12 05 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Hỏi: Trong Kinh A Di Ðà Phật dạy, người niệm Phật được nhứt tâm bất loạn, thì khi lâm chung Phật và Thánh chúng mới tiếp dẫn người đó về Cực lạc. Nếu chúng con niệm Phật chưa được nhứt tâm, thì khi chết chúng con có được vãng sanh hay không?
Ðáp: Trong Kinh Di Đà Phật dạy, nếu hành giả nào chí tâm niệm Phật miên mật tương tục không gián đoạn, từ một ngày cho đến bảy ngày, thì người đó sẽ được nhứt tâm bất loạn và khi lâm chung sẽ được Đức Phật Di Đà cùng chư Thánh chúng phóng quang đọc tiếp ➝
07 05 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Hỏi: Thưa thầy, con thường niệm Phật hằng ngày, nhưng trong lúc hấp hối sắp lâm chung mà con không giữ được chánh niệm. Như vậy, khi chết con có được vãng sanh hay không?
Đáp: Việc giữ được chánh niệm trong giờ phút sắp lâm chung, thật không phải là chuyện dễ dàng như Phật tử nghĩ. Đối với căn tánh nghiệp lực sâu nặng của chúng ta hiện nay, thật khó mà giữ được chánh niệm. Chỉ trừ những bậc có được định lực vững vàng, xem cái chết như trò chơi, thì mới giữ được chánh niệm khi lìa đời. Ngoài ra, thật khó có ai giữ được như thế. Nếu là người bệnh nặng trước khi chết, cơ thể của họ bị đau nhức rã rời không còn nhớ niệm Phật. Vì vậy, chúng ta rất cần những người hộ niệm. Trong giờ phút nầy, việc hộ niệm cho người bệnh sắp chết thật là tối thiết yếu. Giả như chúng ta không giữ được chánh niệm, nhưng nhờ sự thức nhắc niệm Phật của các bạn đồng tu, cũng là một trợ duyên rất tốt cho chúng ta quyết được vãng sanh.
Theo lời Phật Tổ dạy, nếu như hằng ngày Phật tử chuyên cần niệm Phật, đến lúc hấp hối sắp lâm chung dù không giữ được chánh niệm, thì Phật tử cũng sẽ được vãng sanh. Vì sao? Vì còn có phần tha lực nhiếp hộ tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà. Hằng ngày, Phật tử đã chí thành niệm Phật và có lòng tín nguyện cầu vãng sanh, chả lẽ trong giờ phút sắp lâm chung vì không giữ được chánh niệm mà đức Từ Phụ Di Đà không tiếp rước Phật tử sao? Nếu như vậy, thì trái với bản nguyện của đức Phật rồi. Thế thì, Phật tử đừng có lo sợ nghi ngờ mình không được vãng sanh. Chính cái niệm nghi ngờ đó, nó sẽ làm trở ngại cho việc vãng sanh của Phật tử rất lớn. Điều quan yếu là Phật tử nên cố gắng ngày đêm chuyên cần niệm Phật. Phật tử hãy chuẩn bị tư lương hành trang cho mình khá vững chắc hơn. Trong ba món tư lương, thì hai điều kiện để bảo đảm được vãng sanh về Cực lạc, đó là Tín và Nguyện. Còn sự thật hành, đó là đánh giá ở nơi phẩm vị cao thấp. Phật tử nên xem kỹ lại những câu hỏi trước, tôi đã có trình bày qua về vấn đề nầy.
Tôi thành thật khuyên Phật tử, sau mỗi thời niệm Phật hoặc giả làm được điều lành gì, thì Phật tử nên nguyện hồi hướng trang nghiêm Tịnh độ. Phật tử nên cố gắng tập tu hạnh hỷ xả, đừng cố chấp bất cứ việc gì. Đồng thời, Phật tử nên sanh tâm yểm ly cõi đời đầy đau khổ trần ai hệ lụy nầy mà hân mộ về cõi Cực lạc. Nhờ tập buông xả, thì tâm Phật tử mới dần dần nhẹ bớt gánh nặng phiền não. Do đó, mà sự niệm Phật của Phật tử sẽ dễ được an định hơn.
Phật tử nên noi gương hạnh của bà Bách Bất Quản, trăm việc chẳng lo, buông bỏ tất cả. Bà chỉ một lòng niệm Phật, không màng đến việc đời phải trái hơn thua danh lợi khen chê. Nhờ vậy, mà kết quả là bà biết trước được ngày giờ vãng sanh. Trước khi vãng sanh, bà đến từ giả Hòa Thượng Đạo Nguyên, một bậc chân tu mà bà rất kính trọng. Vì Hòa Thượng chỉ dạy cho bà phương cách niệm Phật. Sau đó bà đi từ giả mọi người trong thân bằng quyến thuộc và bạn bè. Từ giả xong, bà lặng lẽ ngồi yên mà thoát hóa vãng sanh về cõi Phật. Thật là nhẹ nhàng an thoát biết bao!
Phật tử nên nhớ rằng, xưa kia ông Trương Thiện Hòa hằng ngày chuyên sát hại sinh vật trâu bò để bán, thế mà trước giờ phút sắp lâm chung, tướng địa ngục hiện ra, ông hốt hoảng chí thành niệm Phật. Nhờ đó mà ông cũng được vãng sanh thay, huống chi nay Phật tử biết lo tu hành ăn chay niệm Phật hằng ngày, mà không được vãng sanh sao? Điều quan yếu là Phật tử nên có tín nguyện sâu vào pháp môn niệm Phật mầu nhiệm. Và Phật tử cố gắng tập buông bỏ mọi việc đừng đam mê luyến ái duyên trần. Bởi càng luyến ái chỉ thêm ràng buộc chớ thực sự không có lợi lạc gì ! Kính chúc Phật tử sẽ chóng đạt thành sở nguyện.
Thích Phước Thái
28 04 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tại sao phải hành sám hối? Tôi nhận thức rằng muốn nghĩ đến vãng sanh Tịnh Độ cần phải sám hối trước, phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sanh.
Tại sao không thoát ra khỏi tam giới? Vì từ vô số kiếp đến nay, không nhận thức được tội chướng vô lượng vô biên của mình. Những điều tội chướng này đến từ đâu? Nguyên nhân từ đời trước hoặc từ lâu đời đến nay cùng chúng sanh có sự ràng buộc và tranh chấp với nhau đọc tiếp ➝
20 04 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ða số chúng ta đây đều biết, Phật có tướng hảo quang minh, Ma cũng có tướng hảo quang minh. Phước báo của Phật vô cùng to lớn, phước báo của Ma cũng không kém. Phật có hào quang kim sắc của Phật nhu hòa khiến cho chúng ta mỗi khi tiếp xúc đều có cảm giác nhẹ nhàng tươi mát, an ổn, vui vẻ, tự tại. Ma cũng có hào quang kim sắc, nhưng dưới ánh sáng chói lọi của Ma, con người sẽ cảm thấy sợ hãi không yên.
Tóm lại, hào quang của Ma so với hào quang của Phật không có khác, chỉ khác ở chỗ sau khi con người tiếp xúc rồi có những cảm giác hoàn toàn trái ngược nhau.
Làm thế nào để tránh khỏi ánh sáng của Ma? Không bị Ma tổn hại? Ðiều này hết sức quan trọng, quý vị không thể hiểu rõ. Phương pháp hữu hiệu nhất để đối phó:
Quý vị phải luôn giữ Chánh Niệm. Khi giữ được chánh niệm, chẳng những Ma không thể làm tổn hại, ngược lại sanh lòng tôn kính và hộ pháp.
Khi xưa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi thị hiện tám tướng thành đạo, Ma Ba Tuần liền đến và dùng đủ mọi thủ đoạn uy hiếp cản trở. Ðức Thế Tôn chánh niệm phân minh, như như bất động.
Sau cùng Ma không còn cách nào để phá hại nữa, nên sanh lòng tôn kính, bái phục, nguyện làm hộ pháp cho Ngài. Do đó tâm niệm của chúng ta cần phải tương ưng với Giới – Ðịnh – Huệ, ba môn học, đây là phương thức quan trọng nhất để đối trị với sức cản trở, lay động của Ma.
Những người nào dễ bị Ma làm tổn thương nhất?
Xã hội ngày nay, những người tu học Phật pháp, đặc biệt là giới thanh niên, bị nhập Ma rất nhiều. Những ai thích có thần thông, cảm ứng đều dễ bị kết duyên với Ma. Ma sẽ lợi dụng nhược điểm đó của quý vị đến lay động quấy phá. Cho nên người tu học Phật pháp trong thời đại này cần phải có cảnh giác cao độ.
Khi niệm Phật phải giữ tâm thật chân thật, không nên mong cầu cảm ứng. Trong kinh điển Phật dạy chúng ta như thế nào, chúng ta ngoan ngoãn làm theo. Ðiều gì Phật nói chúng ta không nên làm, chúng ta quyết định không làm.
Phật dạy chúng ta vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì chúng ta cầu sanh Tịnh Ðộ. Phật bảo chúng ta liễu sanh tử, thoát khỏi luân hồi, chúng ta tuyệt đối không luyến tiếc với lục đạo. Thuận theo lời chỉ dạy của Phật, Ma sẽ không làm gì được đối với chúng ta.
Giới trẻ ngày nay đa số vì muốn có thần thông, có cảm ứng, nhưng đâu ngờ đã tự mình làm hư hoại hết cả tương lai tốt đẹp của chính mình.
Thật là điều đáng tiếc vô cùng! Quý vị nên hết sức thận trọng, nhất là phải có sự cảnh tỉnh đối với con cháu, bà con quyến thuộc, bởi vì trong lúc quý vị khởi tâm mong cầu thần thông, cảm ứng, Ma liền có dịp giả hình dáng Bồ Tát, giả Phật Di Ðà đến mê hoặc và lừa gạt dẫn dắt quý vị đi theo. Nhiều vị đồng tu lo rằng: “Nhỡ khi lâm chung Ma giả Phật A Di Ðà đến rước thì sao? Nếu chúng ta không phân biệt được giữa Ma với Phật thì công phu niệm Phật nỗ lực tu hành bấy lâu sẽ chẳng còn!”
Ðối với điều này xin quý vị hãy yên tâm. Ma tuy lừa gạt người, nhưng nhất quyết chúng không thể giả dạng Bổn Tôn tức Phật A Di Ðà. Bởi vì Phật có Thần Hộ Pháp. Khi chúng ta phát tâm chân thật niệm Phật đều được các vị thần Hộ Pháp bảo hộ cho chúng ta, thần Hộ Pháp nhất quyết không dung thứ cho các loàii yêu ma quỷ quái giả mạo Bổn Tôn. Nếu chúng dám giả mạo sẽ bị tội nặng.
Ngược lại nếu chúng giả dạng các vị Phật khác đến gạt quý vị, chúng không phạm tội. Cho nên quý vị niệm Phật A Di Ðà, đến lúc lâm chung nhất định phải chờ Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn. Nếu thấy Phật Thích Ca, Phật Dược Sư đến rước đó là Ma giả dạng đến lừa gạt.
Trong tình trạng như vậy, quý vị phải tập trung tinh thần, nhất hướng chuyên niệm hồng danh A Di Ðà Phật, và mặc nhiên không thèm để ý đến, tức thời những hình ảnh đó sẽ tự biến mất. Những kiến thức này hết sức quan trọng, quý vị nên lưu ý.
Người niệm Phật thỉnh thoảng mơ thấy Phật A Di Ðà, như vậy là công phu niệm Phật được cảm ứng. Nếu thường xuyên thấy Phật thì phải cẩn thận, coi chừng công phu không đúng hoặc có vấn đề.
Nhiều người hỏi: “Lúc mới niệm Phật tôi thường mơ thấy Phật A Di Ðà, tới nay, niệm Phật đã nhiều năm rồi, lại không hề thấy. Như vậy có phải tôi bị thối chuyển so với lúc ban đầu không?” Trả lời: “Cũng có thể thối chuyển”. Nếu không bị thối chuyển cũng không nên thường xuyên mơ thấy, thường xuyên mơ thấy là ma cảnh. Cho dù quả thật mơ thấy Phật cảnh hiện ra cũng không nên sanh tâm chấp trước, sanh tâm tham và vui mừng.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni có chỉ dạy cho chúng ta phương pháp đối phó với ma cảnh như sau: “Khi gặp cảnh giới hiện ra, phải giữ tâm không để ý đến, không tìm hiểu sâu vào”.
Vì sao? Bởi vì khi Ma hiện ra có nghĩa là công phu của quý vị đã đạt tới mức khả quan, nếu không Ma cũng chẳng thèm tới để làm gì. Mục đích của chúng đến để chướng ngại, phá cho tan nát công phu tu tập và đạo tâm của quý vị.
Cho nên ý nghĩa câu hồng danh A Di Ðà Phật giúp chúng ta giữ tâm như như bất động trước Ma cảnh rất quan trọng và rất tương quan mật thiết với công phu tu tập của chúng ta.
Hòa thượng Tịnh Không
18 04 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Hỏi: Di Lặc Bồ Tát là bậc nhứt sanh bổ xứ, hiện ở cung trời Đâu Suất; Ngài sẽ kế vị đức Thích Ca mà thành Phật trong tương lai. Thiết tưởng chúng ta nên tu thượng phẩm thập thiện cầu sanh về nơi đó để được diện kiến Ngài.
Đợi đến khi Bồ Tát giáng thế thành Phật, ta cũng theo Ngài mà hạ sanh, trong ba hội Long Hoa tất sẽ được chứng thánh quả. Thế thì cần chi phải cầu sanh về Tây Phương Tịnh Độ?
Đáp: Cầu về Đâu Suất cũng có thể gọi là nghe đạo, thấy Phật, gần giống như cầu về Tây Phương. Nhưng nếu xét kỹ lại trong ấy có sự hơn kém rất xa. Xin kể ra hai việc để luận:
1. Dù chúng ta có tu thập thiện, chưa chắc đã được sanh về Đâu Suất. Vì Kinh Di Lặc Thượng Sanh nói: ”Hành giả phải tu các môn Tam Muội đi sâu vào chánh định, mới được sanh lên Nội Viện thiên cung”. Xét qua phương diện ấy, ta thấy Di Lặc Bồ Tát không có phương tiện tiếp dẫn, đâu bằng sức bản nguyện cùng sức quang minh của Đức A Di Đà có năng lực nhiếp thủ và tế độ những chúng sanh niệm Phật.
2. Lại khi Đức Thích Ca nói về nghĩa phương tiện tiếp dẫn trong cửu phẩm giáo môn, Ngài đã ân cần khuyên chúng sanh nên về Cực Lạc. Phương tiện nầy rất giản dị, hành giả chỉ cần niệm Phật A Di Đà, cơ cảm hợp nhau, liền được vãng sanh. Như ở thế gian chiêu mộ người, nếu kẻ nào muốn gia nhập thì cơ hội hợp nhau, liền thành sự việc.
3. Đâu Suất thiên cung dù sao cũng ở trong Dục giới, nên kẻ thối vị rất nhiều. Nơi ấy chim, nước, rừng cây gió, âm nhạc không phát ra tiếng pháp, có thể khiến chúng sanh phục diệt phiền não nhớ nghĩ Tam Bảo, phát lòng Bồ Đề. Trái lại còn có nữ nhơn gây tăng thượng duyên cho tâm trước nhiễm ngũ dục của hành giả.
Mà vẻ xinh đẹp của các thiên nữ ấy lại vi diệu tuyệt vời, làm cho chư thiên đắm mê, ít có vị nào tránh khỏi. Sao bằng cõi Cực Lạc cây chim tuyên Diệu Pháp, gió nhạc diễn Bồ Đề, chúng sanh nghe rồi phiền não tiêu tan, đạo tâm tăng tiến?
Cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà, không có người nữ và kẻ phát tâm nhị thừa, chỉ thuần là những pháp lữ Đại Thừa thanh tịnh, phiền não ác nghiệp không thể phát khởi; như thế làm sao hành giả không mau chứng quả vị Vô Sanh? Chỉ so sánh qua vài điều mà sự hơn kém đã hiển nhiên, còn chi phải nghi ngờ do dự?
Đến như sự gặp Phật Di Lặc được chứng thánh quả, cũng đã vị tất! Như khi Đức Thích Ca còn tại thế có biết bao nhiêu chúng sanh thấy Phật, mà vẫn không được chứng thánh quả? Lúc Đức Di Lặc ra đời cũng vậy, có vô số chúng sanh thấy Phật nghe pháp, song không được chứng thánh quả. Riêng về Tịnh Độ của Phật A Di Đà, chỉ được sanh về, quyết sẽ chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, không một kẻ nào thối đọa trở lại tam giới, bị nghiệp sanh tử buộc ràng.
Lại nghe Tây Vức Truyện nói: Có ba vị Bồ Tát là Vô Trước, Thế Thân, Sư Tử Giác thâm tu thiền định quyết chí đồng sanh về Đâu Suất. Ba vị đó cùng ước hẹn, nếu ai sanh lên Nội Viện được thấy Đức Di Lặc trước, phải trở về báo tin cho huynh đệ biết.
Ngài Sư Tử Giác quy tịch trước, trải qua thời gian khá lâu, không trở lại báo tin. Kế đó ngài Thế Thân vô thường; khi lâm chung, Vô Trước Bồ Tát dặn rằng: ”Sau khi em bái kiến Đức Di Lặc, phải trở xuống cho anh biết ngay.” Thế Thân Bồ Tát tịch rồi ba năm sau mới trở lại báo tin. Ngài Vô Trước hỏi: ”Tại sao em thông báo trể như thế?” Thế Thân đáp: ”Sau khi lễ kiến Đức Di Lặc, vừa nghe Ngài thuyết pháp chỉ dạy xong, em cung kính đi vi nhiễu ba vòng rồi trở xuống đây báo tin liền.
Vì một ngày đêm ở Đâu Suất bằng 400 năm nơi hạ giới, nên mới trể đến ba năm.” Vô Trước lại hỏi: ”Còn Sư Tử Giác hiện ở đâu?” Thế Thân đáp: ”Sư Tử Giác bị lạc vào Đâu Suất ngoại viện, đang say đắm cảnh ngũ dục, từ khi sanh lên đến nay, chưa được thấy Đức Di Lặc.”
Xem thế thì biết các bậc tiểu Bồ Tát sanh về Đâu Suất còn bị mê lạc, huống nữa là phàm phu. Cho nên người tu muốn chắc chắn được bất thối chuyển, nên cầu về Cực Lạc, chớ nguyện sanh lên Đâu Suất.
Theo Trí Giả Đại Sư
36/68Đầu«...10...353637...40...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây