Có những kẻ cả đời niệm Phật nhưng chẳng thể vãng sanh, nguyên nhân nói đại lược gồm 4 điều:
1. Một là vì niệm Phật chẳng tinh thành, niệm thứ nhất vừa mới tinh thuần, niệm thứ hai bèn xen tạp. Lịch đại tổ sư đại đức đều là bậc thông Tông, thông Giáo, sau khi hiểu rõ Tịnh Độ bèn buông bỏ hết những thứ khác, chuyên tu Tịnh Độ.
Trong những trước tác của đại sư Liên Trì, tinh hoa là bộ Di Đà Sớ Sao; trước tác tối trọng yếu của đại sư Ngẫu Ích là Di Đà Yếu Giải, Ấn Quang đại sư vào tuổi già chỉ đọc tiếp ➝
Cư sĩ Tịnh Hải người viết sách khuyến tấn mọi người tu Tịnh độ đã được vãng sanh Cực Lạc quốc ngày 10 tháng 2 năm Canh Dần để lại ấn chứng 13.000 viên ngọc Xá lợi và nhiều xá lợi ngọc khác. Cái chết của ngài Tịnh Hải Cư sỉ phải chăng là tấm gương để hàng Phật tử chúng ta noi gương tu tập? Ngài thọ mạng 82 tuổi, hiểu biết đạo Phật rất muộn trên dưới khoảng hơn 20 năm và rốt ráo tu hành khoảng một thập niên Nhưng nhờ công đức viết sách dẫn chứng vấn đề vãng sanh và thu hút nhiều người bao gồm Tăng và Tục đọc tiếp ➝
Vì muốn thích hợp với mọi hoàn cảnh mọi tâm niệm, mọi căn cơ, nên cùng một việc niệm Phật mà có nhiều phương pháp sai khác nhau, mỗi phương pháp lại có một tác dụng đặc biệt riêng của nó. Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơ và hoàn cảnh mình mà hành trì. Nếu tu niệm trong một thời gian mà thấy rằng phương pháp mình đã chọn lựa không trấn tỉnh được tâm cảnh vọng động thì nên bỏ phương pháp đó, chọn lại một phương pháp khác, lắm lúc phải chọn đi chọn lại năm bảy lần mới tìm ra một phương pháp thật thích hợp. Phương pháp nào trấn định được tâm cảnh, tiêu trừ được mọi vọng niệm thì là phương pháp hay nhất đối với mình. Cũng như đối với thầy thuốc, phương thang nào chữa đúng căn bệnh là phương thang hay. Đối với chúng sanh, vọng niệm là căn bệnh, thuốc là danh hiệu Phật, hễ phương pháp nào trừ được căn bệnh vọng niệm, ấy là phương pháp thiện xảo nhất, đừng nên câu nệ.
Sau đây, xin giải thích rõ từng phương pháp một để hành giả y theo mà hành trì cho phải phép. Lại nên nhớ thêm rằng “Trì danh” là phương pháp tụng niệm của đường lối tu Tịnh độ. Đó là một điểm trọng yếu.
a) Niệm cao tiếng: Đem hết cả tinh lực toàn thân dồn vào trong một câu niệm Phật khác nào những tiếng đại hồng chung, những tiếng sư tử rống ác cả trời đất Vũ trụ. Theo phương pháp này bị hao hơi rát cổ nhiều, không thể trì niệm lâu được. Tuy nhiên, nó có công năng đối trị được bệnh hôn trầm giải đãi, trừ khử được tạp niệm lăng nhăng. Khi niệm Phật nếu thấy mơ màng muốn ngủ gục, hoặc thấy tư tưởng bị chao động, hành giả nên mạnh mẽ đề khởi tinh thần, cất cao vọng niệm to tiếng làm trí não thức tỉnh, chánh niệm khôi phục và sẽ được linh hoạt như cũ. Niệm Phật cao tiếng có tác dụng rất lớn lao. Hơn nữa nó còn làm cho người hai bên nghe rõ tiếng niệm và khiến họ lần lần sanh khởi tâm niệm Phật.
Ngày xưa, lúc Ngài Vĩnh Minh Thọ Thuyền sư niệm Phật tại chóp núi Nam Bình, tỉnh Hàng Châu, những người qua lại dưới chân núi nghe tiếng rang rảng như tiếng nhạc trời đánh giữa hư không, khiến cho ai nấy đều rất thâm cảm. Chính Ngài đã áp dụng phương pháp này vậy.
b) Mặc niệm: Lúc niệm, môi miệng chỉ hơi mấp máy, không phát ra tiếng; Người ngoài nhìn vào, không biết là đương niệm. Tuy không phát ra tiếng, nhưng 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật” đương sáng ngời và rang rảng trong tâm thức hành giả, vô cùng rõ ràng. Nhờ sự sáng ngời và rang rảng ấy mà tâm thần định tĩnh, chánh niệm ngưng tụ thành một khối, khiến cho hiệu lực của nó không khác hiệu lực của niệm Phật có tiếng
Phương pháp niệm này có thể áp dụng trong khi nằm nghỉ, khi tắm rửa, lúc bệnh hoạn, lúc phóng uế, hoặc trong khi đương ở hội trường công cộng hay khi lữ thứ tha phương v.v… tóm lại là trong những trường hợp không tiện niệm ra tiếng.
c) Niệm Kim Cang: Niệm thư thả, hòa hoãn tiếng không lớn quá, không nhỏ quá. Bất luận là niệm 4 chữ, hay 6 chữ, hành giả vừa niệm vừa lắng tai nghe lại tiếng niệm của mình từng chữ một, thật rõ ràng. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, trí óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được.
Phương pháp niệm này hiệu lực rất lớn lao, Cho nên, đem ví dụ với ngọc kim cang. Kim nghĩa là vàng, thí dụ cho sự cô đọng cẩn mật; cang nghĩa là cứng, thí dụ cho sự cứng rắn. Vừa cẩn mật vừa cứng rắn thì ngoại cảnh khó xâm nhập và tạp niệm dễ bị đánh tan.
Trong lúc phương pháp niệm Phật, phương pháp này thường được dùng hơn hết. Với phương pháp này lại có tên là phản văn niệm Phật nghĩa là niệm chữ nào trở lại nghe chữ ấy, chữ ra từ miệng lại trở về lại tai.
d) Niệm giác chiếu: Một mặt xưng danh hiệu Phật, một mặt quay tâm trí của mình trở lui soi xét tự tánh. Với phương pháp này, cảnh đối tượng trước mắt đều bị đẩy lùi hết, chỉ còn một cảm giác linh động trong tâm thôi. Ấy là cảm giác tâm Phật, thân Phật, cả hai cùng ngưng tụ thành một khối sáng chói lọi, tròn vành vạnh. Ngoài ra, replica rolex day date watche các cảnh giới bao la trong mười phương như sơn hà đại địa, nhà cửa khí cụ, nhất nhất thảy đều mất tung tích cho đến thân tứ đại của hành giả cũng không biết lạc mất chỗ nào. Được như vậy thí báo thân tuy chưa xả mà cảnh Tịch quang đã chứng. Danh hiệu Phật vừa tuyên lên là đồng thời hành giả chứng nhập tam muội, đem thân phàm phu dự vào cảnh giới chư Phật.
Thật không có phương pháp nào so bằng phương pháp này. Nhưng có điều đáng tiếc là, phi bậc thượng trí, ít ai lãnh hội và thực hành nổi. Vì vậy mà sức cảm hóa của phương này có hơi hẹp
đ) Niệm quán tưởng: Một mặt xưng danh hiệu Phật, mặt khác quán tưởng thân Phật và Bồ tát trang nghiêm đang đứng trước mặt ta. Do tự kỷ ám thị tưởng tượng ra các cảnh như cảnh Phật đương đưa tay thoa đầu ta hoặc lấy áo phủ lên mình ta, hoặc như cảnh đức Quan Âm và đức Thế Chí đương đứng hầu hai bên đức Phật, còn Thánh chúng thì đương đoanh vây hai bên thân ta. Lại có thể quán tưởng cảnh đất vàng, hồ báu của thế giới Cực lạc với lâu đài tráng lệ, lưới báu bủa giăng, hoa nở chim kêu đương phát ra tiếng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng v.v…
Nếu quán tưởng này đã thành thục, thì tuy nhục thân đương ở cõi Ta bà mà thức thần đã dạo chơi trên Cực lạc. Hoặc nếu quán tưởng chưa chơn thuần thì nó vẫn có thể làm trợ duyên cho sự niệm Phật bằng cách giúp cho tịnh nghiệp dễ dàng thành tựu.
Phép tu quán tưởng này lâu ngày càng thuần thục càng tạo được một ấn tượng rõ ràng và sâu sắc trong tầm mắt của hành giả. Một ngày kia, khi báo thân suy tạ, trần duyên ở cõi đời này dù cám dỗ đến đâu, cũng khó lôi cuốn khiến phải liên lụy. Như vậy, thắng cảnh Cực lạc nhất thời đã hiển hiện ra trước mắt rồi.
e) Niệm truy đảnh: Cũng giống như phép niệm Kim cang nói đoạn trước, nhưng giữa chữ trước và chữ sau, giữa câu trước và câu sau, đừng để xen hở. Chữ nọ bồi vào chữ kia, câu sau chồng lên câu trước, trung gian không cho dứt hở, nên gọi truy đảnh. Truy nghĩa là đuổi theo, đảnh nghĩa là đầu.
Nhơn vì chữ truy đảnh, câu câu truy đảnh một cách chặt chẽ, nên tạp niệm không cách gì xen vào được. Trong lúc niệm, do trong lòng tình tự khẩn trương, tâm và khẩu cùng xúc tiến một lần, phát sanh được chánh niệm. Oai lực của chánh niệm càng lớn càng lấn át tất cả, làm cho tâm tưởng vô minh tạm thời phải chìm lặng.
Phương pháp niệm này có hiệu lực rất lớn, xưa nay thường được số đông các bậc tu tịnh nghiệp dùng đến.
g) Niệm lễ bái: Đồng thời trong khi miệng niệm thì thân lạy, hoặc niệm xong một câu lạy một lạy, hoặc bất câu miệng niệm nhiều hay ít, hễ cứ miệng niệm thì thân lạy, thân lạy thì miệng niệm.
Có niệm có lạy liên tục nên khiến cho thân khẩu hợp nhứt; đồng thời trong lúc ấy, ý nghĩ đến Phật nên cả tam nghiệp thân, khẩu, ý cũng tập trung, 6 căn đều thâu nhiếp. Như vậy, toàn bộ thân tâm cùng hết thảy các giác quan đều quy về một mối, không còn có chỗ hở nào cho trần sự chen vào, cũng không có một tâm niệm nào khác làm chao động tâm niệm tưởng Phật, nhớ Phật.
Muốn áp dụng phương pháp này, phải đặc biệt tinh tấn. Hiệu lực của nó cũng đặc biệt lớn lao. Duy chỉ có một điều hại là lễ bái quá nhiều thì sinh nhọc sức, phí hơi thở; người yếu không làm nổi. Vậy chỉ nên kiêm dụng với các phương pháp khác, chứ không nên chuyên trì, sợ e mất sức, sanh bệnh.
h) Niệm từng loạt 10 niệm (sổ thập): Khi niệm dùng chuỗi hạt để ghi số loạt, cứ mỗi loạt mười câu. Sự ghi số có nhiều cách: hoặc niệm 3 câu một hơi, làm như vậy 3 lần, đến câu tiếp thì lần một hạt chấm câu; hoặc 3 câu một hơi, rồi 2 câu một hơi nữa, như vậy 2 lần rồi lần một hạt. Như vậy là cứ mỗi khi lần một hạt chuỗi tức là đã niệm xong 10 niệm.
Phương pháp này bắt buộc tâm hành giả vừa niệm Phật, lại vừa phải nhớ số câu niệm, Cho nên, dù tâm không chuyên, buộc cũng phải chuyên. Nhờ có sự cưỡng bức ấy mà đối trị được các tạp niệm lăng xăng, tâm trở nên chuyên nhứt. Thật là một phương pháp hay và rất thích nghi với những kẻ nào tâm niệm quá chao động.
i) Niệm đếm theo hơi thở (sổ tức): Niệm như pháp truy đảnh trước kia, không kể số danh hiệu Phật niệm được nhiều hay ít, chỉ dùng hơi thở làm chừng. Bắt đầu thở ra thì niệm cho đến khi hết hơi thở, nghỉ niệm mà hít thở vào. Khi thở ra lại, tiếp tục niệm như trước. Cứ 10 lần như vậy, thì gọi là 10 hơi niệm.
Phương pháp này sở dĩ thiết lập ra đặc biệt dành riêng cho những người quá bận rộn, tiện cho sự thực hành hằng ngày. Chẳng hạn như, mỗi ngày sáng sớm ngủ dậy, sau khi rửa mặt súc miệng xong, day mặt về hướng Tây hoặc hướng trước Phật đài, bỏ ra 5 phút là niệm xong 10 hơi. Công việc không khó, như người tập thể thao làm những cử động hô hấp. Nếu ngày nào cũng chuyên cần như vậy, thì cũng nhất định được vãng sanh.
Đây là căn cứ theo đại nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà (xem trước) mà thiết lập phương này. Các vị Cổ đức nghiên cứu và tu tập phương pháp thập niệm, chính là phương pháp niệm theo 10 hơi thở này.
k) Niệm theo thời khóa nhất định: Điều tối kỵ nhất trong phép niệm Phật là lúc bắt đầu thì hăng hái mà về sau lại giải đãi. Sở dĩ có sự thủy cần chung dải như vậy là vì không có tâm hằng thường. Cho nên, để giữ cho được thủy chung như nhứt, ngay từ khi sơ phát tâm niệm Phật, hành giả cần phải tự vạch cho mình một thời khóa biểu nhứt định. Một khi thời khóa biểu đã vạch sẵn rồi thì ngày ngày cứ y theo đó mà thực hành, tự gây cho mình một thói quen, và có như thế mới giữ được đạo tâm bất thoái. Trong buổi đầu, niệm nhiều hay ít chưa phải là điều quan trọng vì nhiều hay ít còn tùy thuộc năng lực và hoàn cảnh riêng biệt của từng cá nhân; quan trọng là tại chỗ thường thời thực hành, đều đều và chuyên nhất.
Người xưa có vị mỗi ngày niệm đến 10 vạn hiệu. Vị nào ít lắm cũng 5 vạn. Công hạnh tu hành của họ thật là tinh tấn dũng mãnh! Ngày nay, hoàn cảnh thay đổi khác xưa rất xa mà lực lượng của tự thân ta cũng không bằng, vậy ta nên châm chước hoạch định một công khóa, thật sát với hoàn cảnh và vừa sức của ta, để thực hành cho đúng mức. Sau khi đã hoạch định rồi thì dù gặp phải công việc bận rộn đến đâu, cũng phải cố gắng hoàn thành công khóa. Vạn nhất, vì một lẽ nào đó mà không hoàn tất được ngày ấy thì qua hôm sau phải bổ khuyết kịp thời, chớ nên để rày lần mai lửa, tạo thành cho ta một thói xấu rất có hại về sau.
Trong khi vạch khóa trình, nên tránh hai cực đoan. Cực đoan thứ nhứt là vì sự hăng hái trong buổi đầu, tự định cho mình một khóa trình quá nhiều, về sau đuối sức theo không kịp, rồi vì vậy bỏ luôn. Cực đoan thứ hai là vì sự e ngại về sau theo không kịp, nên dè đặt tự định cho mình một khóa trình quá ít, không thấm vào đâu, rồi cũng dễ sinh ra giải đãi. Cả hai cực đoan đều đến kết quả như nhau. Cho nên, trong khi quyết định khóa trình, cần phải tế nhị châm chước dung hòa giữa hoàn cảnh và năng lực thế nào thích trung mới được lâu dài và hữu hiệu
l) Niệm bất cứ lúc nào: Với những hành giả đã huân tập được tịnh chủng khá thành thục thì tự nhiên phát ra những tiếng niệm Phật bất cứ lúc nào, cơ hồ như có một sức lực dũng mãnh nào bên trong thúc đẩy, khiến cho hành giả hằng tiến không lùi. Vì vậy mà dù công khóa đã hoàn tất, các vị này vẫn chưa cho là đủ, nên trừ ngoài giấc ngủ, bất luận ngày đêm, trong bốn oai nghi là đi, đứng, nằm, ngồi, không lúc nào, không chốn nào, là không niệm Phật. Như vậy câu “Nam mô A Di Đà Phật” không lúc nào rời khỏi miệng, lâu ngày thành tập quán.
Truyện vãng sanh của người xưa còn ghi chép lại rất nhiều trường hợp vãng sanh do pháp môn niệm Phật này đem lại. Như có ông thợ rèn, tay đập búa miệng niệm Phật; bà làm nghề đậu hủ, tay xay đậu miệng niệm Phật; về sau, khi vừa dứt tiếng niệm Phật, cả hai đều được đức Phật phóng hào quang tiếp dẫn và đều được tọa hóa vãng sanh Cực lạc.
Chúng ta nên lấy đó làm gương. Nếu niệm được đến trình độ ấy thì dù có định khóa trình, hay không còn định khóa trình, không còn là vấn đề nữa.
m) Niệm hay không niệm vẫn là niệm: Phép niệm Phật nói ở đoạn trên là chỉ sự niệm thành tiếng, phát ra nơi cửa miệng, trong 4 oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Chữ NIỆM trong đoạn này là chỉ tâm niệm (tâm niệm nhớ nghĩ đến Phật). Nói “niệm hay không niệm vẫn là niệm” có nghĩa là bất kể niệm thành lời hay không, luôn luôn trong tâm vẫn tưởng nhớ đến Phật, tức là vẫn có niệm Phật.
Sở dĩ miệng phải niệm Phật là cốt nhắc cho trong tâm tưởng nhớ đến Phật. Giờ đây, dù cho khi miệng không niệm mà tâm vẫn có tưởng nhớ, như thế cứu cánh của phép trì danh niệm Phật đã đạt được rồi vậy.
Nếu hành giả thực hiện được phép “không niệm mà niệm” thì bất luận thời gian nào, bất luận miệng có trì danh hay không trì danh, tâm lý lúc nào cũng vẫn để vào Phật. Như vậy, tịnh niệm đã kiên cường liên tục không hở, lòng như rào sắt vách đồng, gió thổi cũng không lọt, ai muốn đập phá cũng không xuể, quyết không còn một trần niệm ô nhiễm nào có thể đột nhập, khiến cho tâm chao động được. Lúc ấy, phép niệm Phật tam muội tự nhiên thành tựu, quả vãng sanh không cầu mà tự đến.
Người xưa nói “niệm mà không niệm, không niệm mà niệm” tức là chỉ cho cảnh giới này vậy. Nếu không phải là người niệm Phật đã lâu năm, và do đó, công hạnh đã thuần thục, thì quyết không thực hành được pháp môn này. Hàng sơ cơ quả thật khó mà noi theo.
Trích Pháp Môn Tịnh Độ
Soạn Giả: Tỳ Kheo Thích Trí Thủ
Tôi có một người dì lấy chồng Chệt Quảng Đông. Dì sanh hai con, một trai và một gái. Trai tên Phá Lường (Hoa Lương), gái tên là Phá Lục Lìn (Hoa Ngọc Liên). Dượng rể tôi làm tài phú cho một chành lúa ngoài Cầu Dài, đối diện với Chợ Cá tỉnh Vĩnh Long, cách chợ bởi dòng rạch Long Hồ… Dì tôi là cô trưởng nữ, má tôi là cô gái út cách nhau mười bảy tuổi. Khi má tôi sanh ra tôi thì anh Lường của tôi bắt đầu đi hỏi vợ…
Chị Lìn thì mới sanh ra đời đã ngu khờ, câm điếc. Ba tôi khuyên dượng tôi nên đưa chị đi lên trường câm điếc ở Lái Thiêu, nhưng dì tôi không đành lòng. đọc tiếp ➝
Một buổi sáng, vào lúc thanh trai, Pháp Chiếu đại sư thấy trong bát cháo ở Tăng đường, hiện rõ bóng mây ngũ sắc. Trong mây hiện ra cảnh sơn tự, phía Ðông Bắc chùa có dãy núi, chân núi có khe nước. Phía Bắc khe nước có cửa ngõ bằng đá. Trong ngõ đá lại có một ngôi chùa to, biển đề “Ðại Thánh Trúc Lâm Tự”. Mấy hôm sau, ngài lại thấy nơi bát cháo hiện rõ cảnh chùa lớn ấy, gồm vườn ao, lâu đài tráng lệ nguy nga, và một vạn vị Bồ Tát ở trong đó.
Ngài đem cảnh tượng ấy hỏi các bậc tri thức. Một vị cao Tăng bảo: “Sự biến hiện của chư Thánh khó nghĩ bàn được. Nhưng nếu luận về địa thế non sông, thì đó là cảnh Ngũ Ðài Sơn”. Nghe lời ấy ngài có ý muốn đến viếng Ngũ Ðài thử xem sự thật ra thế nào?
Năm Ðại Lịch thứ tư, Ðại Sư mở đạo tràng niệm Phật tại chùa Hồ Ðông. Ngày khai hội cảm mây lành giăng che chốn đạo tràng. Trong mây hiện ra cung điện lầu các. Phật A Di Ðà cùng hai vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí hiện thân vàng sáng chói cả hư không. Khắp thành Hoành Châu, bá tánh trông thấy đều đặt bàn đốt hương đảnh lễ. Cảnh tượng ấy hiện ra giây lâu mới ẩn mất. Do điềm lành này, rất nhiều người phát tâm tinh tấn niệm Phật. Ðạo tràng khai liên tiếp được năm hội.
Một hôm, Ðại Sư gặp cụ già bảo: “Ông từng có ý niệm muốn đến Kim Sắc thế giới tại Ngũ Ðài Sơn để đảnh lễ đức Ðại Thánh Văn Thù sao đến nay vẫn chưa thật hành ý nguyện?” Nói xong liền ẩn mất. Ðược sự nhắc nhở, ngài sửa soạn hành trang, cùng với mấy pháp hữu, đồng đến viếng Ngũ Ðài.
Năm Ðại Lịch thứ năm, vào mùng sáu tháng tư, Ðại Sư cùng đồng bạn mới đến chùa Phật Quang ở huyện Ngũ Ðài. Ðêm ấy, vào khoảng canh tư, ngài thấy ánh sáng lạ từ xa chiếu đến thân mình, liền nhắm phỏng chừng tia sáng mà theo dõi. Ði được năm mươi dặm thì đến một dãy núi, dưới chân núi có khe nước, phía Bắc khe có cửa cổng bằng đá. Nơi cửa có hai vị đồng tử đứng đón chờ, tự xưng là Thiện Tài và Nan Ðà. Theo chân hai đồng tử dẫn đường, ngài đến một ngôi chùa nguy nga, biển đề: “Ðại Thánh Trúc Lâm Tự”. Nơi đây đất vàng, cây báu, ao sen, lầu các rất kỳ diễn, trang nghiêm. Cảnh giới quả đúng như ảnh tượng đã thấy nơi bát cháo khi trước.
Ngài vào chùa, lên giảng đường, thấy đức Văn Thù bên Tây, đức Phổ Hiền bên Ðông. Hai vị đều ngồi tòa sư tử báu cao đẹp, đang thuyết pháp cho một muôn vị Bồ Tát ngồi phía dưới lặng lẽ lắng nghe. Pháp Chiếu bước đến chí thành đảnh lễ, rồi quì xuống thưa rằng: “Kính bạch Ðại Thánh! Hàng phàm phu đời mạt pháp, cách Phật đã xa, chướng nặng nghiệp sâu, tri thức kém hẹp, tuy có Phật tánh mà không biết làm sao hiển lộ. Giáo pháp của Phật lại quá rộng rãi mênh mông, chưa rõ pháp môn nào thiết yếu dễ tu hành cho mau được giải thoát?”
Ðức Văn Thù bảo:
– Thời kỳ này chính là đúng lúc các ngươi nên niệm Phật. Trong các hành môn không chi hơn niệm Phật và gồm tu phước huệ. Thuở đời quá khứ, ta nhờ quán Phật, niệm Phật, cúng dường Tam Bảo mà được Nhất Thiết Chủng Trí. Tất cả các pháp như: Bát-nhã ba-la-mật, những môn thiền định rộng sâu, cho đến chư Phật cũng từ niệm Phật mà sanh. Vì thế nên biết, Niệm Phật là vua trong các pháp môn”.
Ngài Pháp Chiếu lại hỏi:
– Bạch Ðại Thánh! Nên niệm như thế nào?
Ðức Văn Thù dạy:
– Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Ðà giáo chủ cõi Cực Lạc. Ðức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của Ngài nối tiếp không gián đoạn thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.
Nói xong, hai vị Ðại Thánh đồng đưa tay vàng xoa đầu ngài Pháp Chiếu và bảo rằng:
– Do ngươi niệm Phật, nên không lâu sẽ chứng được quả Vô Thượng Bồ Ðề. Nếu thiện nam tín nữ nào muốn mau thành Phật thì không chi hơn niệm Phật. Kẻ ấy nhất định sẽ mau lên ngôi Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Ðược hai vị Ðại Thánh thọ ký xong ngài Pháp Chiếu vui mừng đảnh lễ rồi từ tạ lui ra.
Hai đồng tử khi nãy theo sau tiễn đưa. Vừa ra khỏi cổng, ngài quay lại thì người và cảnh đều biến mất. Ngài liền dựng đá đánh dấu chỗ ấy, rồi trở về chùa Phật Quang.
Ðến ngày 13 tháng 4, Pháp Chiếu đại sư cùng hơn năm mươi vị Tăng đồng đến hang Kim Cang, thành tâm đảnh lễ hồng danh ba mươi lăm đức Phật. Vừa lạy được mười lượt, ngài bỗng thấy hang Kim Cang rộng lớn thanh tịnh trang nghiêm có cung điện bằng lưu ly, đức Văn Thù, Phổ Hiền đồng ngự trong ấy. Hôm khác, ngài lại đi riêng đến hang Kim Cang, gieo mình đảnh lễ, nguyện thấy Ðại Thánh. Ðang khi lạy xuống vừa ngước lên, Ðại Sư bỗng thấy một Phạm Tăng tự xưng là Phật Ðà Ba Lỵ. Vị này đưa ngài vào một đại điện trang nghiêm, biển đề là Kim Cang Bát Nhã Tự. Toàn điện nhiều thứ báu lạ đẹp mầu, ánh sánh lấp lánh. Dù đã nhiều lần thấy sự linh dị, nhưng ngài vẫn chưa thuật lại với ai cả.
Tháng Chạp năm ấy, ngài nhập đạo tràng niệm Phật nơi chùa Hoa Nghiêm định kỳ tuyệt thực tu hành, nguyện vãng sanh về Tịnh Ðộ. Ðêm đầu hôm, ngày thứ bảy, đang lúc niệm Phật, Ðại Sư bỗng thấy một vị Phạm Tăng bước vào bảo: “Ông đã thấy cảnh giới ở Ngũ Ðài Sơn, sao không truyền thuật cho người đời cùng được biết?” Nói xong, liền ẩn mất.
Hôm sau, trong lúc niệm Phật, vị Phạm Tăng hiện ra, bảo y như trước. Ngài đáp: “Không phải tôi dám giấu kín thánh tích, nhưng chỉ sợ nói ra người đời không tin sanh sự chê bai mà thôi”. Phạm Tăng bảo: “Chính đức Ðại Thánh Văn Thù hiện tại ở núi này, mà còn bị người đời hủy báng thì ông còn lo ngại làm chi? Hãy đem những cảnh giới mà ông được thấy truyền thuật với chúng sanh, làm duyên cho kẻ được nghe biết, phát khởi tâm Bồ Ðề”. Ngài tuân lời, nhớ kỹ lại những sự việc đã thấy, rồi ghi chép ra truyền lại cho mọi người.
Năm sau, sư Thích Huệ Tùy ở Giang Ðông cùng với chư Tăng chùa Hoa Nghiêm theo Pháp Chiếu đại sư đến hang Kim Cang lễ Phật. Kế đó, lại đến chỗ dựng đá lúc trước để chiêm ngưỡng dấu cũ. Ðại chúng còn đang ngậm ngùi ngưỡng vọng, bỗng đồng nghe tiếng hồng chung từ vách đá vang ra. Giọng chuông thanh thoát, ngân nga, nhặt khoan rành rẽ. Ai nấy đều kinh lạ, đồng công nhận những lời thuật của ngài Pháp Chiếu là đúng sự thật. Vì muốn cho người viếng cảnh đều phát đạo tâm, Tăng chúng nhân cơ duyên ấy khắc những sự việc của ngài nghe thấy vào vách đá. Về sau ngay nơi đó, một cảnh chùa trang nghiêm được dựng lên, vẫn lấy hiệu là Trúc Lâm Tự để lưu niệm.
Triều vua Ðức Tông, Pháp Chiếu đại sư mở đạo tràng niệm Phật tại Tinh Châu, cũng liên tiếp được năm hội. Mỗi đêm vua và người trong cung nghe tiếng niệm Phật rất thanh thoát từ xa đưa vẳng lại. Sau khi cho người dò tìm, được biết đó là tiếng niệm Phật ở đạo tràng tại Tinh Châu, nhà vua phái sứ giả mang lễ đến thỉnh ngài vào triều. Ngài mở đạo tràng niệm Phật tại hoàng cung, cũng gồm năm hội. Vì thế, người đường thời gọi ngài là Ngũ Hội Pháp Sư.
Từ đó Ðại Sư tinh tấn tu hành, ngày đêm không trễ. Một đêm nọ ngài thấy vị đến bảo: “Hoa sen công đức của ông nơi ao thất bảo ở cõi Cực Lạc đã thành tựu. Ba năm sau là đúng thời kỳ hoa nở, ông nên chuẩn bị”. Ðến kỳ hạn, Ðại Sư gọi Tăng chúng lại căn dặn rằng: “Ta về Cực Lạc, mọi người phải gắng tinh tu!” Nói xong, ngài ngồi ngay yên lặng mà tịch.
Trích Mấy Ðiệu Sen Thanh Quyển 1
Cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Các Phúc Đáp Gần Đây