của con ếch mà ít khi chịu nhìn hơi thở của chính ta. Chỉ hụt mất một vài hơi, liệu ta còn đó để mà giận, mà hờn hay không?
Hơi thở quan trọng như thế nên các bậc thầy thường dùng nó để dẫn dắt chúng ta trở về chánh niệm.
Nhưng Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đã biết, chúng sinh trong cõi ta-bà này vô minh và cường nghạnh lắm. Hoặc không biết cách tránh, hoặc biết mà không tin, cho rằng chỉ làm cho thỏa lòng là đúng nhất. Chính vì thế mà phương pháp tìm nơi trú ẩn khi bão tới, rất đơn giản, nhưng chốn ta-bà càng lúc càng tơi tả cuồng phong.
Riêng kẻ vô minh là tôi, ngoài hơi thở, vừa tìm thêm cho mình một khí giới nữa để đóng tất cả cửa ngõ lục căn khi giông bão ập tới. Đó là, lập tức niệm 4 tiếng “A Di Đà Phật”. Không cần biết phải trái, đúng sai gì, khi thấy cơn buồn giận nổi lên, hãy đóng ngay lục căn bằng tiếng niệm “A Di Đà Phật”.
Tất nhiên, trong khi niệm, ta vẫn đang thở, nhưng tiếng niệm Phật trong lúc cấp bách đó có sức mạnh vũ bão của thanh gươm bén lóe lên, may ra mới kịp chặn đứng giông bão. Khi lục căn đã đóng, gió mưa không thổi tốc được vào nhà, trong khi tiếng niệm Phật còn âm vang, có nghĩa là ta đã vào trú được nơi an toàn. Tiếp tục niệm Phật để mưa tạnh, gió yên, khi ấy, hãy về với hơi thở đã điều hòa để quán chiếu những gì làm ta buồn, ta giận, cũng chưa muộn.
Lúc đó hãy phán đoán phải trái, đúng sai.
Tới đây, ta đã làm chủ được ta, ta đã đẩy xa cơn bão, ta phải biết mỉm cười vì cơn bão hung hãn kia đã không quật ngã được ta. Phải biết mỉm cười với mình trong ý nghĩ “Cơn bão nào rồi cũng qua!”
Với ý nghĩ đó, mọi sự phải trái, đúng sai đều không đáng kể vì mọi sự ấy cũng như cơn bão thôi. Sẽ qua hết, trừ BẢN LAI vì:
“Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai” (*)
Bản chất đích thực của Bản Lai vốn trong suốt, tưởng như chẳng là gì, thì lấy chỗ đâu cho bụi bám?
Vạn pháp quy KHÔNG.
Chỉ một câu niệm Phật đủ đưa ta về an trú trong chánh niệm.
Sau khi Phật niết bàn, những lời dạy của Ngài đã được các vị thánh đệ tử kết tập lại thành ba tạng kinh điển, trong đó triển khai tám vạn bốn ngàn pháp môn tu tập, khai mở cho chúng sanh con đường dứt trừ vọng tưởng, thê nhập chân như. Một trong vô số pháp môn tu tập, với sự hành trì rất đơn giản nhưng thành tựu nhiệm mầu, đó là pháp môn Tịnh độ.
Pháp môn Tịnh độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa, đây là tông phái siêu việt được các bậc cổ đức liệt vào tông phái Đại thừa viên đốn. Nói Đại thừa bởi tông này lấy tâm bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Nói Viên bởi tông này lý sự vẹn toàn, tóm thâu bốn giáo trước (Tiểu thừa giáo, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo, Đại thừa đốn giáo). Nói Đốn bởi tông này không luận bàn về pháp tướng, mà chỉ chuyên ròng về chân tánh, không cần trải qua nhiều thứ lớp, tu tập trong một đời có thể chứng lên quả vị Bất thối chuyển (A bệ bạt trí). Đây quả thật là điểm siêu xuất của tông Tịnh độ.
Giáo nghĩa Tịnh độ được y cứ trên ba bộ kinh và một bộ luận làm cơ sở nòng cốt để phát huy, đó là Phật thuyết A Di Đà kinh, Vô Lượng Thọ kinh, Quán Vô Lượng Thọ kinh (còn gọi Thập Lục Quán kinh) và một bộ luận là Tịnh độ vãng sanh luận của Bồ tát Thế Thân.
Nơi Tinh xá Kỳ viên thuộc nước Xá Vệ, Đức Thế Tôn tuyên thuyết kinh A Di Đà. Ngài tóm lược giới thiệu vị giáo chủ và y báo trang nghiêm của thế giới Cực lạc, khuyên chúng sanh phát nguyện sanh về thế giới đó, bằng phương pháp chuyên trì danh hiệu Phật, đồng thời dẫn lời tán dương và ấn chứng của mười phương chư Phật để làm tăng tiến niềm tin cho người niệm Phật. Ở núi Kỳ Xà Quật thuộc thành Vương Xá, Ngài tuyên thuyết kinh Vô lượng thọ, diễn tả quá trình hành Bồ tát đạo của tỳ kheo Pháp Tạng (tiền thân Phật A Di Đà), trong khi tu nhân đã đối trước Đức Thế Tự Tại vương Như Lai phát bốn mươi tám đại nguyện thù thắng cao cả, để trang nghiêm Phật độ, nhiếp hóa quần sanh; kế đó nói về công đức tu hành, trí tuệ thần biến của thánh chúng cõi ấy, khiến chúng sanh sanh tâm khát ngưỡng phát nguyện sanh về.
Tại vương cung Tần Bà Sa La thuộc thành Vương Xá, do sự thỉnh cầu của hoàng hậu Vi Đề Hy, Ngài tuyên thuyết kinh Quán vô lượng thọ, chỉ bày mười sáu pháp quán làm nhân tố cầu sanh Tịnh độ, đây là những pháp quán rất tinh vi và sâu thẳm. Sau này Bồ tát Thế Thân nương vào kinh Vô lượng thọ tạo bộ Tịnh độ vãng sanh luận, tán dương cảnh giới trang nghiêm thù thắng của Cực lạc và xiển dương pháp tu Ngũ niệm môn (lễ bái, tán thán, phát nguyện, quán tưởng và hồi hướng) làm nhân tố cầu sanh. Ngoài ba kinh và một luận trên, còn có rất nhiều kinh luận Đại thừa khác như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Bảo Tích…, Đại Trí Độ, Đại Tỳ Bà Sa… cung đều tán thán và đề cao tư tưởng cầu sanh Tịnh độ Phật A Di Đà.
Khi Phật giáo mới truyền sang Trung Hoa, pháp môn Tịnh độ đã sớm hòa nhập vào dòng tư tưởng của người bản xứ. Trung Hoa quả thật là một mảnh đất màu mỡ, để tông Tịnh độ đâm chồi nảy lộc. Sau Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, kế tiếp có các đại sư từ Ấn Độ sang, phụng sắc chỉ dịch các bộ kinh từ chữ Phạn sang Hán, kinh sách Tịnh độ cũng được theo đó mà truyền vào.
Thời Đông Tấn (317- 419), Pháp sư Đạo An (312- 385) đã làm sách luận về Tịnh độ, mở trường pháp phái nêu rõ chánh tông, phát huy những điểm đặc sắc của Tịnh độ. Dưới thời Tào Ngụy (220-280), Ngài Khang Tăng Khải (đến Trung Quốc năm 252) dịch kinh Vô Lượng Thọ. Đời Dao Tần (còn gọi Hậu Tần 354-417), bậc dịch kinh nổi tiếng Cưu Ma La Thập (344- 413), phụng dịch Phật thuyết A Di Đà kinh. Thời Lưu Tống (năm 420), Ngài Cương Lương Da Xá (383- 420) dịch Quán Vô Lượng Tho kinh. Từ đó, giáo nghĩa tông Tịnh độ đã hoàn bị. Vào đầu thế kỷ thứ năm, hệ tư tưởng hình thành tông phái tín ngưỡng Di Đà giáo đã chính thức khai nguyên; bậc cao Tăng được đăng quang lên ngôi vị khai tổ là đại sư Huệ Viễn (344- 415) ở chùa Đông Lâm Lô Sơn, lừng danh với hội Bạch Liên Xã mà âm hưởng còn vang vọng đến ngày nay.
Sau đó vào thời Tuyên Đế – Bắc Ngụy (500- 512), pháp sư Bồ Đề Lưu Chi (sang Trung Hoa vào năm 508) dịch bộ Tịnh độ vãng sanh luân của Bồ tát Thế Thân, là bộ luận căn bản, đến đây hệ thống giáo nghĩa của tông Tịnh độ đã hoàn thành.
Pháp môn Tịnh độ còn gọi là pháp môn niệm Phật. Ý nghĩa niệm Phật là đem tâm thanh tịnh mà tưởng nhớ đến công đức mầu nhiệm và thân tướng trang nghiêm của Phật. Chữ Niệm ở đây là một tâm sở trong năm biệt cảnh tâm sở, ý nghĩa của nó là nhớ nghĩ vào hiện tại, buộc tâm vào một đối tượng không rong ruổi theo niệm trần, nhưng niệm này không hê lụy vào một cảnh giới nào mà thông suốt ba đời, thường tỉnh thường giác hiện rõ trước mặt. Chữ Phật là chỉ cho bản thể bất sanh bất diệt, cái chân như thật tánh bình đẳng ở nơi chư Phật và chúng sanh. Hành giả niệm Phât là quán tưởng thân tướng hay niệm danh hiệu Phật, danh này bao trùm các công đức, trí tuệ, từ bi… của các Đức Phật.
Do đức lập, nhờ danh chiêu cảm đức. Lấy danh hiệu làm cảnh sở niệm, tâm thanh tịnh làm đối tượng năng niệm, thường trụ vào bản tánh bất sanh bất diệt ấy tất sẽ đạt đến cảnh giới an vui chân thật. Hành giả thường trụ vào câu Phật hiệu hay quán tưởng thân tướng trang nghiêm của Phật, với tâm thanh tịnh sẽ tạo thành một năng lực tuyệt đối nhiệm mầu, quét sạch mọi vọng tưởng điên đảo, khơi dậy tự tánh Di Đà bên trong của mỗi chúng sanh. Từ đây vọng tưởng quyết dứt trừ, cảnh giới an vui lặng mầu sẽ hiển lộ, như trong Quán vô lượng thọ kinh có dạy: “Chư Phật Như lai là thân pháp giới, vào trong tâm tưởng chúng sanh, cho nên tâm các người tưởng Phật thì tâm ấy là ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, tâm ấy làm Phật tâm ấy là Phật. Biển chánh biến tri của Phật từ nơi tâm tưởng mà sanh, vì thế các ông phải nhớ nghĩ và quán tưởng kỹ thân của Đức Phật kia”.
Lập trường căn bản của tông Tịnh độ được kiến lập trên nền tảng của nhân quả, tức có gây nhân mới mong hưởng quả. Điều này xác quyết, hành giả nếu muốn mai hậu làm thánh chúng cảnh giới Cực lạc thì ngày hôm nay phải có tư cách của bậc thánh. Vì vậy, trong cuộc sống hiện tại, hành giả cần phải thường xuyên cải hóa ba nghiệp thân khẩu ý hướng đến chiều hướng thanh tịnh. Ví như học trò trong việc học tập phải có sự tiến bộ, từ lớp nhỏ tiến dần đến lớp lớn, có như vậy mới mong có ngày thành tài đỗ đạt. Người niệm Phật cũng thế, nếu hôm nay cứ sống trong sự buông thả, không chịu nỗ lực tinh tấn tu hành, mà cứ van xin và tin rằng ngày mai Phật sẽ cứu độ; nếu tin như thế thì thật trái với lý nhân quả, chẳng khác nào luận thuyết của ngoại đạo và hoàn toàn không phù hợp với giáo lý nhà Phât.
Vẫn biết, pháp môn Tịnh độ là pháp phương tiện siêu thắng, cho dù đến bậc Bồ tát Đẳng giác còn chưa thấu triệt rốt ráo, và nguyện lực tối thâm của Phật A Di Đà thật là vô tận, hàm nhiếp tất cả nguyện lực của mười phương ba đời chư Phật. Đối với nghiệp lực của phàm phu, ngay cả đến các bậc Sơ địa Bồ tát, nếu không nương vào oai lực tiếp độ của Phật, chỉ nương vào sức tự lực tu hành của mình cũng không thể vãng sanh. Nhưng tha lực đó chỉ thành tựu trên cơ sở hành giả phải có sức tự lực. Ví như người mẹ luôn nghĩ đến con, nhưng người con không nghĩ đến mẹ, thì dầu mẹ có thương con cũng đành cam chịu không thể cứu được. Tha lực của Đức Phật cũng thế, mặc dầu vô song, nhưng điều quan trọng ở điểm là hành giả có hội đủ tư cách tu trì, có chân thành tiếp nhận sự cứu độ đó hay không. Có rất nhiều người tu Tịnh độ, không nhận ra được lý này, rồi quan niệm Đức Phật như một đấng thân linh luôn ban ân cứu rỗi, và cảnh giới Cực lạc chẳng khác nào thiên quốc của thần giáo. Để rồi từ đó có lắm kẻ thiển cận cho rằng pháp tu Tịnh độ là pháp của ngoại đạo mê tín dị đoan, hoặc là hành môn của hạng hạ căn. Đây quả thật là những ngộ nhận sai lầm đáng tiếc đã xảy ra.
Tóm lại, người niệm Phật muốn vãng sanh Tịnh độ, ngoài lực hộ trì và tiếp dẫn của Phật, cần phải có sức tự lực tu tập, tức phải có chánh nhân Tịnh độ. Theo kinh Quán Vô lượng thọ, hành giả muốn được vãng sanh Tịnh độ phải hội đủ ba điều kiện: “Một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, giữ lòng từ không sát hại, tu tập mười nghiệp lành. Hai là thọ trì ba pháp quy y, đầy đủ các giới không phạm oai nghi. Ba là phát Bồ Đề tâm, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, khuyên người khác cùng tu”. Ba điều trên đây gọi là chánh nhân Tịnh độ. Ba điều này có thể tóm thâu vào hai việc, một là phát Bồ Đề tâm, hai là nghiêm trì tịnh giới.
Việc đầu tiên của người niệm Phật là phát Bồ Đề tâm. Thế nào là phát Bồ Đề tâm? Tức phát tâm trên mong cầu quả vị Phật, dưới mong hóa độ các loài chúng sanh. Người tu Phật nếu không phát Bồ Đề tâm, dẫu có tinh tấn thực hành các hạnh lành cũng chỉ là nhọc công vô ích. Điều này trong kinh Hoa Nghiêm có dạy: “Vong thất Bồ Đề Tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp” (Quên mất tâm Bồ Đề, dẫu tu các hạnh lành, cũng đều là nghiệp ma). Vì vậy, hành giả muốn thành tựu ước nguyện vãng sanh, thì trước hết phải phát tâm Bồ Đề mà niệm. Đây là điểm vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với người tu Phật nói chung và người tu Tịnh độ nói riêng.
Điều cần thiết thứ hai của người niệm Phật là nghiêm trì tịnh giới. Tức mỗi người tùy theo giới luật bản thân đã thọ mà hành trì. Bởi vì bất kỳ tông phái nào trong đạo Phật cũng không thể ly khai tinh thần giới luật, vì giới là nền tảng nhập đạo, là thọ mạng của Phật pháp. Nếu không có giới thì định huệ cũng không từ đâu phát sanh. Giới định tuệ đã không phát sanh thì Pháp thân huệ mạng biết nương đâu thành tựu.
Lại đối với tông Tịnh độ, việc giữ giới lại càng thiết yếu, chúng ta có thể nói Luật tông và Tịnh độ tông là hai tông phái hỗ tương bao trùm và không thể tách rời nhau. Hai tông này tóm thâu toàn bộ tám tông khác của Đại thừa, như đại sư Thái Hư nói: “Luật là nền tảng của tam thừa, Tịnh độ là mái che chung tam thừa”. Hành giả nghiêm trì giới luật, từ đó câu niệm Phật mới hiển lộ hết công năng mầu nhiệm, như trong kinh Quán Vô lượng thọ có dạy: “Một câu niệm Phật, có thể tiêu trừ tám mươi vạn ức kiếp sanh tử trọng tội”.
Trên nền tảng của việc phát Bồ Đề tâm và nghiêm trì tịnh giới, hành giả phát tâm khát ngưỡng cầu sanh Tịnh độ. Tâm cầu sanh Tịnh độ này phải hội đủ ba đức tính quyết định là tín sâu, nguyện thiết và hạnh chuyên.
Tín là đức tin, là yếu môn để nhập đạo, là cội nguồn của mọi công đức. Người tu Phật thiếu mất yếu tố này sẽ không thoát ly sanh tử, đạt kết quả an vui giải thoát. Bởi tất cả công đức vô lậu đều nương nơi tín lập và do tín mà thành, như trong Khế kinh có dạy: “Phật pháp như biển cả do tín mà vào”. Hành giả niệm Phật ngoài việc có đức tin trong sạch tuyệt đối với Tam bảo, với sự tìm hiểu bằng kiến chiếu của trí tuệ Bát nhã kiên định không ngờ vực, trên nền tảng đó gia thêm lòng tin kiên cố vào pháp môn niệm Phật. Đức tin này được dựng lập trên ba điểm.
Thứ nhất hành giả tin tưởng Đức Phật Thích Ca là bậc đã thân chứng cảnh giới Tịnh độ, những lời dạy của Ngài về cảnh giới Cực lạc và khuyên chúng sanh phát nguyện cầu sanh là có thật. Hai là tin Đức Phật A Di Đà với bốn mươi tám đại nguyện vĩ đại tiếp độ chúng sanh, nếu ai có tâm mong về thế giới của Ngài thì người ấy sẽ được Phật tiếp độ. Ba là tin vào tự tánh thanh tịnh, vào khả năng sẵn có của mình, nếu hiện đời phát tâm niệm Phật thì mai hậu quyết định sẽ được vãng sanh Tịnh độ.
Trên cơ sở của tín, hành giả cầu sanh Tịnh độ cần phải có đủ yếu tố thứ hai là Khẩn thiết phát nguyện. Trong “Phát Bồ Đề tâm văn” của đại sư Tĩnh Am có dạy: “Nhập đạo yếu môn, phát tâm vi thủ, tu hành cấp vụ lập nguyện cư tiên. Nguyện lập tắc chúng sanh khả độ, tâm phát tắc Phật đạo kham thành” (Cửa yếu vào đạo lấy sự phát tâm làm trước, việc cấp thiết tu hành lấy lập nguyện làm đầu, nguyện có lập thì chúng sanh mới độ, tâm co phát thì Phật đạo mới thành). Lời dạy của Tổ sư đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của sự phát nguyện đối với việc tu hành như thế nào.
Tâm nguyện cầu sanh Tây phương theo Thiên Thai Trí Giả đại sư gồm hai điều là yêm ly và hân nguyện. Tâm yểm ly là tâm chán lìa. Hành giả phải luôn ý niệm sắc thân này vốn là hư tưởng, chỉ là sự tổ hợp của năm uẩn luôn nhuốm màu khổ đau và bất tịnh. Thân phận con người so với chư thiên chẳng khác nào bây dòi chen chúc trong hầm phẩn. Mọi phiền não cuộc đời luôn cấu xé tâm can, chúng như những mũi tên độc găm vào da thịt như những trận tra tấn cực hình. Nhờ thường xuyên quán sát như thế, hành giả sanh tâm nhàm chán, đối với thân xác và mọi thú vui dục lạc ở đời sẽ không sanh tâm đắm nhiễm.
Tâm chán bỏ thế giới Ta bà càng lớn thì chí nguyện cầu sanh càng mạnh. Người niệm Phật trước sau chỉ có một ước nguyện duy nhất là mong cầu sớm thoát khoi lao tù Ta bà hiện tại, nguyện thác sanh về Cực lạc ngày mai. Tâm tha thiết cầu sanh đó ngàn trâu kéo không lại. Chẳng khác nào như kẻ tha phương trông ngóng cố hương, người xa cha mẹ mong ngày đoàn tụ, như trong Di Đà sớ sao có câu: “Trông về Cực lạc như nhớ cố hương, ngưỡng mến đức Từ tôn như cha mẹ”.
Tín nguyện đã đầy đủ nhưng thiếu phần Hạnh, người tu Tịnh độ cũng khó thành tựu, vì vậy cần phải chú trọng vấn đề hành trì. Đại sư Ngẫu Ích tưng dạy: “Được vãng sanh hay không cũng đều do ở tín và nguyện; phẩm vị cao hay thấp là bởi ở chỗ hành trì có cạn hoặc sâu”.
Tín và Nguyện đã có, tức đã chuẩn bị tư lương, nhưng muốn đạt mục đích, hành giả cần phải thực hiên các sự nghiệp phước đức và trí tuệ. Đây là món tư lương thứ ba của người tu niệm Phật. Ngoài việc tu tạo phước đức trí tuệ và giữ gìn giới luật làm trợ hạnh vãng sanh, hành giả phải thực hành chánh hạnh. Chánh hạnh ơ đây là phát tâm thanh tịnh thường trì thánh hiệu Phật. Theo pháp môn Tịnh độ thì việc niệm Phật bao gồm bốn môn là Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Quán tượng niệm Phật và Trì danh niệm Phật.
Thật tướng niệm Phât là thể nhập vào đệ nhất nghĩa đế niệm tánh Phật bản lai của mình. Bản thể xưa nay vốn thanh tịnh vắng lặng không bị phiền não cấu nhiễm. Hành giả trụ tâm vào tánh Phật bản lai đó, khiến tâm không vọng động, không chạy theo niệm trần, tâm lần hồi trong sáng thể nhập vào cảnh giới nhất tâm.
Quán tưởng niệm Phật là hành giả quán tưởng Chánh báo và Y báo trang nghiêm của Đức Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc, cho đến khi mở mắt hay nhắm măt, cũng đều thấy cảnh giới Cực lạc rõ ràng.
Quán tượng niệm Phật là người tu luôn nhiếp tâm vào hình tượng của Phật A Di Đà, cho đến khi có đối trước hay không đối trước tượng, hình tướng oai nghiêm của Phật A Di Đà vẫn hiện ra trước mắt.
Sau cùng là trì danh niệm Phật, đó là niệm thầm hay niệm ra tiếng bốn chữ hay sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”. Hành giả niệm Phật với tâm tha thiết chí thành không xen lẫn tạp niệm, chỉ chú tâm vào danh hiệu Phật lần hồi sẽ thể nhập vào cảnh giới nhất tâm.
So với ba môn trước thì pháp trì danh niệm Phật có phần giản dị dễ tu và dễ thành tựu. Đây quả thật là phương tiện thù thắng trong các phương tiện, là đường tắt tu hành trong mọi đường tắt, như trong Di Đà sớ sao có câu: “Ví như chim hạc tung mình đâu bằng đại bàng cất cánh, ngựa ký ruỗi vó đâu bằng rồng chúa tung bay”.
Bởi do căn tánh của chúng sanh có thiên sai vạn biệt, nên pháp trì danh được các bậc cổ đức chia thành nhiều cách, như Ký thập trì danh; Phản văn trì danh; Sổ châu trì danh; Tùy tức trì danh; Truy đảnh trì danh; Giác chiếu trì danh; Lễ bái trì danh; Liên hoa trì danh; Quang trung trì danh và Quán Phật trì danh. Trong đó có thể nói pháp Ký thập trì danh là pháp tu rất dễ thành tựu, dễ đưa hành giả chứng đắc Niệm Phật tam muội.
Sanh tiền, đại sư Ấn Quang thường khuyên các liên hữu nên ứng dụng cách thức này, đó là cách niệm ký số, cứ mười câu làm một đơn vị, người hơi dài có thể niệm thành hai lượt, một lượt năm câu, người hơi ngắn có thể chia thành ba lượt, hai lượt đầu ba câu và lượt sau bốn câu. Sau khi niệm đủ mười câu, thì đếm một vài lần cho đến khi được một trăm, tức niệm được một ngàn. Cứ như thế lại đếm từ đầu là một lại, từ đó có thể biết một ngày niệm được bao nhiêu vạn. Niệm theo lối này tâm đã niệm Phật lại còn ghi nhớ số. Như vậy dù không chuyên cũng bắt buộc chuyên, nếu không chuyên thì sẽ bị sai lạc số mục. Cho nên pháp này là một phương tiện cưỡng bức giúp cho hành giả chuyên tâm, rất có công hiệu và đưa đến thành tựu cho người niệm Phật một cách nhiệm mầu.
Ngoai ra, vấn đề quan trọng của pháp niệm Phật là trong khi niệm phải giữ tâm thanh tịnh, bởi tâm thanh tịnh là nhân tố quyết định cho việc thành tựu cảnh giới nhất tâm. Muốn đạt được điều này cũng theo tổ sư Ấn Quang: “Khi hành giả đề khởi câu Phật hiệu, tai phải nghe rõ ràng từng chữ, tâm phải trụ vào câu Phật hiệu, không chạy theo vọng trần và nhiếp tâm liên tục hành giả sẽ tiến sâu vào cảnh giới chánh định”. Theo đại sư Liễu Nhất: “Khi tâm chuyên chú vào câu Phật hiệu, quên cả thân tâm ngoại cảnh, tuyệt cả không gian thời gian, đến lúc sức lực công thuần ngay cả nơi niệm trần mà vọng hoặc tiêu tan, tâm thể bừng sáng, hành giả có thể chứng được niệm Phật tam muội”.
Qua những điểm trình bày sơ lược về ba yếu tô Tín, Nguyện, Hạnh của pháp môn niệm Phật, chúng ta thấy pháp môn này có phần đơn giản dễ thực hành mà kết quả lại cao tuyệt. Môn này quả thật là pháp môn siêu tuyệt, là thuyên từ ra khỏi Ta bà, là cửa mầu để vào Phật đạo: “Xuất Ta bà chi bảo phiệt, thành Phật đạo chi huyền môn”. Sự dễ tu dễ chứng so với các pháp môn khác được các bậc cổ đức đánh giá: “Tu các pháp môn khác, như con kiến bò dọc theo ống tre, hành trì môn Tịnh độ như con kiến đục thủng ống tre ra ngoài”.
Phải chăng, pháp môn Tịnh độ là pháp môn duy nhất trong thời mạt pháp, để cho chúng sanh y cứ tu tập thoát ly sanh tử luân hồi; như trong kinh Đại tập nguyệt tạng, Đức Phật có dạy: “Mạt pháp ức ức nhân tu hành, hãn nhất đắc đạo, duy y niệm Phật đắc độ sanh tử” (Thời mạt pháp vạn vạn người tu hành, song ít có người đắc đạo, chỉ nương vào pháp môn niệm Phật mà khỏi thoát luân hồi). Đó có phải là mật ý vi diệu, là tình thương bao la của bậc có trí tuệ bất tận đối với chúng sanh căn cơ hèn kém, như trong kinh Vô lượng thọ nói: “Đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dữ từ bi ai mẫn, đặc lưu thử kinh chi trụ bách tuế. Kỳ hữu chúng sanh trị tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ” (Trong đời tương lai, khi kinh đạo diệt hết, Ta dùng sức từ bi thương xót, riêng lưu trụ kinh này một trăm năm. Chúng sanh nao gặp, tùy theo sở nguyện, đều có thể đắc độ).
Vì tính cách khế lý khế cơ ấy mà từ trước đến nay không biết bao nhiêu người niệm Phật được kết quả vãng sanh. Sự mầu nhiệm đó như rồng bay phượng múa, ngọc chạm vàng khua mà trong “Tịnh độ thánh hiền lục” đã ghi lại rõ ràng. Pháp môn này lại bao quát cả ba căn, trên từ các bậc Đẳng giác Bồ tát, các bậc Đại đức cao tăng, dưới cho đến những kẻ cùng hung cực ác, nhẫn đến những loài súc sanh như nhồng, sáo, uyên ương, se sẻ… cũng nhờ trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà mà được thoát ly thân cầm thú sanh về cảnh giới Tịnh độ.
Trải qua bao thế hệ thăng trầm của dòng thời gian biến đổi, các tông phái khác có nguy cơ bị hoại diệt hoặc trở thành một triết lý hỗ tương. Riêng tông Tịnh độ có tính cách thiết thực, đã ngày càng đứng vững và phổ cập, trở thành một trong hai tông phái tu tập căn bản của Phật giáo Đại thừa là Thiền tông và Tịnh độ tông. Có thể nói đây là hai tông phái bao trùm toàn bộ tinh hoa, đường lối tu tập của Phật giáo Đại thừa.
Với sự tán dương truyền thừa tông Tịnh độ, từ trước đến nay đã có biết bao vị cao tăng thạc đức, các bậc văn nhân chí sĩ… đã làm các sớ giải, các luận văn, làm truyện, làm kệ, làm thi, làm phú… để khen ngợi và xiển dương tông phái này.
Ngoài ra, các bậc cao đức, chuyên tu tịnh nghiệp, cầu sanh Tây phương số lượng không sao kể xiết, như Ngài Bách Trượng Hoài Hải với bản Bách trượng thanh quy làm quy củ cho Thiền tông, cũng không ngoài ý nghĩa quy túc Tịnh độ. Các Tổ bên Thiền tông như Vĩnh Minh Diên Thọ; Thiên Như Duy Tắc; Thiên Thai Hoài Ngọc… Bên Luật tông như các Ngài Nguyên Chiếu; Hoài Tố… Bên Tam luận tông như các Ngài Cát Tạng; Đạo Lãng… Bên Duy thức tông như các Ngài Khuy Cơ; Hoài Cảm… Bên Mật tông như các Ngài Bất Không; Hồ Đồ Khắc Đồ… Bên Hoa Nghiêm tông như các Ngai Đỗ Thuận; Trừng Quán… Bên Pháp Hoa tông như các Ngài Trí Giả; Quán Đảnh… Các bậc cao tăng xướng lãnh các tông phái trên đây và vô số danh tăng khác, cũng đều phát nguyện cầu sanh cảnh giới Cực lạc.
Tại nước Việt Nam, pháp môn Tịnh độ đã sớm truyền vào và phát triển mạnh mẽ. Trong thế kỷ XI, có thiền sư Tĩnh Lực (thuộc phái Vô Ngôn Thông) là vị đã chứng niệm Phật tam muội. Cũng trong thế kỷ này, một lang tướng của Lý Thánh Tông đã dựng một tượng Phật A Di Đà cao hai thước rưỡi tây tại núi Lan Kha, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Thiền sư Không Lộ (mất năm 1141) đã từng dựng tượng Phật A Di Đà ở chùa Quỳnh Lâm. Thảo Đường quốc sư, vị khai tổ dòng thiền thứ ba của Phật giáo Việt Nam (vào thế kỷ XI) đã khuyên đồ chúng nên tu Tịnh độ với bài Pháp ngữ thị chúng tuyệt vời. Tôn giả Huyền Quang tam tổ thiền phái Trúc Lâm cũng đã lập tháp Cửu phẩm liên đài tại chùa Bút Tháp để khích lệ tứ chúng cầu nguyện vãng sanh. Thời cận đại có các bậc cao tăng như HT. Tâm Tịnh, HT. Khánh Anh, HT. Hải Tràng, HT. Trí Thủ, HT. Thiền Tâm… đã tự tu và truyền bá pháp môn này từ Bắc chí Nam, làm cho Phật pháp được hưng thạnh và lan truyền cho đến ngày hôm nay.
Thiết nghĩ, trên bước đường tu tập người xuất gia lẫn tại gia, ai cũng mong muốn đạt đến kết quả giải thoát giác ngộ, nhưng thành tựu sở nguyện đó là điều không phải dễ dàng. Khi tự thân chúng ta luôn tràn đầy những nghiệp lực chi phối, cộng thêm hoàn cảnh xã hội bên ngoài, luôn có những năng lực tác động đưa con người đi vào trong quỹ đạo của dục vọng đê hèn. Chỉ một tập quán xấu nhỏ nhưng diệt trừ nó không phải đơn giản, hoặc một chút điều lành nhưng thực hiện không phải một sớm một chiều. Để rồi trong âm thầm, cuộc sống của chúng ta cứ trôi lăn trong vòng sanh tử, trong sự chỉ đạo của phiền não, tồn tại với bao ước vọng hão huyền, rồi một mai khi tấm thân tứ đại này tan rã, biết hướng về đâu mà nương tựa.
Chi bằng, đặt trọn tấm lòng thành hướng về với Tam bảo, mỗi niệm xả ly Ta bà, mỗi niệm cầu về Cực lạc. Quyết chí nương nhờ Phật lực, phát nguyện cầu sanh Tây phương, đến khi thành tựu quả vị Vô thượng Bồ Đề, trở lại Ta bà tiếp độ chúng sanh. Có như vậy mới hợp với bản hoài thị hiện của Đức Phật Thích Ca, đúng với hạnh nguyện tiếp dẫn của Đức Phật A Di Đà và không cô phụ tánh linh của mình.
Các Phúc Đáp Gần Đây