25 11 2018 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong Tịnh Độ Thập Môn dạy rằng: “Người tu Tịnh Độ phải bỏ ác làm lành mới thành tựu được công đức”. Nếu người tuy niệm Phật Di-đà, nhưng tâm tật đố mạnh mẽ, gọi là “dấu dao nhọn trong lòng”, người này lúc lâm chung toàn thân đau nhức như ngàn mũi dao đâm vào mình. Hoặc nói ta có thể trì giới, người kia không làm được; ngạo mạn đối với sư tăng; chê bai, xem thường tất cả mọi người thì hiện đời tổn phước đoản thọ, bị bệnh lao, thổ huyết mà chết. Nếu người niệm Phật trần cấu chưa sạch, khi niệm ác sinh khởi phải lập tức tự kiểm điểm. Hoặc có tâm tham lam keo kiệt, tâm sân hận, tâm si ái, tâm tật đố đọc tiếp ➝
18 11 2018 | Gương Vãng Sanh |
Thích Tư Ngạn tự Nguyên Đăng, con nhà họ Tạ ở Tiền Đường tại Hàng Châu. Lúc tuổi trẻ ông theo học Nho vào hàng Chư sanh. Không bao lâu cảm thấy việc đời vô thường, nên quy y Tam bảo, đi tham học khắp các bậc tri thức về Tông và Giáo. Sau ông nghe Ngọc Phong pháp sư khai thị: “Muốn cầu thoát khổ, chỉ có pháp môn Niệm Phật là dễ thành tựu”, liền phát tâm mỗi ngày trì Phật hiệu sáu muôn câu lấy làm định khóa. Bình sanh có làm công đức chi, đều hồi hướng về Tịnh độ. Năm Nhâm Thân niên hiệu Đồng Trị, lại phát tâm thọ ngũ giới nơi chùa Hải Triều. đọc tiếp ➝
11 11 2018 | Chuyện Nhân Quả |
Lúc còn nhỏ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe thấy người lớn dạy bảo rằng: “Con cái bất hiếu sẽ bị thiên lôi đánh chết”. Khi lớn hơn một chút, người ta cho rằng những câu nói như thế này là do người lớn nghĩ ra để giáo dục con cái mà thôi. Nhưng trong xã hội từ xưa đến nay đã từng xảy ra rất nhiều những sự việc như thế, dưới đây là một trường hợp điển hình. Hôm ấy, nhân lúc đang nói chuyện với hàng xóm về nhân quả báo ứng, một bác gái ngoài 60 tuổi đã kể với chúng tôi một câu chuyện có thật. Câu chuyện kể về nhân quả báo ứng dành cho người con dâu vì đã bất hiếu với mẹ chồng của mình. đọc tiếp ➝
04 11 2018 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Người học Phật, từ khi quy y Tam Bảo trở về sau, nhất định phải quy y thời khoá tu tập. Bắt đầu cần cầu tự mình mỗi ngày thực hành lạy Phật và niệm Phật. Số mực tu hành nhiều hay ít có thể căn cứ vào tình huống thời gian của mình mà sắp xếp. Mỗi ngày cứ theo thời khoá đều đặn lấy đó làm định kế lâu dài cho đời tu của mình. Một thời gian sau, dần dần tăng thêm phần lượng số mục tu hành, khiến cho đạo nghiệp của mình ngày càng tiến bộ. Cách quy định thời khoá này mới có thể thật sự được lợi ích trong Phật pháp. Nếu không thì quy y uổng ghi tên suông; giống như học sinh đến trường ghi tên báo danh đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây