12 06 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Sẽ không ngoa khi nói niệm Phật là câu cửa miệng của người Phật tử Việt Nam. Vì bất cứ nơi nào có bóng dáng Tăng Ni Phật tử và chùa viện thì ở đó tiếng niệm Phật – Mô Phật râm ran. Mà cũng lạ, tiếng niệm Phật của người Việt được vận dụng với nhiều âm điệu, ngữ cảnh và cách biểu cảm khác nhau nên hàm nghĩa vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế mà niệm Phật – Mô Phật trở nên thiết thân, ứng khẩu, mọi lúc mọi nơi.
Khởi nguyên và cốt tủy của Phật giáo Việt Nam là thiền, song tu thiền tịnh là khuynh hướng tu học về sau đọc tiếp ➝
12 06 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm từ buổi mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, cả ngày niệm không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng, bán già, hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: Con tin lời của Đức Phật A-Di-Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, nguyện đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ-Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực-Lạc.
Muốn được vãng sanh phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngã. đọc tiếp ➝
07 05 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đây là những lời khai thị vàng ngọc của hòa thượng Diệu Liên trong suốt 7 ngày tu Phật thất tại chùa Linh Nham do thầy Thích Tâm An dịch với giọng đọc truyền cảm của cô Thường Duyên. Bằng những kinh nghiệm tu tập dài lâu của thầy kết hợp với những lời dạy từ chư tổ bài pháp của thầy trở thành một “cuốn từ điển bỏ túi” để chúng ta học và thực hành, một kim chỉ nam để người niệm Phật vững bước trên đường về Cực Lạc. Hòa thượng nêu rõ lý do vì sao niệm Phật không có hiệu quả cũng như những điều gì chúng ta không nên làm để công phu tu tập ngày thêm thăng tiến. Các phẩm vị được sanh về Thế Giới đọc tiếp ➝
27 04 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
1. Trong các bộ kinh mà Phật Thích Ca tuyên thuyết trong suốt 49 năm, mỗi bộ kinh ngài chỉ giảng qua một lần mà thôi. Riêng Kinh Vô Lượng Thọ (bộ kinh chính của hành giả tu Tịnh Độ) ngài giảng đến 5 lần vì khi kết tập kinh điển các vị tổ sư thấy có 5 quyển Kinh Vô Lượng Thọ với nội dung tuy giống nhau nhưng bố cục lại hoàn toàn khác nhau. (Sau này lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập tất cả 5 cuốn kinh ấy lại làm thành 1 cuốn hoàn chỉnh như chúng ta có ngày nay. Đây là cuốn Kinh Vô Lượng Thọ hoàn chỉnh nhất vì nó bổ sung cho nhau những khiếm khuyết cũng như ưu điểm của riêng từng cuốn.) đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây