28 10 2018 | Gương Vãng Sanh |
Sư Đại Hạnh đời Đường cư trú tại Thái Sơn, tu Phổ Hiền sám pháp ba năm, cảm ứng đến bồ-tát Phổ Hiền hiện thân. Đến lúc tuổi già, sư xem trong Đại tạng, đồng thời phát nguyện thuận tay lấy được một quyển kinh A-di-đà, ngày đêm đọc tụng, đến nửa đêm ngày thứ hai mươi mốt, sư thấy cảnh giới lưu ly hiện ra, Đức Phật và hai vị bồ-tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí hiện thân. Hoàng đế Hi Tông nghe được việc này, liền ban chiếu mời sư vào cung ban hiệu “Thường Tinh Tấn Bồ-tát”. Một năm sau, đất lưu li lại xuất hiện một lần nữa, ngay hôm ấy sư thị tịch, có hương thơm lạ trải qua vài tuần, thân thể của sư không hư hoại. đọc tiếp ➝
21 10 2018 | Chuyện Nhân Quả |
Vào đời Tống, thiền sư Thanh Thảo Đường nghiêm trì giới hạnh, đã sống đến hơn chín mươi tuổi. Có nhà họ Tăng thường cúng dường thiền sư rất nhiều lần, đủ các món y phục, thức ăn uống… Thiền sư cảm lòng thành ấy, hứa sẽ thác sinh vào nhà họ Tăng.
Về sau, nhà họ Tăng có vị phu nhân sinh con trai, sai người đến chỗ thiền sư Thảo Đường xem thì thấy ngài đã ngồi mà viên tịch. Đứa con trai sinh ra đó, sau chính là Tăng Lỗ Công. Vì đời trước từng tu phước tuệ, nên còn trẻ tuổi đã đỗ đại khoa, sau làm một đọc tiếp ➝
14 10 2018 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Cư sĩ dựng cầu xong có thể nói là không công nào lớn hơn, nhưng tâm cư sĩ ham làm lành không chán; vừa xong một việc lành này đã làm ngay việc lành khác, đã hay càng hay hơn! Còn việc lớn sanh tử thì như thế nào? Nếu chẳng coi việc lớn sanh tử là gấp, cứ cắm cúi làm lành thì sự lành dù to như núi Tu Di cũng đều là nghiệp duyên sanh tử cả, biết đến ngày nào xong? Thiện sự càng lắm, sanh tử càng rộng! Một niệm ái tâm bao kiếp trói buộc, có đáng sợ chăng?
Cư sĩ tham cứu thấu đạt công án thế gian từ lâu, đã tu tập Tịnh nghiệp Tây Phương từ lâu, nhưng cái tâm sanh tử chẳng thiết, gia duyên chưa buông xuống được đọc tiếp ➝
07 10 2018 | Gương Vãng Sanh |
Cư sĩ Trầm Khải Bạch tự Trung Húc đời Thanh, người Ngô Huyện thuở nhỏ tánh hào đãng, thích giúp đỡ người hoạn nạn. Sau ông nổi danh về tài làm thuốc, càng ưa bố thí. Ðối với người nghèo, ông chẳng lấy tiền khám bịnh, hoặc còn cho thêm tiền. Năm hai mươi lăm tuổi, vợ mất, ông không tái giá, dốc lòng tu Tịnh nghiệp. Trên những tăng phường, đầu đường, thành cầu đi qua, ông đều đề danh hiệu Tây Phương Phật và những lời cảnh sách khuyên người niệm Phật. Gặp phải người bịnh nguy ngập, ông đều nghiêm nghị bảo:
– Tội nghiệt sâu nặng, sức tôi chẳng cứu nổi đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây