14 06 2020 | Chuyện Nhân Quả |
Chị tên Trần Thị Ngọc Huyền, 36 tuổi, hiện ở tại Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định. Năm 24 tuổi, chị lập gia đình, sau thời gian, thấy chưa mang bầu nên vợ chồng chị đi khám bác sĩ. Bác sĩ kết luận chị bị đa nang buồng trứng, chồng chị bị yếu tinh trùng nên rất khó có con. Chị chạy chữa bằng đủ loại thuốc. Trong thời gian này có người bạn cùng làm công ty khuyên chị trì chú Đại Bi, bảo rằng ca sỹ Bạch Tuyết nhờ trì chú Đại Bi mới sinh được con, cho chị một bài chú Đại Bi in trên giấy. Chị nữa tin nữa ngờ nên hành trì không đều đặn, tín tâm không đọc tiếp ➝
07 06 2020 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chẳng tạp là Chỉ, Chỉ là cơ sở của Ðịnh vì tạp niệm dứt thì chánh niệm hiển hiện. Tạp niệm có ba loại: một là thiện niệm, hai là ác niệm, ba là vô ký niệm (không thiện, không ác). Trừ sạch ba thứ ấy thì mới là chẳng tạp. Tâm phải vắng lặng, có vắng lặng thì thiện niệm, ác niệm mới chẳng sanh. Tâm cần phải tỉnh thức, tỉnh thức thì vô ký niệm mới chẳng sanh. Ngoài Phật không có niệm nên thường vắng lặng; trong niệm có Phật nên thường tỉnh thức.
Chẳng trụ là Quán. Quán là cốt lõi của Huệ. Một câu trước đã qua, một câu sau chưa tới, một câu hiện tại cũng chẳng trụ đọc tiếp ➝
31 05 2020 | Chuyện Nhân Quả |
Vào đời nhà Đường, ở huyện Văn Thủy thuộc Tịnh châu [nay là tỉnh Sơn Tây] có người tên là Lý Tín, làm vệ sĩ ở phủ Long Chính. Vào một mùa đông trong khoảng niên hiệu Hiển Khánh đời Đường Cao Tông [656 – 661] Lý Tín theo thông lệ đến Sóc Châu nhận việc, khi đi cưỡi con ngựa ký [ngựa ký là một giống ngựa hay, mỗi ngày có thể đi được đến ngàn dặm, tính rất thuần, dễ điều khiển] màu đỏ, có dắt theo một chú ngựa non. Bấy giờ đang lúc trời rất lạnh, gió rét, tuyết rơi dày, đi được hơn mười dặm thì ngựa không cất bước nổi. Lý Tín dùng roi quất ngựa, đến roi thứ mười thì ngựa bỗng cất tiếng nói như người, bảo Lý Tín rằng: “Tôi vốn đọc tiếp ➝
24 05 2020 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong khi hoạn nạn mà phát tâm niệm Phật ắt sẽ có linh ứng lạ lùng. Tuy khắp nơi giặc giã, cả làng tật dịch mà cầu Phật gia hộ cho thì một người niệm, một người an, trăm người niệm, trăm người an. Không phải là Phật có lòng riêng tư, lúc nào ngài cũng ở trong ánh sáng bình đẳng, vô tâm ứng hiện. Vì cớ sao? Vì động niệm ra tiếng thì cảm được quang minh của Phật chiếu trên đỉnh đầu mình, tự nhiên niệm niệm đầy đủ, niệm niệm bền chắc, niệm niệm dài lâu, được quang minh của Phật gia bị, thiện thần ủng hộ, tự có thể lìa nạn. Chớ nên thay đổi niệm. đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây