22 03 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Theo kinh luận, người niệm Phật nên y theo ba lượng để củng cố lòng tin.
I. Thánh Ngôn Lượng: là giá trị lời nói của Phật, Bồ Tát trong các kinh luận. Đức Thế Tôn đã dùng tịnh nhãn thấy rõ y báo, chánh báo cõi Cực Lạc, và diễn tả cảnh giới ấy trong các kinh Tịnh Độ. Các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền đều ngợi khen cõi Cực Lạc và khuyên nên cầu vãng sanh. Người Phật tử nếu không lấy lời của Phật, Bồ Tát làm mực thước, thử hỏi còn phải tin ai hơn?
II. Hiện Chứng Lượng: là lối tìm hiểu do sự thấy đọc tiếp ➝
24 02 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Khi bệnh tình của người thân đã đến giai đoạn cuối nhưng vẫn còn tỉnh táo, lúc này gia đình nên gấp rút đi mời ban hộ niệm (BHN) đến để khai thị cho người bệnh. Nhân lúc bệnh nhân còn tỉnh táo chưa hôn mê, đây là lúc người bệnh nên chuẩn bị tinh thần cho chuyến đi cuối cùng của đời mình. BHN sẽ giúp cho người bệnh hiểu rõ những gì sẽ xảy ra một khi thân thể này đi dần đến tan hoại và người ta sẽ đi về cảnh giới nào sau khi xả bỏ báo thân. Từ đó người bệnh sẽ không trở nên sợ sệt và giữ được chánh niệm, niệm Phật để ra đi một cách nhẹ nhàng. Đa số những trường hợp người bệnh nghe đọc tiếp ➝
03 02 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Khi phát hiện ra lỗi lầm của người khác, quý vị nên dũng cảm thừa nhận lỗi lầm của mình, trước phải quán xét tự thân, phải sám hối với chính mình, như thế mới có thể giải quyết được vấn đề. Lúc trước, chúng ta có nói đến pháp tu nhẫn nhục, thế nào gọi là nhẫn? Tức nhẫn điều không thể nhẫn. Không có năng nhẫn và sở nhẫn (người nhẫn và điều được nhẫn), không có hoàn cảnh, “ngã” của năng nhẫn và “tha” của sở nhẫn đều không tồn tại, đó gọi là năng nhẫn hay nhẫn. Quý vị chỉ có nhận thức với một thái độ như thế mới có thể nhận biết được vấn đề một cách như thật. Mở miệng tuyệt đối không nói lỗi lầm của người đọc tiếp ➝
30 11 2013 | Chuyện Nhân Quả |
Lúc đức Phật thuyết pháp ở thành Tỳ Gia Lê, có một người tên là Ca La Việt, được nhìn thấy tôn nhan của Thế Tôn, sinh lòng hân hoan vô hạn, bèn thỉnh đức Phật đến nhà để có dịp thành tâm cúng dường.
Khi đức Phật đến và từ bi chú nguyện cho ông, Ca La Việt trân trọng đứng lên cung thỉnh Thế Tôn thuyết giảng ý nghĩa chân thật của Phật pháp. Đức Phật mỉm cười, từ miệng Ngài phóng ra một luồng ánh sáng năm màu rực rỡ, luồng ánh sáng này lập tức nhiễu quanh Ngài ba vòng rồi mới ẩn vào đỉnh đầu của Ngài mà biến mất. đọc tiếp ➝
19 10 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Khi Tắt Hơi Cho Đến Lúc Truy Tiến: Người mới tắt hơi, điều thiết yếu là không nên vội di động. Hoặc kẻ chết thân mình dính chất dơ cũng không nên gấp lau rửa, phải đợi qua tám tiếng đồng hồ, hay ít nhứt cũng ba giờ, mới được tắm rửa thay đổi y phục. Trước và sau khi chết, người thân không được khóc lóc. Bởi khóc là vô ích mà lại có hại, vì làm cho kẻ mạng chung sanh niệm quyến luyến, không được giải thoát. Chỉ nên gắng sức niệm Phật mới thật có ích cho vong nhơn. Nếu muốn khóc lóc, phải đợi tám giờ sau. Tại sao thế? Vì bịnh nhơn tuy tắt hơi nhưng thức A Lại Da còn chưa đi. Nếu khi ấy lay động, tắm rửa đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây