Niệm Phật Không Khen Chê

Niệm Phật Không Khen ChêĐiều kiện niệm Phật:

Niệm Phật mà không phát lòng Bồ Đề, thì không tương ứng với bổn nguyện của Đức A Di Đà Phật, tất khó được vãng sanh, thành tựu sở nguyện. Lòng Bồ Đề là tâm lợi mình, lợi người, trên cầu thành quả Phật, dưới nguyện độ chúng sanh “thượng cầu hạ hoá”, tế khổ quần mê. Tuy phát lòng Bồ Đề mà không chuyên trì niệm Phật, không thành nhất phiến, thì không được vãng sanh. Nên các liên hữu cần phải lấy sự phát lòng Bồ Đề làm chánh nhân, niệm danh hiệu Phật làm trợ duyên, rồi sau mới cầu sanh Tịnh Độ. Người tu tịnh nghiệp (tu pháp niệm Phật) cần phải hiểu biết điều nầy thật sâu rộng, cần thiết phải vừa tu niệm vừa nghiên cứu nghiêm tầm giáo lý pháp môn tu càng thêm hiệu quả.

Hành trang để phát tâm tu niệm Phật:

Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh. Tín là tin; tự tha, nhân, quả, sự, lý không hư dối (Tín tự là tin tất cả do tâm tạo. Mình niệm Phật sẽ được tiếp dẫn. Tín tha: tin Phật Thích Ca không nói dối, Phật A Di Đà không nguyện suông. Tin nhân: khi niệm Phật là nhân vãng sanh, giải thoát. Tin quả: tin sự vãng sanh thành Phật là kết quả. Tin sự: tin cảnh giới Tây Phương, tất cả sự tướng đều có thật. Tin lý: tin lý tánh duy tâm, bao trùm Phật độ. Mỗi điều trên đây đều xác thật nên gọi là không hư dối).

Hạnh là chuyên trì danh hiệu không xen tạp, không tán loạn. Nguyện là mỗi tâm ưa thích, mỗi niệm mong cầu. Trong ba điều kiện nầy, người tu tịnh nghiệp (tu pháp niệm Phật) cần phải đủ, không thể thiếu một, mà nguyện là điểm cần yếu. Có thể có tin, hạnh mà không nguyện, chưa từng có nguyện, mà không tin, hạnh.

Trong đời mạt pháp, người phát tâm tu niệm Phật, vẫn có nghiệp trần dấy động, ma sự nhiễu dương, nguyên do bởi ba nguyên nhân : không rõ giáo lý, ít học kinh điển, nhất là pháp môn tu; không nhất tâm tìm cầu, phát tâm tu cho lấy lệ, để được ca tụng tán thán là Đại Sư Tịnh Độ, chỉ nghiên cứu xem chừng năm ba câu pháp, vội cho là người tu của pháp môn niệm Phật, do ngã mạn, nên không gặp thầy lành bạn sáng; thiếu tự tin, xem lại những hành động không tốt của mình, hay thích nói lỗi người, khoe khoang điều tốt của mình, hay chê Tông phái nầy khen Tông phái nọ, rốt cuộc mình không tu được ở đâu, ai nói hay cũng được, nói quấy cũng xong; họ có tu hành gì đâu mà nói hay nói quấy, biết gì mà nhận định, cuộc đời tu của họ không lúc nào tự soi xét lại chính mình, xem mình đã làm được gì, tu được gì, làm được gì cho Thầy Tổ, cho pháp môn, cho Phật pháp?

Với ba điều trên, sự tự xét chỗ sai lầm của chính mình là điều mà người liên hữu Tịnh Độ rất cần thiết trong lúc thực tập, hành pháp. Đại để muốn sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, không phải dùng chút phước lành, chút công đức lơ là là được; muốn thoát sự khổ sống chếtn luân hồi trong muôn vạn kiếp, không phải dùng tâm dần dà, hẹn hò, hứ khả, rồi lo rong chơi du hý, không lo tự cảnh tỉnh, trở về với cuộc sống hiện thực để có cơ hội tìm cầu giải thoát, vãng sanh Tây phương theo sở nguyện ban đầu! Họ đâu rõ chiếc bóng vô thường cô liu lặng lẽ, mới sớm mai thấy đó, rồi hoàng hôn phủ mất đó, đâu nên không siêng năng lo dự phòng giữ tịnh tâm gìn chánh niệm trước ư? Còn e sức chí nguyện không thắng nổi sức tình ái trong tam giới buộc ràng. Lúc bấy giờ tâm niệm Phật không hơn nổi tâm dục trần, như những kẻ niệm Phật, tu nhơn hạnh kém, lơ là biếng trể, nữa tin nữa nghi ngờ pháp Phật, thì ta cũng đành không biết làm sao vậy.

Đại Sư có bài kệ khuyến tấn :

Nam Mô A Di Đà,
Người nào không biết niệm?
Tuy niệm, chẳng tương ưng
Mẹ con khó hội kiến
Khi đi đứng ngồi nằm
Đem tâm nầy thúc liễm
Mỗi niệm nối tiếp nhau
Niệm lâu thành nhứt phiến
Như thế, niệm Di Đà
Di Đà tự nhiên hiện
Quyết định sanh Tây phương
Trọn đời không thối chuyển

Niệm Phật cần phải có niềm tin sâu nguyện thiết, như Đại Sư Tĩnh Am từng khuyến tấn : đi đứng nằm ngồi luôn gìn chánh niệm, hoặc kiết thất thực tập thúc liễm thân tâm, hoặc kinh hành vào đại định, lực Phật gia trì thành nhứt phiến, như kim cang bền chắc, một đời không thối chuyển, niềm tin yêu pháp môn, lục độ vạn hạnh ảnh hiện, lợi ích khắp mười phương, chúng sanh nương nhờ oai đức, làm bạn thánh hiền, dự hội hải chúng liên trì nơi thế giới Tây phương mầu nhiệm.

Lời dạy của Tỉnh Am đại sư
Trích: Tịnh Độ Giảng Lược
Tác giả: Hòa Thượng Thích Giác Quang

3 Cách Niệm Phật

3 Cách Niệm PhậtMặc trì thì niệm Phật bằng ý, thường thường trong đời sống thì ý thức con người hay bị dong rủi theo duyên, ngoại cảnh chi phối đủ điều, không bao giờ dừng nghỉ. Lúc gặp chánh pháp, có đủ duyên lành gặp đúng pháp môn tu. Thời gian thực tập chuyên tu tịnh nghiệp, tam nghiệp được phục chế, nghiệp lực không còn lừng lẫy, lửa tham sân si cạn dần theo sự thuần thục công đức siêng tu. Lúc hành đạo, chư liên hữu thực hiện ngồi bán già hay kiết già, kiết ấn tín (như hình ảnh Đức Phật ngồi thiền và thành Đạo dưới gốc cây Tất Bát La) qua thời gian khởi động ban đầu, hành giả bắt đầu dùng ý niệm Phật, tức niệm Phật bằng ý thức, không niệm Phật ra tiếng đọc tiếp ➝

Niệm Phật Nhưng Vì Sao Chẳng Thể Vãng Sanh?

Niệm Phật Nhưng Vì Sao Chẳng Thể Vãng SanhCó những kẻ cả đời niệm Phật nhưng chẳng thể vãng sanh, nguyên nhân nói đại lược gồm 4 điều:

1. Một là vì niệm Phật chẳng tinh thành, niệm thứ nhất vừa mới tinh thuần, niệm thứ hai bèn xen tạp. Lịch đại tổ sư đại đức đều là bậc thông Tông, thông Giáo, sau khi hiểu rõ Tịnh Độ bèn buông bỏ hết những thứ khác, chuyên tu Tịnh Độ.

Trong những trước tác của đại sư Liên Trì, tinh hoa là bộ Di Đà Sớ Sao; trước tác tối trọng yếu của đại sư Ngẫu Ích là Di Đà Yếu Giải, Ấn Quang đại sư vào tuổi già chỉ dùng một bộ kinh A Di Đà, một câu Phật hiệu, ngoài ra chẳng còn có gì khác nữa.

2. Hai là vì sanh nghi, chẳng dốc lòng tin.

Tuy tu Tịnh Độ, cũng chịu niệm Phật, nhưng chẳng thể hoàn toàn tin mình có thể vãng sanh. Chỉ cần có một điểm nghi tình, lúc lâm chung dù có phước báo, thân không bệnh khổ, trí não sáng suốt, nhưng chỉ có thể sanh về biên địa. Kẻ phước báo kém hơn, thần trí chẳng sáng suốt, nghi chướng nổi lên, liền chẳng được vãng sanh. Nếu muốn phá trừ những nghi chướng ấy, hãy nên thâm nhập, nghiên cứu kinh giáo và tìm đọc những chuyện vãng sanh thật sự.

3. Thứ ba là do chẳng có nguyện vãng sanh.

Chẳng nguyện vãng sanh là mâu thuẫn với niệm Phật, dùng việc niệm Phật để tu phước, tương lai làm một con quỷ giàu có, có kẻ còn mong sanh lên trời, hy vọng tương lai hưởng phước trời, cầu phước báo trong cõi trời, cõi người.

4. Điều thứ tư là vì chẳng thể đoạn tham ái.

Tham cầu các thứ hưởng thọ trong tam giới lục đạo, phàm phu tham ngũ dục lục trần thế gian, người cõi trời tham phước báo thanh tịnh cõi trời, người Sắc Giới, Vô Sắc Giới tham hưởng thọ Thiền Định. Có tham ắt thành chướng ngại, chẳng thể vãng sanh.

Người tu Tịnh Độ chân chánh, ma chẳng dám đến nhiễu loạn. Thứ nhất là do niệm lực, tức là như kinh này nói: “Nhớ Phật, niệm Phật”. Thứ hai là bổn nguyện có Phật tánh lực, điều được niệm là tự tánh Phật, thanh tịnh bình đẳng đại từ bi là Phật. Thứ ba là được bổn nguyện của chư Phật gia trì. Với sức bổn nguyện oai thần gia trì của mười phương ba đời hết thảy Như Lai, ma dù có sức cũng chẳng thể đến nhiễu loạn.

Lão hòa thượng Tịnh Không

Làm Thế Nào Niệm Phật Được Tương Ứng?

Làm Thế Nào Niệm Phật Được Tương ỨngGiáo lý phải thông đạt thì niệm Phật mới được tương ứng. Cổ nhân thường nói: “Nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”. Vậy thì anh phải làm đến tương ứng, cái giáo lý này không thể không biết. Không biết giáo lý rất khó tương ứng, người không hiểu giáo lý cũng có tương ứng rất là ít. Rất là ít, đó là người gì? Thường ngôn nói rất hay: “Người thật thà”. Chân chánh thật thà có thể không cần hiểu giáo lý.

Cái gì gọi là thật thà? Dạy họ niệm A Di Đà Phật, họ liền niệm đến cùng, họ niệm A Di Đà Phật nhất định chẳng có vọng tưởng, quyết định chẳng có hoài nghi, quyết định chẳng có gián đoạn. Hạng người này gọi là người thật thà, người thật thà khó được. Có lẽ hiện nay, trong một vạn người khó mà tìm được một người. Người đó có thể không cần học giáo, có thể không cần nghe kinh, họ có thể thành tựu.

Cho nên trong Phật môn, bất luận là tông phái nào, một pháp môn nào, thật sự có thành tựu, một là người thượng trí, một là người hạ ngu. Hai hạng người này dễ dạy, người thượng trí họ hiểu được, họ thông minh, họ đối với giáo lý thông đạt cho nên họ không có hoài nghi, họ không có xen tạp, không có gián đoạn.

Còn cái hạng ngu này thì cổ nhân thường nói: “Ngu bất khả cập”. Chúng ta người thông thường so với họ không bằng. Tâm địa của họ thanh tịnh, trung hậu, lão thành, họ chẳng có tạp niệm, họ chẳng có dục vọng…

Dạy cho họ một câu Phật hiệu, họ liền niệm đến cùng, họ chẳng có hoài nghi, họ không có xen tạp, thường thường hai ba năm họ thành công rồi, họ vãng sanh biết trước ngày đi, họ không sanh bệnh, rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch. Lúc sắp ra đi Phật đến tiếp dẫn, vui mừng mà ra đi, chúng tôi nhìn thấy không ít.

Hạng người trình độ như chúng ta rất là khó độ, lên không lên, xuống không xuống, suốt ngày đến tối, khởi vọng tưởng, trong khi niệm Phật có xem tạp vọng tưởng, trong lúc học giáo cũng có xen tạp vọng tưởng, cho nên học giáo không thể khai ngộ, niệm Phật không được nhất tâm. Căn bệnh ngay tại chỗ này, bệnh của mình phải tự mình đối trị, người khác không thể giúp được.

Tự mình phải có quyết tâm, đem cái căn bệnh của mình sửa đổi trở lại. Cổ nhân nói rất hay: “Ngu bất khả cập”. Chúng ta muốn học hạng ngu rất khó, rất khó. Chúng ta muốn đem thân tâm thế giới, tất cả buông xuống, không thể không đi theo con đường giáo lý này. Thật sự thông đạt giáo lý cũng tức là nói cứu cánh nhân sanh vũ trụ này là sự việc gì? Nếu không thể triệt để thông đạt, nhưng đại khái cũng phải hiểu rõ.

Sau khi hiểu rõ anh mới biết buông xuống, anh mới biết được buông xuống là chính xác. Buông xuống đối với ta mới thật sự có lợi, nếu như không buông xuống thì một đời này của chúng ta dĩ nhiên là luống qua. Đời sau vẫn còn tạo luân hồi, ra không khỏi lục đạo luân hồi, vậy thì chúng ta phải ghi nhớ.

Trong kinh Phật , Phật nói với chúng ta: Lục đạo chúng sanh thời gian trong tam ác đạo thì dài, thời gian trong tam thiện đạo thì ngắn. Phật thường dùng thí dụ nói: Tam ác đạo là quê hương của anh, tam thiện đạo là anh đi ra ngoài du lịch. Anh đi ra ngoài du lịch ngắm cảnh thời gian ngắn tạm.

Tam ác đạo là quê hương của anh, thật rất đáng sợ! Đời đời kiếp kiếp chúng ta là người niệm Phật cùng với Phật có duyên rất sâu, vì sao không thể thành tựu? Tức là không chịu buông xuống, không có đem thân tâm thế giới triệt để buông xuống, cho nên Tây phương Cực Lạc thế giới đi không thành…

Những năm gần đây, chúng tôi đề xướng thuần tịnh thuần thiện. Tâm địa phải thuần tịnh, hành vi phải thuần thiện thì niệm Phật mới được vãng sanh. Vì sao? Tây phương Cực Lạc thế giới giai thị chư thượng thiện nhân tụ hội nhất xứ. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tâm không hiền lương, anh nghĩ xem anh làm sao có thể đi? A Di Đà Phật rất từ bi tiếp dẫn anh đến Cực Lạc thế giới rồi, anh đến Cực Lạc thế giới cùng với người này ở không quen, cùng với người kia trái mắt. Đây là cái chánh nhân của anh không được vãng sanh.

Cho nên tại thế gian này trong mấy chục năm, ngắn ngủi…Giống như chúng tôi là người đã lớn tuổi, đại khái chỉ còn trong vài năm hoặc trong mười mấy năm, người trung niên trở lên phải có cảnh giác cao độ, thời gian không nhiều, anh phải thật sự nắm lấy thời gian làm cái việc đời đời kiếp kiếp của chúng ta, hi vọng cầu một sự việc lớn này, không phải là một đời một kiếp, cơ hội lần này không thể bỏ qua…

Kinh Kim Cang Phật nói rất hay: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh…”. Anh mà đem những thứ này để ở trong tâm thì sai rồi, không nên còn lo lắng. Triệt để buông xuống, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, chỉ có Cực Lạc thế giới. Thật sự người cầu vãng sanh, trong một đời của anh, một bộ kinh Vô Lượng Thọ đủ rồi. Nếu chê kinh Vô Lượng Thọ quá nhiều, không cách nào thọ trì, vậy thì anh học kinh A Di Đà.

Kinh A Di Đà phân lượng ít, trước kia tại Trung Quốc chúng ta đều biết Ngài Liên Trì Đại Sư, đời cận đại Ấn Quang Đại Sư, các Ngài một đời chỉ thọ trì một bộ kinh A Di Đà, một câu lục tự hồng danh, thành Phật làm tổ. Nhất là Ngài Liên Trì Đại Sư nói rất hay: “Tam tạng mười hai bộ nhường cho người khác ngộ. Quý vị nào ưa thích thì quý vị đi ngộ. Tám vạn bốn ngàn hạnh (là tám vạn bốn ngàn pháp môn) nhường cho người khác hành, quý vị ưa thích tu pháp môn nào thì quý vị đi tu”. Ngài tự mình hết lòng hết dạ một bộ kinh Di Đà, một câu Phật hiệu thành Phật làm Tổ cũng dư thừa. Cái tâm vĩnh viễn là thanh tịnh, vĩnh viễn là chí thiện. Chúng tôi nói thuần tịnh thuần thiện, ngài hoàn toàn đã thực hiện được, hoàn toàn đã làm được cho nên ngài đã thành tựu.

Cái sự việc này nói thì dễ, lúc làm thì khó. Chỗ khó ở chỗ nào? Cái khó ở chỗ cái lý chúng ta không thấu triệt, phương pháp chưa tìm được tỉ mỉ tường tận. Nhất định phải biết rõ từ trong nội tâm của mình làm công phu, Phật pháp gọi là nội học, thời thời khắc khắc tự mình quán sát, không nên đi nhìn người khác, phải tiêu trừ mâu thuẫn trong nội tâm thì tâm của anh mới được thanh tịnh – Ngẫu Ích Đại Sư nói rất hay: “Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu tại nơi tâm”…

Hòa thượng Tịnh Không

Niệm Phật Có Nề Nếp

Niệm Phật Có Nề NếpMọi người đều có thể hiểu được ý tứ của câu “Niệm Phật có nề nếp”, tức là toàn tâm toàn lực niệm Phật mà tâm không xen thêm việc khác, lúc có phiền não – niệm Phật, lúc hoan hỉ – cũng niệm Phật, ban ngày – niệm Phật, ban đêm – niệm Phật, lúc bận rộn – niệm Phật, lúc nhàn rỗi – cũng niệm Phật, không lúc nào là không khắc sâu và không ở tại câu niệm Phật.

Ðại khái là mọi người liệu hiểu được ý nghĩa vấn đề niệm Phật có nề nếp (thói quen). Kỳ thật đây chỉ là nêu lên sự công phu trên bề mặt, mà chưa phải là niệm Phật trên vấn đề “Ðức hạnh”. Tu hành mà chỉ ở mỗi sự biểu hiện của công phu bên ngoài, mà không có sự nổ lực thăng tiến ở nơi “đức hạnh”, nghiêm trì giới luật (năm giới, mười giới, sáu độ), thanh tịnh tâm; Thế thì, thói quen niệm Phật của người đó cũng giống như một máy niệm Phật quay chuyển tự động, tự động niệm hoài câu hiệu Phật, máy tự động niệm Phật tuy có thể có thói quen niệm Phật, song không thấy có thể vãng sanh thế Cực Lạc.

Người không tu hành thì có thể làm người không cần nề nếp lắm, nhưng người tu hành thì nửa chút việc cũng chẳng nên lơ là, chẳng nên thường bị việc thế tục như: Công tác, kết hôn, sinh con, lo gia đình, mua xe mua nhà… nhiều việc nhiều việc bận rộn! Trong tâm tham ái dính mắc sinh – tử – yêu – hận!.

Nên nương theo lời dạy như pháp mà tu hành nề nề nếp nếp, nhiên hậu mới có thể được giải thoát (sinh về thế giới Cực Lạc ở tây phương), đây là vấn đề ý vị sâu xa, cũng là chỗ diệu nghĩa của một câu “Niệm Phật có nề nếp” nầy. Nếu như người có thể dụng công niệm Phật phát ra bằng miệng thì càng bổ sung được những thiếu sót trên nhân phẩm; như thế có thể khẳng định rằng Phật giáo đồ bao gồm đại bộ phận đều được giải thoát (sinh tây) rồi.

Song đứng trên sự thật ngược lại không phải là như thế, có rất nhiều người niệm Phật chính mình đối với chính mình không có tín tâm, lại còn thưa với thân hữu (bạn bè thân) hãy vì mình mà lúc lâm chung niệm giúp mình một phen (người có tín tâm đầy đủ thì không cần phải thưa gởi như thế đâu); đây chính là người tu hành niệm Phật chẳng đủ sự thành thục, tín tâm dễ bị động lay vậy.

Cũng tức là nói rằng danh hiệu Phật bình thường ta niệm chẳng đủ thành nề nếp, trong tâm ta bị những sự việc hoặc những ý niệm “không nề nếp” của ta chiếm lĩnh, trong tâm tồn tại những việc thế tục so tính cưu mang dắt dẫn mãi, khiến cho ta biến thành kẻ “miệng thì nề nếp mà tâm không nề nếp”.

Cần nên biết rằng sự tình giải thoát (sinh tây) là chẳng thể hoàn toàn nhờ vào cửa miệng là xong, càng nên quan trọng là công phu trong tâm, nề nếp (thanh tịnh) trong tâm; trên miệng niệm tới niệm lui đều là một câu A Di Ðà Phật, miệng không biết được chính mình có thói quen hay không, nó chỉ là phản ảnh lại nhu cầu của nội tâm mà thôi, nó chẳng qua là công cụ phát thanh, nếu ta không dùng nó thì cũng chẳng thể ảnh hưởng lại nội tâm; cho nên công phu trên miệng không hoàn toàn chứng minh chỗ có nề nếp hay không, công phu trong tâm mới là chính của nề nếp.

Ta nếu niệm Phật nề nếp thì nên dùng nề nếp (thanh tịnh) trong tâm để niệm, ngàn vạn lần xin chớ nên dùng tâm không nề nếp mà niệm đức Phật nề nếp (thanh tịnh)! Nếu thế là hành vi tự khi dối, là chướng ngại cho việc giải thoát (sinh tây).

Lại nói rằng, một việc niệm Phật có nề nếp nầy thật chẳng phải dễ, đa số mọi người thật ra rất khó mà niệm Phật có nề nếp, tóm lại là đem Phật mình niệm thành ra ông thần tài để cầu tài, mong rằng có thể được của tiền giàu có v.v… đây vốn là bản tính của con người sai quấy sâu dày, nhưng ta có thể ở trong quá trình niệm Phật cầu tài, ngược lại mà xen lẫn sự ham muốn càng nhiều của mình, khiến cho mình càng khó bỏ thoát được vướng mắc của ham muốn, biến thành niệm Phật cầu phước báo trời người.

Cho nên niệm Phật thành nề nếp, tức là cần gội bỏ sạch hết tất cả những ý niệm ham muốn của thế tục nầy, nhìn rõ buông cả, đem tâm nhẹ nhàn không chấp, không vọng lấy, không vọng dùng, niệm Phật một cách chân thực tồn tại.

Chẳng nên chỉ niệm Phật trên miệng mà ngược lại trong tâm, để cho sáu dục chiếm đầy, thế thì chỗ thành tựu mà ta niệm Phật thu hoạch được khả năng ít ỏi không đủ dùng cho ta, vì ta đã đều để nó dụng cho việc tiền tài, giàu có, thân nhân… trên những việc ngoài thân, mà không tập trung lực lượng để đối phó ngay cái nguồn của tất cả phiền não (tâm) đã phát ra.

Ta có thể đúng như chỗ nguyện mà được sự linh nghiệm về tiền bạc giàu có v.v… thì ta ngược lại cũng khó chiến thắng nổi kẻ địch rất lớn của nhân loại đó là: Tự ngã; Nó từ trong danh lợi và lòng ham muốn mong cầu của thế gian mà thoát ra. Do vì tâm niệm của ta đã chẳng thuần tịnh được.

Trong “nề nếp” đã bao hàm ý nghĩa là hướng theo Phật Ðà mà học tập, nhìn chung, ngoan ngoãn chiếu theo lời dạy của Phật Ðà mà làm. Người chẳng có nề nếp, ngoài việc niệm Phật trên cữa miệng ra, các bộ phận khác đều xa lìa tâm Phật và hạnh Phật, nên biết rằng đức Di Ðà thì không thể mang được một bộ răng của anh lúc anh lâm chung vãng sanh, cái mà ngài mang là cái TÂM của anh, một cái tâm thanh tịnh, tâm học Ngài, nghĩ tưởng Ngài và có nề nề nếp nếp (thói quen) niệm đến Ngài!

Niệm Phật đương nhiên có thể giải thoát (sanh tây), chẳng thế thì cũng không thể có nhiều người xét rộng pháp môn nầy, nhưng niệm Phật giải thoát thật ra chẳng phải là không có điều kiện, nhân vì danh hiệu Phật ắt phải cần kết hợp với người niệm Phật, mới có thể khiến cho một câu danh hiệu Phật phát huy có sức ứng hợp của nó; cũng tức là nói tâm của người niệm Phật, hành vi (thân) và miệng cần phải kết hợp thành một thể; Miệng niệm Phật, trong tâm cũng cần tưởng Phật, hành vi thì không thể trái với sự dạy răn của Phật, đây mới là sự niệm Phật chu toàn.

Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật dạy rằng:

“…Chánh tâm chánh ý, trai giới thanh tịnh, một ngày một đêm, hơn cả trăm năm làm thiện ở cõi nước Vô Lượng Thọ, bỡi vì sao? Vì cõi nước kia là Vô Vi tự nhiên, sẵn chứa các việc thiện, không có việc ác dù nhỏ; ở cõi nầy tu thiện, mười ngày mười đêm, hơn cả trăm năm làm việc thiện ở các nước Phật phương khác, bỡi vì sao? Ở các nước Phật khác người làm việc thiện rất nhiều, người làm ác rất ít ỏi, phước đức tự nhiên, không có chỗ tạo ra ác.

Chỉ vì cõi nầy việc ác rất nhiều, không có tự nhiên, siêng nơi khổ cầu ham muốn, chuyển đến dối gạt nhau, tâm nhọc nhằn thân khốn cùng, uống đắng ăn độc, việc ác như thế, chưa từng yên dứt”.

Huỳnh Lão cư sĩ